Israel tách đôi thế giới Arab, Palestine nói ‘nhát đâm vào lưng’
Israel đạt thêm bước tiến mới trong nỗ lực làm hòa với các nước vốn có truyền thống xa lánh quốc gia này vì xung đột với Palestine.
Một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo việc Israel và Sudan đã đồng ý tiến tới bình thường hóa quan hệ, hôm 24/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là khởi đầu của một “giai đoạn mới” trong khu vực và bày tỏ lòng biết ơn tới Tổng thống Uganda, các nhà lãnh đạo và nhà ngoại giao Sudan, cũng như Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ông Netanyahu hy vọng, dưới sự hỗ trợ của chính quyền Mỹ trong thời gian tới, Israel sẽ tiếp tục nối lại quan hệ với các nước Arab trong khu vực.
Cũng theo Thủ tướng Israel, trong vài ngày tới, một phái đoàn Israel sẽ tới Sudan để hoàn tất các thỏa thuận giữa hai nước.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức có động thái nhằm đưa Sudan ra khỏi danh sách nhà nước tài trợ khủng bố, đồng thời thông báo quốc gia châu Phi này sẽ bình thường hóa quan hệ với Israel. Đây là một tiến triển dựa trên bước đột phá trong quan hệ ngoại giao giữa Israel và các quốc gia Arab vùng Vịnh vốn có truyền thống xa lánh Israel vì xung đột với Palestine.
Truyền hình quốc gia Sudan sau đó cũng đã chính thức xác nhận việc bình thường hóa quan hệ với Israel, chấm dứt nhiều thập kỷ đối địch giữa hai bên. Đây là quốc gia thứ 5 phá vỡ lời thề của giới Arab là chỉ công nhận nhà nước Israel trước khi có thoả thuận hoà bình giữa Israel và Palestine, sau Ai Cập ký thỏa thuận năm 1979, Jordan ký năm 1994, mới đây là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain hồi tháng 9 vừa qua.
UAE và Bahrain đều đang có những động thái tích cực triển khai các thỏa thuận cụ thể tiếp theo, mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Israel.
Thủ tướng Israel Netanyahu. Ảnh: TRT World
Video đang HOT
Thỏa thuận trên nhận được sự ủng hộ của một số nước như Pháp, Đức, Oman nhưng vấp phải sự phản đối mạnh của Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Theo thỏa thuận, Israel đình chỉ kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ ở Bờ Tây. Tuy nhiên, Israel đã nối lại kế hoạch xây dựng nhà định cư sau khi ký các thỏa thuận trên.
Tổng thống Palestine Mahmud Abbas từng khẳng định các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel với UAE và Bahrain sẽ không mang lại hòa bình cho khu vực và chỉ khi nào Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng thì Trung Đông mới có hòa bình.
Tương tự, ông Abbas hôm 23/10 cũng ra tuyên bố “lên án và bác bỏ” thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Sudan và Israel mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thông báo trước đó cùng ngày.
Tuyên bố nhấn mạnh: “Tổng thống Palestine lên án và bác bỏ thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Sudan và Israel, nước đang chiếm đóng lãnh thổ Palestine… hông ai có quyền phát ngôn hộ người dân Palestine và sự nghiệp đấu tranh của người Palestine”.
Trong khi đó, một thành viên Ban Điều hành của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), ông Wasel Abu Youssef đã mô tả việc Sudan có những bước đi nhằm bình thường hóa quan hệ với Israel là “nhát đâm mới vào lưng” của người Palestine.
Phát biểu tại Ramallah, ông Abu Youssef nhấn mạnh: “Việc Sudan tham gia cùng những nước khác bình thường hóa quan hệ với nhà nước Israel giống như một nhát đâm mới vào lưng của người Palestine và là sự phản bội đối với sự nghiệp của người Palestine”.
Ông Abu Youssef cho rằng quyết định này sẽ không lay chuyển được niềm tin của người Palestine vào sự nghiệp đấu tranh của mình. Còn tại Gaza, người phát ngôn phong trào Hồi giáo Hamas, ông Fawzi Barhoum cho rằng bước đi này của Sudan là “một sai lầm”.
Từ khi Nhà nước Do Thái được thành lập ở Trung Đông năm 1948, Israel và các nước trong khối Arab ở Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột đẫm máu, trong đó có ít nhất 4 cuộc chiến mang quy mô khu vực.
Nhìn chung, cả hai bên đều hứng chịu thiệt hại đáng kể về người, tài sản vì chiến tranh, song Israel luôn mở rộng kiểm soát về đất đai sau những lần xung đột. Trong nhiều thập kỷ, các nước Arab đều coi Israel là đối thủ nguy hiểm nhất, chối bỏ Nhà nước Do Thái và kiên quyết mục tiêu thành lập nhà nước Palestine trước khi công nhận Israel.
Tuy nhiên, thế đối đầu này đã và đang có dấu hiệu lung lay, kể từ khi lần lượt nhiều quốc gia thuộc thế giới Arab ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel.
Các thỏa thuận được cho là chiến thắng ngoại giao của Tổng thống Mỹ Trump, trong bối cảnh cuộc bầu cử ở nước này đang đén gần. Ông chủ Nhà Trắng thậm chí đã hai lần được đề cử giải Nobel Hòa bình, từ các nghị sĩ Na Uy và Thụy Điển, vì nỗ lực hòa giải tại Trung Đông và vùng Balkan.
Với Israel và các nước Ai Cập tham gia ký kết, văn kiện mới rõ ràng mở ra kỷ nguyên mới cho mối hợp tác với họ. Các nước này cũng tuyên bố rằng việc tìm kiếm thỏa thuận với Israel không ảnh hưởng tiêu cực mà thậm chí giúp cho tiến trình hòa bình ở Trung Đông.
