Israel sẽ đơn phương tấn công Iran?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhắc lại những lo ngại của Israel đối với một thỏa thuận về vấn đề hạt nhân cua Iran, đồng thời cam kết “sẽ tiếp tục hành động để chống lại mọi mối đe dọa”.
Phát biểu trên của ông Netanyahu được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran vơi Nhom P5 1 (gôm 5 nươc uy viên thương trưc Hôi đông Bao an Liên hơp quôc la My, Anh, Phap, Nga, Trung Quôc cùng với Đưc) tại Lausanne (Thuỵ Sỹ) đang đạt được những tiến bộ đáng kể.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: TTXVN
Nếu Nhóm P5 1 và Iran đạt được một thỏa thuận, khi đó, công luận thế giới sẽ tập trung mọi sự chú ý xem Israel sẽ phản ứng như thế nào.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là nếu thỏa thuận được ký kết, Israel sẽ làm gì?
Trong vài ngày gần đây, một số người theo trường phái bảo thủ ở Mỹ đã phê phán việc Tổng thống Barack Obama muốn ký thỏa thuận với Iran, cho rằng điều này sẽ đẩy Israel vào thế không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công quân sự vào các mục tiêu hat nhân của Iran.
Theo tuyên bố chính thức từ Israel, hiện nay mọi sự lựa chọn đều “đang được cân nhắc”, và nếu các biện pháp ngoại giao không giải quyết được vấn đề hạt nhân cua Iran, hoặc theo hướng không có lợi cho Israel, thì khi đó nước này có thể sẽ quyết định tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Sau 34 năm kể từ khi Israel ném bom thành công vào cơ sở hạt nhân Osirak ở Iraq, hiện nay các chuyên gia quân sự không mấy nghi ngờ khả năng không quân Israel có thể đánh trúng các mục tiêu hat nhân dù no nằm ở trên mặt đất hay dưới lòng đất ở Iran. Do vậy, vấn đề ở đây không nằm ở khả năng quân sự mà xoay quanh vấn đề chính trị nội bộ và chiến lược địa chính trị.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu muốn tiến hành tấn công quân sự, các nhà lãnh đạo Israel cần phải tính đến các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, việc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran có thể sẽ khiến nước này tụt hậu một vài năm về công nghệ hạt nhân so với hiện nay, nhưng không thể triệt tiêu hoàn toàn năng lượng hạt nhân của họ.
Một cơ sở được cho là nơi Iran làm giàu urani ở ngoại ô Qom. Ảnh: TTXVN
Iran có thể nối lại các hoạt động hạt nhân ở những cơ sở mới sau khi bi tấn công, và khi đó họ sẽ có nhiều lý lẽ hơn để phát triển vũ khí hạt nhân, với lý do để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Trong khi đó, thỏa thuận mà các bên đang đàm phán quy định Iran không được tiến hành các nghiên cứu hạt nhân trong vòng 10 năm, dài hơn nhiều so với khoảng thời gian ngành công nghệ hạt nhân của Iran sẽ tụt hậu nếu bị Israel tấn công.
Thứ hai, nếu Israel tấn công Iran sau khi thỏa thuận được ký kết, họ sẽ rơi vào thế phải đối mặt với Nhóm P5 1 và cả các thành viên khác của cộng đồng quốc tế. Khi đó, quan hệ song phương giữa Israel và các nước thuộc Nhóm P5 1 sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đồng nghĩa với sự trao đổi thông tin tình báo với các nước trên cũng sẽ giảm sút.
Bên cạnh đó, P5 1 cũng sẽ tìm cách trừng phạt Israel thông qua các nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc hoặc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, lên án hành động của Israel và kêu gọi các biện pháp chống lại Nhà nước Do Thái.
Thứ ba, việc Israel tấn công quân sự vào Iran sẽ khiến cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với quốc gia Hồi giáo. Trong thời gian qua, Israel đã rất nỗ lực vận động thắt chặt hơn nữa các lệnh cấm vận này, và chúng tỏ ra là công cụ rất có hiệu quả trong việc gia tăng sức ép đối với Iran.
Thứ tư, sự phối hợp và hợp tác giữa Israel và các quốc gia Arập ôn hòa trong việc ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu Israel tấn công quân sự Iran.
