Israel sẽ qua mặt Mỹ tấn công Iran?
Israel sẵn sàng hành động một mình để ngăn chặn khả năng Iran có trong tay vũ khí hạt nhân. Đó là lời tuyên bố vừa được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đưa ra ngày hôm qua (1/10) trong bối cảnh Nhà nước Do Thái đang “sôi sùng sục” trước khả năng Mỹ “chìa tay” ra với giới lãnh đạo mới của Tehran. Liệu phát biểu trên của ông Netanyahu có phải muốn gửi đi thông điệp rằng, nước này sẵn sàng qua mặt Mỹ để tấn công Iran?
Thủ tướng Netanyahu
“Israel sẽ không cho phép Iran có được vũ khí hạt nhân. Nếu Israel bị buộc phải đứng một mình, Israel sẵn sàng làm như vậy”, Thủ tướng Netanyahu đã phát biểu như vậy tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc. Đây rõ ràng là phát biểu “tấn công” trực tiếp vào những hành động “làm hòa” của tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani gần đây.
Thủ tướng Netanyahu cho rằng, ông Rouhani có liên quan đến những cuộc tấn công trong quá khứ được cho là do Iran gây ra. “Ông ấy đã lừa dối thế giới một lần. Bây giờ, ông ấy nghĩ rằng ông ấy có thể làm thế lại một lần nữa. Các bạn thấy đây, ông Rouhani nghĩ rằng ông ta có thể có được chiếc bánh vàng của mình và ăn nó”, Nhà lãnh đạo Israel phát biểu đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục duy trì sức ép trừng phạt lên nước Cộng hòa Hồi giáo.
Những phát biểu đầy tính cảnh báo trên của ông Netanyahu được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Iran vừa tổ chức một cuộc điện đàm mang tính lịch sử giữa Tổng thống Obama và người đồng cấp Rouhani hồi tuần trước. Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Mỹ và Iran trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Dấu hiệu ấm lên trong mối quan hệ Mỹ-Iran khiến Israel không hài lòng. Nhà nước Do Thái – vốn là đồng minh thân thiết nhất của Mỹ trong khu vực Trung Đông, luôn kêu gọi tăng cường sức ép trừng phạt lên Iran và thậm chí là cả tấn công quân sự vào nước này.
Năm ngoái, Thủ tướng Netanyahu đã sử dụng một tấm bìa vẽ một quả bom để minh họa cho lời cảnh báo của ông tại Liên Hợp Quốc về việc Iran sắp tiến gần tới khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân trong tay – điều mà các cường quốc phương Tây coi là lằn ranh đỏ mà Tehran không được phép vượt qua.
Phản ứng trước những phát biểu trên của ông Netanyahu, Iran đã ngay lập tức phản pháo, cảnh báo Nhà lãnh đạo Israel về “tính toán sai lầm” của ông này nếu phát động một cuộc tấn công vào Iran. Tehran tiếp tục bác bỏ cáo buộc về việc nước này đang theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Một nhà ngoại giao Iran chỉ trích, những phát biểu của ông Netanyahu mang đầy màu sắc “khiêu khích”. “Thủ tướng Israel tốt hơn hết là không nên thậm chí nghĩ đến một cuộc tấn công vào Iran chứ đừng nói đến việc lên kế hoạch cho điều đó. Ông ta nên nghiêm túc tránh tính toán sai lầm này”, ông Khodadad Seifi – phó đại diện của Iran tại Liên Hợp Quốc, đã phát biểu như vậy tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Theo_VnMedia
Các cường quốc "thách thức" nhau ở Biển Đông?
Mỹ đáng ra muốn trì hoãn triển khai chính sách chuyển hướng trọng tâm chiến lược vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho đến năm 2014, sau khi nước này hoàn tất kế hoạch rút quân khỏi chiến trường Afghanistan. Tuy nhiên, những hành động khuấy đảo Biển Đông của Trung Quốc từ năm 2008 đã buộc Washington phải sớm "nhảy" vào khu vực.
(Ảnh minh họa)
Sự leo thang trong các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông được xem là sự thách đấu chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ vì nhiều mục đích. Sự thách đấu này khiến Mỹ không thể phớt lờ. Trung Quốc coi đó là bước đầu tiên tiến tới việc tạo thế "cân bằng chiến lược" giữa họ với Mỹ trên sân khấu toàn cầu.
Rất dễ nhận thấy, mục đích chính trong "sự thách đấu" của Trung Quốc là buộc Mỹ phải chú ý đến thực tế rằng, sức mạnh được củng cố của hải quân nước họ từ thập kỷ trước đến giờ đã leo lên cấp độ mà ở đó sự thống trị của hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương có thể bị thách thức và rằng Trung Quốc cuối cùng có thể gây ra một cuộc xung đột hải quân ở khu vực rộng lớn hơn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Dựa vào đánh giá sai lầm cho rằng Mỹ với các chính sách "tránh nguy cơ" đối với Trung Quốc sẽ chần chừ, ngần ngại trong việc đối đầu với những hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh cảm thấy bạo dạn hơn trong việc thực hiện chính sách "bên miệng hố chiến tranh" trong khu vực. Trung Quốc hy vọng, bằng cách ức hiếp, dọa dẫm, nước này sẽ buộc các nước có tranh chấp ở Biển Đông chấp nhận đường 9 đoạn phi lý của họ, trong đó Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Một mục tiêu khác trong sự "thách đấu" của Trung Quốc ở Biển Đông là tìm cách bôi xấu hình ảnh của cường quốc Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương như là một người bảo vệ hay một đối tác an ninh không đáng tin cậy không chỉ với hai nước đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc mà còn với các nước có tranh chấp khác.
