Israel tăng cường an ninh tại Jerusalem và khu Bờ Tây
An ninh đã được siết chặt tại Jerusalem, bổ sung thêm các đơn vị cảnh sát ở trong và quanh khu vực Thành cổ của thành phố nhằm đối phó với bất kỳ vụ việc nào xảy ra ở khu vực này sau lễ cầu nguyện.
Binh sỹ Israel tuần tra gần trạm kiểm soát al-Hamra ở Thung lũng Jordan, Bờ Tây. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chính phủ Israel đã tăng cường thêm lực lượng an ninh tại Jerusalem và khu Bờ Tây trước lễ cầu nguyện của các tín đồ Hồi giáo vào thứ 6 hàng tuần tại nhà thờ Al-Aqsa ở khu thành cổ của Jerusalem.
Động thái này diễn ra một ngày sau khi bạo lực gia tăng tại khu Bờ Tây và Jerusalem.
Người phát ngôn cảnh sát Israel Micky Rosenfeld cho biết an ninh đã được siết chặt tại Jerusalem, bổ sung thêm các đơn vị cảnh sát ở trong và quanh khu vực Thành cổ của thành phố này nhằm đối phó với bất kỳ vụ việc nào xảy ra ở khu vực này sau lễ cầu nguyện. Quân đội Israel cũng thông báo triển khai thêm lực lượng ở khu Bờ Tây.
Hàng chục nghìn người Palestine sẽ tham dự lễ cầu nguyện vào trưa 7/2 tại nhà thờ Al-Aqsa, vốn rất linh thiêng đối với cả người Palestine và Israel và là điểm nóng trong cuộc khủng hoảng giữa hai bên.
Trước đó, ngày 6/2, tình trạng bạo lực đã gia tăng ở Jerusalem và khu Bờ Tây. Hai người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở khu Bờ Tây và 1 người Israel gốc Arab đã bị bắn chết sau khi xả súng vào cảnh sát ở gần nhà thờ Al-Aqsa.
Cũng trong ngày này, 14 người Israel đã bị thương trong một sự cố đâm xe xảy ra ở Jerusalem.
Video đang HOT
Các cuộc xung đột giữa quân đội Israel và người dân Palestine sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố Kế hoạch Hòa bình Trung Đông hồi cuối tháng trước.
Giới lãnh đạo Palestine đã kiên quyết phủ nhận cái gọi là “thỏa thuận thế kỷ” do Tổng thống Trump đề xuất.
Sáng kiến của Mỹ cũng đồng ý việc sáp nhập toàn bộ các khu tái định cư Do Thái ở Bờ Tây và công nhận Thung lũng Jordan là của Israel. Đây là những vùng đất thuộc quyền kiểm soát của Palestine trước năm 1967./.
Theo Minh Châu (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Mỹ đảo ngược chính sách với Israel khiến người Palestine tức giận
Chính quyền Trump ngày 18/11 tuyên bố sẽ không còn coi các khu định cư người Israel ở khu Bờ Tây là trái với luật pháp quốc tế, đảo ngược lập trường suốt bốn thập kỷ nay.
Tuyên bố này của Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đảo ngược lập trường bốn thập kỷ nay của Mỹ, đồng thời là đòn giáng mạnh vào nỗ lực vận động thành lập nhà nước của người Palestine.
Lập trường của Bộ Ngoại giao Mỹ từ 1978 luôn cho rằng các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng là "không phù hợp với luật pháp quốc tế".
Ông Pompeo lập luận rằng nên để tòa án Israel quyết định tình trạng các khu định cư, và việc Mỹ coi chúng là trái pháp luật sẽ làm phức tạp tiến trình hòa bình.
Thay đổi trên tiếp tục phản ánh chính sách cứng rắn của Mỹ trong vấn đề Israel - Palestine, theo hướng có lợi cho Israel và gây khó khăn cho đòi hỏi công nhận nhà nước của Palestine.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington ngày 18/11. Ảnh: AP.
Israel chiếm Bờ Tây và vùng Đông Jerusalem trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 và nhanh chóng định cư người dân tại vùng lãnh thổ mới.
Ngày nay, khoảng 700.000 người định cư Do thái sống ở hai khu vực trên, nhưng người Palestine coi đó là lãnh thổ của nhà nước mình, mà họ đang vận động quốc tế công nhận.
Một mặt, Israel luôn nói kết cục của các khu định cư sẽ để các bên đàm phán. Mặt khác, nước này dần mở rộng các khu định cư, trong đó có những khu hơn 30.000 dân, giống những thành phố nhỏ.
Israel đã hoan nghênh tuyên bố của ông Pompeo trong khi người Palestine và các bên khác cảnh báo tiến trình hòa bình tại đây sẽ bị đe dọa, theo hãng tin AP.
"Chính quyền Mỹ đã mất uy tín và vai trò trong tiến trình hòa bình", Nabil Abu Rdeneh, người phát ngôn của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói.
"Mọi hoạt động định cư đều trái với luật pháp quốc tế và làm xói mòn khả năng đi đến giải pháp hai nhà nước cũng như hòa bình lâu dài", thông cáo từ Liên minh châu Âu (EU) cho biết. "EU kêu gọi Israel chấm dứt mọi hoạt động định cư".
Quyết định thay đổi lập trường của Mỹ chỉ mang ý nghĩa biểu tượng, nhưng vẫn sẽ là chiến thắng cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đang chật vật trên chính trường vì không thể thành lập chính phủ liên minh sau bầu cử gần đây.
Bờ Tây hiện do Israel kiểm soát, và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) có các quyền tự trị nhất định trong một số khu vực tại đây. Đồ họa: AFP.
Lập trường mới của Mỹ khó được quốc tế ủng hộ, vì đi ngược lại đồng thuận quốc tế. Mới tuần trước, Tòa án Công lý châu Âu phán quyết rằng các sản phẩm được làm ra từ khu định cư Israel phải được ghi rõ nguồn gốc trên bao bì - phán quyết mà Israel không mong muốn.
Riêng trong chính quyền Mỹ 40 năm nay, vấn đề khu định cư Do Thái luôn được diễn đạt cẩn trọng, thay đổi đôi chút tùy vào đời tổng thống.
Trong những ngày cuối của nhiệm kỳ Obama, Mỹ đã để cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết tuyên bố các khu định cư "vi phạm trắng trợn" luật pháp quốc tế.
Ông Pompeo cũng lập luận thêm rằng chính quyền Mỹ không kết luận về tình trạng pháp lý của khu Bờ Tây.
Đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem đã ra khuyến cáo đối với người Mỹ đi đến các khu vực Bờ Tây, Jerusalem và Dải Gaza, và cho biết các nhóm chống lại tuyên bố của ông Pompeo có thể sẽ nhắm đến người Mỹ.
Ở khu vực Bờ Tây do Israel kiểm soát, người Israel có thể đi lại tự do hoặc quay về Israel, còn người Palestine phải tuân thủ luật quân sự của Israel. Họ không được vào Israel một cách tự do và không được bỏ phiếu trong bầu cử Israel.
Theo news.zing.vn
Ông Erdogan: Không chấp nhận kế hoạch hòa bình của ông Trump Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chỉ trích kế hoạch hòa bình Trung Đông mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhằm hợp pháp hóa sự chiếm đóng của Israel. Ngày 29-1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chỉ trích kế hoạch hòa bình Trung Đông mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất là "hoàn toàn không thể...