Còn nhớ, UAE sau khi ký thỏa thuận với Israel đã khẳng định vẫn ủng hộ mạnh mẽ người dân Palestine tạo ra một nhà nước độc lập ở khu vực Bờ Tây, dải Gaza và Đông Jerusalem. UAE cho rằng, thỏa thuận với Israel sẽ giúp ích cho giải pháp hai nhà nước trong việc giải quyết cuộc xung đột kéo dài hơn 70 năm giữa Israel – Palestine.
Tuy nhiên, Palestine không tin lập luận đó, coi thỏa thuận giống như sự phản bội. Palestine lo ngại rằng việc liên tiếp các nước phá vỡ đồng thuận trong thế giới Arab khiến triển vọng thành lập nhà nước Palestine ngày càng mong manh.
Khaled Elgindy, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông và là cựu cố vấn cho các nhà lãnh đạo Palestine, nhận định sau bước đi của các nước Arab như UAE, Bahrain:
“Thông điệp rất rõ rồi: Palestine phải tự thân vận động thôi” và nói thêm rằng điều đó sẽ xóa bỏ triển vọng Israel tiến tới việc chấp nhận nhà nước Palestine hoặc chấm dứt sự chiếm đóng trên các vùng đất của người Palestine, được phân định theo các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Đối với Iran, quốc gia bị Israel coi là đối thủ lớn nhất, việc có thêm các nước Arab kí thoả thuận hoà bình với Tel Aviv có thể trở thành “cơn ác mộng thật” sự. Những thỏa thuận này phần nào cho thấy những liên minh mới đang hình thành ở Trung Đông giữa những quốc gia cảm thấy không hài lòng với Iran, khi mà vấn đề Palestine trở thành thứ yếu trong tính toán của các quốc gia Arab.
Tehran gần đây lên án hành động của UAE và Bahrain. “Sự phản bội của UAE sẽ không kéo dài nhưng sự kỳ thị sẽ luôn được ghi nhớ. Họ đã… quên đi người Palestine”, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei nói, theo Reuters.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng, việc các nước Arab xích lại gần Israel dưới sự bảo trợ của Mỹ cũng sẽ trở thành quân bài chiến lược gia tăng sức ép tối đa của Tổng thống Donald Trump lên Iran. Nhà lãnh đạo Mỹ tự tin ông sẽ có thoả thuận với Iran nếu tái đắc cử vào tháng 11 tới, dù Iran lâu nay kiên quyết bác bỏ mọi khả năng đối thoại với Washington.
Máy bay chiến đấu Israel tấn công các cơ sở của Hamas tại Dải Gaza
Bộ Quốc phòng Israel xác nhận đã điều các máy bay chiến đấu tấn công một số mục tiêu nghi là cơ sở của lực lượng Hamas tại Dải Gaza vào rạng sáng 23/10.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Big News Network)
Bộ Quốc phòng Israel xác nhận đã điều các máy bay chiến đấu tấn công một số mục tiêu nghi là cơ sở của lực lượng Hamas tại Dải Gaza vào rạng sáng 23/10. Động thái này nhằm đáp trả vụ hàng loạt rocket xuất phát từ lãnh thổ của người Palestine nhằm vào Israel trước đó.
Các máy bay chiến đấu và các máy bay khác của Israel đã tấn công các xưởng sản xuất vũ khí và những cơ sở hạ tầng ngầm của lực lượng Hamas tại Dải Gaza. Về phần mình, lực lượng Hamas thông báo Israel đã tấn công trại tị nạn Nuseirat và thành phố Khan Yunis, phía Nam dải Gaza nhưng không gây thương vong.
Trước đó, quân đội Israel cho biết phát hiện 2 quả rocket bắn từ Dải Gaza hướng về phía Israel vào chiều 22/10. Lực lượng không quân Israel đã vô hiệu hóa 1 quả, trong khi quả rocket thứ 2 đã nổ bên trong lãnh thổ Israel. Tuy nhiên, vụ việc không gây thương vong và thiệt hại.
Israel cũng xác nhận một đợt tấn công khác bằng rocket từ Dải Gaza xảy ra vào đêm 20/10 sau khi quân đội Israel phát hiện một đường hầm dài hàng chục mét nối từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel do Hamas xây dựng. Phát ngôn viên lực lượng quân đội Israel, Jonathan Conricus cho biết từ năm 2014, lực lượng này đã phát hiện khoảng 20 đường hầm từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel.
Israel đã tiến hành 3 cuộc chiến quy mô lớn và một số các cuộc tấn công nhỏ lẻ nhằm vào lực lượng Hamas từ năm 2007 khi nhóm vũ trang Hồi giáo này đẩy những người Palestine trung thành với Tổng thống Mahmud Abbas ra khỏi vùng lãnh thổ thuộc Dải Gaza. Hai bên đã đạt được một lệnh ngừng bắn không chính thức từ cuối năm 2018 nhờ sự trung gian của Ai Cập và Liên hợp quốc và sự hỗ trợ tài chính từ Qatar. Tuy nhiên, lực lượng Hamas và Israel vẫn thường xuyên vi phạm thỏa thuận này./.
Israel có đại sứ quán bí mật tại Bahrain suốt 10 năm Theo trang tin tức Mỹ Axios, Israel đã thành lập một văn phòng ngoại giao bí mật ở Bahrain hơn 10 năm trước khi hai quốc gia ký kết một thỏa thuận hòa bình nhằm bình thường hóa quan hệ vào tháng 9 vừa qua. Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif bin Rashid Al-Zayani (thứ 2, phải) và...