Israel sẽ tiếp nhận thêm 3 máy bay tàng hình F-35 từ Mỹ
Nguồn tin tiết lộ, các chiến đấu cơ F-35 được Israel mua với giá trung bình khoảng 110 triệu USD/chiếc.
Chính phủ Israel ngày 20/4 cho biết, vào ngày 23/4 tới, quân đội nước này sẽ tiếp nhận thêm 3 máy bay tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất, nâng số lượng lên 5 trong tổng số 50 chiếc mà nước này đã đặt mua trước đó từ tập đoàn sản xuất máy bay Mỹ Lockheed Martin.
Nguồn tin trên tiết lộ, các chiến đấu cơ F-35 được Israel mua với giá trung bình khoảng 110 triệu USD/chiếc.
Nguồn kinh phí được lấy từ khoản viện trợ quân sự hơn 3 tỷ USD hàng năm của Mỹ dành cho Israel. Số máy bay F-35 tiếp nhận sẽ được phía Israel tích hợp, nâng cấp thêm một số linh kiện hiện đại do nước này sản xuất và được gọi là F-35i.
Với nhiều tính năng vượt trội, nhất là khả năng tàng hình, F-35 được cho là có thể tránh được các hệ thống tên lửa phòng không tối tân của kẻ thù.
Trước đó, hồi tháng 12/2016, Israel đã tiếp nhận 2 chiếc F-35, trở thành quốc gia đầu tiên có loại máy bay này chính thức hoạt động sau Mỹ.
Với khả năng tàng hình và di chuyển đến mục tiêu một cách nhanh nhất, tiêm kích F-35 sẽ giúp tăng khả năng không chiến, càng củng cố hơn vị thế và sức mạnh quân sự của Israel trong khu vực.
Theo VoV
Video đang HOT
Hạm đội tàu ngầm 38.000 tấn của Đông Nam Á
Các quốc gia Đông Nam Á sở hữu 19 tàu ngầm tấn công phi hạt nhân với tổng lượng choán nước khoảng 38.456 tấn, trong đó Singapore có nhiều nhất với 6 tàu.
Singapore: Hải quân Cộng hòa Singapore (RSN) là lực lượng được đánh giá có sức mạnh tác chiến hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Năm 1997, RSN đưa vào hoạt động tàu ngầm đầu tiên RSS Challenger (ảnh), lớp Challenger, trước đây là lớp Sjormen mua lại của Thụy Điển. Ảnh: Flickr/Lucian.
Tổng cộng có 4 tàu được chuyển giao bao gồm: RSS Challenger, RSS Conqueror (ảnh), RSS Centurion và RSS Chieftain. Ảnh: Flickr/E21
Tàu ngầm lớp Challenger có lượng choán nước khi nổi 1.200 tấn, 1.500 tấn khi lặn. Tàu có chiều dài 50 m, rộng 6,1 m, tốc độ tối đa khi lặn 20 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 23 người. Ảnh: Flickr/Lucian
Tàu ngầm lớp Challenger được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, 2 ống phóng ngư lôi 400 mm. Năm 2015, RSN cho ngưng hoạt động 2 tàu RSS Challenger và RSS Centurion. Năm 2013, RSN đặt hàng 2 tàu ngầm Type-218SG từ Đức để thay thế cho 2 tàu nghỉ hưu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Singapore
Năm 2005, RSN mua lại 2 tàu ngầm lớp Vstergtland từ Thụy Điển và được gọi là lớp Archer. Các tàu này được nâng cấp lên tiêu chuẩn hiện đại, đặc biệt là trang bị động cơ không khí tuần hoàn độc lập (AIP) cho phép hoạt động êm và lâu hơn dưới nước. Ảnh: Kockums
Tàu ngầm lớp Archer có chiều dài 60,5 m, rộng 6,1 m, lượng choán nước 1.400 tấn khi nổi, 1.700 tấn khi lặn, tốc độ tối đa 15 hải lý/giờ khi lặn. Tàu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, 3 ống phóng ngư lôi 400 mm. Thủy thủ đoàn 28 người. Ảnh: Flickr/FrigateRN
Việt Nam: Hải quân Việt Nam đã đặt hàng 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 do Nga sản xuất. 5 tàu đã được bàn giao cho Hải quân Việt Nam, tàu cuối cùng dự kiến bàn giao trong năm nay. Ảnh: Tân Hoa Xã
Tàu ngầm Kilo 636 có chiều dài 74 m, rộng 9,9 m, lượng choán nước khi lặn 3.076 tấn, tốc độ tối đa khi lặn 25 hải lý/giờ. Vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, cơ số 18 quả, có thể phóng tên lửa chống hạm Club-S. Ảnh: Japan Times
Malaysia: Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) đang vận hành 2 tàu ngầm lớp Scorpene nhập khẩu từ Pháp theo hợp đồng trị giá 1,04 tỷ Euro ký kết vào năm 2002. Các tàu ngầm bắt đầu hoạt động trong RMN từ năm 2009. Ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm lớp Scorpene có chiều dài 66,4 m, rộng 6,2 m, lượng choán nước khi lặn 1.700 tấn. Tàu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi 533 mm có thể khởi động tên lửa chống hạm Exocet và ngư lôi hạng nặng Black Shark. Ảnh: Flickr
Indonesia: Hải quân xứ sở vạn đảo đang vận hành 2 tàu ngầm lớp Cakra (Type-209) do Đức chế tạo. Tàu có chiều dài 64,4 m, rộng 6,5 m, lượng choán nước khi lặn 1.800 tấn, 8 ống phóng ngư lôi 533 mm. Ảnh: Hải quân Mỹ
Năm 2011, Indonesia đã đặt hàng 3 tàu ngầm lớp Chang Bogo (phiên bản Type-209 của Đức sản xuất tại Hàn Quốc). Các tàu ngầm này dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2018. Ảnh: Hải quân Mỹ.
(Theo Zing News)
Ấn Độ được phép sản xuất Su-30MKI "tàng hình" Không chỉ được phép sản xuất Su-30MKI trong nước, Ấn Độ còn đạt được thỏa thuận với Nga về việc tàng hình hóa tiêm kích cực mạnh này. Khả năng mang bom đạn cực ấn tượng của Su-30MKI. Hãng Spuniknews dẫn nguồn tin từ Nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk (Nga) cho biết, Irkutsk sẽ cung cấp 40 máy bay chiến đấu...