Mỹ không thể không chú ý đến việc Trung Quốc trong suốt gần hai thập kỷ qua đã ra sức tăng cường sức mạnh quân sự một cách không ngừng nghỉ và rằng một khoảng trống chiến lược đã được tạo ra đặc biệt ở Đông Nam Á khi Mỹ phớt lờ khu vực và bị chìm sâu vào hai cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan.
Trung Quốc được cho là luôn có tầm nhìn chiến lược xa và hiểu được môi trường an ninh khu vực trước khi đưa ra bất kỳ một động thái nào nhằm đạt được các mục đích trong chiến lược lớn là tạo thế cân bằng với Mỹ.
Vì một lý do nào đó không thể giải thích, Trung Quốc đã tính toán sai quyết tâm của Mỹ cũng như các ưu tiên chiến lược và cam kết của cường quốc này đối với an ninh Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là từ năm 2008 trở đi.
Phản ứng của Mỹ và nhiều câu hỏi cần giải đáp
Theo tính toán chiến lược của Trung Quốc trong giai đoạn này, cường quốc Châu Á cho rằng, Mỹ đang suy yếu về sức mạnh quân sự, phải đối mặt với những hậu quả đau đớn từ cuộc suy thoái toàn cầu cũng như đang sa lầy trong cuộc chiến ở Afghanistan.
Bắc Kinh cảm nhận rằng, những nhân tố trên cộng với việc hải quân Trung Quốc ngày càng được hiện đại hóa và được tăng cường sức mạnh sẽ khiến sự thống trị hàng hải của Mỹ bị chế ngự, chính vì thế, Trung Quốc bắt đầu tiến ra Biển Đông với chính sách "bên miệng hố chiến tranh" đầy hung hăng.
Các nước có tranh chấp ở Biển Đông rõ ràng chưa phải là đối thủ của Trung Quốc. Vì thế, yếu tố làm thay đổi cán cân ở đây là quyết định chiến lược của Mỹ trong việc công khai tuyên bố chính sách chuyển hướng trọng tâm về Châu Á-Thái Bình Dương.
Rõ ràng, Trung Quốc đã liều lĩnh, chơi quá tay do tính toán sai về phản ứng của Mỹ cũng như mối liên kết chặt chẽ, lâu đời về quân sự của Mỹ với khu vực.
Không đợi hạn định rút quân ra khỏi Afghanistan vào năm 2014, Mỹ đã nhanh chóng thúc đẩy việc thực hiện Học thuyết Obama về việc chuyển hướng trọng tâm chiến lược vào Châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược này sau đó được chỉnh sửa lại là chính sách tái cân bằng lực lượng Mỹ trong khu vực. Đây chỉ là một cách gọi nhằm làm nhẹ đi vấn đề chứ thực chất đó là "Học thuyết Kiềm chế Trung Quốc".
Chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã định hình rõ nét vào thời điểm này nhưng nhiều vấn đề cần được giải đáp về đường hướng tương lai của Mỹ trong chiến lược đó.
Trong việc tái cân bằng cấu trúc an ninh ở Tây Thái Bình Dương - nơi có Biển Đông, người ta đang tự hỏi liệu Mỹ có kế hoạch thiết lập một mạng lưới quan hệ an ninh tương tự như với Nhật Bản và Hàn Quốc hay không? Liệu Mỹ có sẵn sàng bảo vệ các nước có tranh chấp ở Biển Đông trước các hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc hay không?
Liệu Mỹ có tiến tới việc thiết lập một cấu trúc an ninh toàn diện ở Đông Nam Á để bảo vệ khu vực này khỏi những mối đe dọa hiện tại hay tiềm năng từ Trung Quốc?
Các nước Đông Nam Á có nỗi quan ngại về cường độ cũng như sự tồn tại của chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á của Mỹ. Họ sợ rằng, chiến lược đó chỉ là tạm thời. Vậy làm thế nào Mỹ có thể đảm bảo với các nước Đông Nam Á rằng họ có quyết tâm để kiềm chế Trung Quốc ở trong biên giới quốc gia và không để nước này thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự ở khu vực Biển Đông nói riêng và Đông Nam Á nói chung?
Theo vietbao
Mỹ sẽ điều binh hùng, vũ khí mạnh đến Châu Á Quân đội Mỹ sẽ điều thêm không quân, lục quân và các vũ khí công nghệ cao thiện chiến hàng đầu đến Châu Á-Thái Bình Dương theo đúng chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm nay (1/6) cho biết. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel Trong bài phát biểu phác thảo về tương lai an...