Israel tăng đáng kể xuất khẩu vũ khí nhờ xung đột Nga – Ukraine
Nhờ cuộc xung đột ở Ukraine, Israel tăng đáng kể xuất khẩu vũ khí sang các nước khác, nhưng từ chối cung cấp vũ khí cho Kiev.
Israel cũng đã cung cấp một số viện trợ có giới hạn cho Ukraine. Ảnh: WSJ
Theo Bloomberg ngày 3/10, Israel đã đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí trong bối cảnh nhu cầu về lĩnh vực này tăng lên đáng kể sau cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Nguồn tin trên dẫn dữ liệu do Bộ Quốc phòng Israel cung cấp cho biết nước này đã chấp thuận yêu cầu của 61 quốc gia về việc mua nhiều loại vũ khí, đạn dược do Israel sản xuất, trong khi năm 2020 con số này là 42 quốc gia.
Đặc biệt, 56 giấy phép xuất khẩu máy bay không người lái đã được cấp, so với 40 giấy phép cách đây 2 năm. Ngoài ra, 83 giấy phép mua sắm trong lĩnh vực mạng và tình báo riêng biệt đã được cấp, so với 67 giấy phép vào năm 2020.
Chính phủ Israel không tiết lộ những quốc gia nào đã được cấp phép mua sản phẩm quốc phòng. Nhưng những sự kiện mới nhất cho thấy Đức nằm trong số những người mua hàng lớn của Israel. Tuần trước, Israel đã ký thỏa thuận xuất khẩu quân sự lớn nhất từ trước đến nay để cung cấp cho Đức hệ thống phòng không Arrow 3 trị giá 4 tỷ USD.
Video đang HOT
Như Bloomberg lưu ý, nhu cầu về vũ khí của Israel tăng lên đáng chú ý là do cuộc xung đột ở Ukraine. Nhưng Israel không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực có doanh số bán quân sự gần đây tăng lên. Xuất khẩu máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng trưởng đều đặn, mang lại cho nước này ảnh hưởng chính trị lớn hơn ở Trung Đông và xa hơn nữa.
Trong khi đó, Israel đến nay cơ bản vẫn từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine. Theo Thủ tướng Israel Netanyahu, có hai lý do dẫn đến điều này. Thứ nhất, Israel có “biên giới quân sự” gần với Nga ở Syria, và thứ hai, Israel lo ngại vũ khí của mình sẽ trở thành chiến lợi phẩm của Nga và rơi vào tay Iran, đối thủ chính của nước này.
Tuy nhiên, Israel cũng đã cung cấp một số viện trợ có giới hạn cho Ukraine. Vào tháng 5, Ukraine đã nhận được các radar RADA, do công ty RADA Electronic Industries của Israel sản xuất. Chúng sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga. Việc chuyển giao các thiết bị như vậy cần có sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng Israel.
Anh đạt giới hạn viện trợ vũ khí cho Ukraine
Một quan chức Anh cho biết nước này đã "hết thiết bị quốc phòng để viện trợ cho Ukraine và các nước khác nên can thiệp cùng gánh thêm gánh nặng".
Anh đã viện trợ nhiều vũ khí cho Ukraine ngay từ đầu cuộc xung đột với Nga. Ảnh: unian.ua
Tờ Telegraph ngày 3/10 dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao giấu tên của Anh cho biết, London đã cạn kiệt nguồn cung cấp thiết bị quốc phòng mà nước này có thể hỗ trợ cho Ukraine.
Quan chức này nói: "Anh đã hết thiết bị quốc phòng để quyên góp cho Ukraine và các nước khác nên can thiệp và gánh thêm gánh nặng".
Theo nguồn tin của Telegraph, London sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev nhưng không có khả năng Anh cung cấp thêm xe tăng và vũ khí phòng không cho Ukraine.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thiết bị cho Ukraine, nhưng những gì họ cần bây giờ là những thứ như khí tài phòng không và đạn pháo và chúng tôi đã cạn kiệt tất cả những thứ đó".
Nguồn tin của Telegraph cho biết gánh nặng cung cấp hàng tỷ USD viện trợ cho Ukraine không chỉ thuộc về Anh, lập luận rằng mặc dù London đã quyên góp số lượng vũ khí và tiền bạc đáng kể nhưng nước này vẫn cần sự hỗ trợ từ các đồng minh.
Quan chức này giải thích rằng Anh đã cung cấp cho Ukraine nhiều hệ thống tên lửa chống tăng, phòng không và đạn dược thiết yếu. Nhưng trữ lượng của những vũ khí này hiện đang cạn kiệt nghiêm trọng.
Ông lưu ý nguồn cung cấp xe tăng của quân đội Anh rất thiếu, chỉ có một số ít xe tăng được gửi đi trong khi vẫn phải bảo đảm an ninh quốc gia.
Kể từ tháng 2/2022, Anh đã cung cấp cho Ukraine hơn 12.000 vũ khí chống tăng, 300.000 viên đạn pháo, hàng nghìn tên lửa phòng không và pháo tự hành.
Hơn 23.500 quân nhân Ukraine đã được huấn luyện chiến đấu tại các căn cứ quân sự trên khắp nước Anh, được hướng dẫn về các kỹ năng bao gồm xử lý vũ khí và sơ cứu trên chiến trường. Vào tháng 8/2023, 900 lính thủy đánh bộ Ukraine đã hoàn thành khóa huấn luyện ở Anh, thực hành tiến hành các cuộc đột kích bãi biển và các hoạt động đổ bộ.
London thực sự đã rất "hào phóng" trong việc hỗ trợ vũ khí cho quân đội Ukraine. Ngay cả tên lửa Storm Shadow tầm xa cũng được London chuyển cho Kiev và Bộ Quốc phòng Anh đã quyết định viện trợ cả xe tăng Challenger 2 cho Ukraine.
Nhưng nguồn cung cấp đắt tiền không mang lại kết quả như mong đợi. Tên lửa Storm Shadow ban đầu đã tấn công được hậu phương của Nga. Ngay sau đó, hệ thống phòng không của Nga đã tìm ra cách bắn hạ chúng, và không quân Nga đã rất thành công trong việc phá hủy các kho chứa loại đạn này.
Mọi chuyện còn trở nên tồi tệ hơn với xe tăng Challenger 2. Từ lâu, những phương tiện chiến đấu này đã được đánh giá cao. Nhưng khi tham chiến, phương tiện bọc thép này lại bị quân đội Nga tiêu diệt một cách dễ dàng. Các thông tin về chiếc xe tăng Challenger 2 đầu tiên bị thiệt hại đã gây sốc cho công chúng Anh đến mức London bắt đầu suy nghĩ kỹ về khả năng viện trợ tiếp theo. Và rõ ràng là họ đã quyết định rằng "sẽ tốt hơn khi giữ lại ít nhất một thứ gì đó cho riêng mình".
Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga . Thủ tướng Hungary nói Ukraine khó có thể gia nhập EU vì xung đột. Ảnh: MTI Theo hãng tin AP ngày 30/9, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã bày tỏ...