Cuối cùng, Israel sẽ phải đối mặt với các hành động quân sự đáp trả trực tiếp từ Iran, cũng như gián tiếp từ các tổ chức Hôi giao thân Iran ơ khu vực Trung Đông như Hezbollah, Hamas…
Chưa biêt liệu Israel co dam đơn phương tân công Iran hay không, nhưng có một điều gần như chắc chắn là nếu thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Iran và Nhom P5 1, phản ứng của Israel sẽ rất mạnh mẽ, bao gồm sự phê phán từ phía công chúng, các hành động ngăn cản Quốc hội Mỹ và một số cơ quan khác thông qua thoa thuân nay, đông thơi Israel se lai kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục áp đặt biện pháp trừng phạt với Iran…
Các biện pháp ngoại giao này sẽ được kết hợp cùng các hoạt động tình báo nhằm thăm dò động thái của Iran trong lĩnh vực hạt nhân cũng như sự can dự của nước này vào các cuộc xung đột hiện nay trong khu vực.
Xet toan cuc bôi canh quôc tê hiên nay, nhiêu nha phân tich thơi cuôc cho răng một quyết định tấn công quân sự vào Iran là không hợp lý.
Theo Báo Tin tức
IPU thông qua dự thảo Nghị quyết quản trị nguồn nước
Dự thảo nghị quyết nhắc lạị việc thiết lập các hệ thống quản trị nước tốt, xây dựng một thế giới đảm bảo an ninh nguồn nước cho mọi người.
Chiều tối 31/3, Ủy ban thường trực về vấn tài chính thương mại và phát triển bền vững đã thông qua dự thảo nghị quyết "Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước", một nội dung trọng tâm thảo luận tại nhiều phiên họp của Đại Hội đồng IPU 132. Dự thảo nghị quyết này sẽ được trình lên Đại hội đồng IPU ngày 1/4.
Phái đoàn Việt Nam tại phiên họp IPU
Bản dự thảo nghị quyết bao gồm 18 điều khoản, trong đó, đề xuất sửa đổi của Việt Nam được phản ánh trong khoản 10 trong phần mở đầu của dự thảo nêu rõ quản lý nguồn nước có thể là một yếu tố chủ chốt trong việc duy trì hòa bình với các quốc gia và sự quản lý tốt có thể thúc đẩy hợp tác và tránh xung đột liên quan đến nguồn nước. Đề xuất này nhận được ủng hộ lớn từ các đại biểu quốc tế và được thông qua cho bản dự thảo nghị quyết cuối cùng.
Trả lời phóng viên VOV, bà Nola Marino, nghị sĩ Australia, đại diện Nhóm Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chủ tọa các phiên thảo luận của Ủy ban thường trực về vấn tài chính thương mại và phát triển bền vững về dự thảo nghị quyết "Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước" đã đánh giá rất cao đóng góp của Việt Nam.
"Các đại biểu của Việt Nam đã có quan tâm đặc biệt và đề xuất sửa đổi khoản 10 cho bản dự thảo nghị quyết cuối cùng và đã nhận được sử ủng hộ lớn và được thông qua. Việt Nam là nước chủ nhà tuyệt vời cho IPU. Điều này đảm bảo cho những thành công lớn mà chúng ta đạt được tại kỳ họp này", bà Nola Marino nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết, Việt Nam xác định nước là vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại của con người, sự tồn vong của nhân loại. Việt Nam đề xuất các nước rà soát lại các nghị quyết của mình theo dự thảo nghị quyết mới này, để thực hiện hiệu quả trong thực tế.
Ông Nguyễn Văn Giàu cho biết: "Chúng ta cũng xem lại kế hoạch và chiến lược của từng quốc gia có phù hợp với nghị quyết mới này hay không; phải phân bổ ngân sách hợp lý, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch và chiến lược. Mỗi quốc gia cũng cần rà soát lại bộ máy của mình để phân công quản lý hành chính về nước làm thế nào để đảm bảo thực thi. Cuối cùng là phải hợp tác quốc tế thực sự, đặc biệt là các quốc gia cùng có lưu vực sông càng cần phải tăng cường hợp tác; phải chia sẻ chứ không vì lợi ích của mỗi quốc gia mình mà làm phương hại tới quốc gia khác".
Dự thảo nghị quyết nhắc lại vai trò chủ đạo của các Nghị sĩ trong việc thiết lập các hệ thống quản trị nước tốt, nhằm xây dựng một thế giới đảm bảo an ninh nguồn nước cho tất cả mọi người, cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Theo kế hoạch, dự thảo nghị quyết cuối cùng "Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước" sẽ được trình lên Đại hội đồng IPU ngày 1/4.
Hoàng Lê
Theo_VOV
Thủ tướng Israel Netanyahu: "Mối liên kết với Mỹ là không thể phá vỡ" Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 19/3 nhấn mạnh rằng, Mỹ và Israel là những đồng minh lớn nhất của nhau. Phát biểu trên kênh truyền hình NBC trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với báo chí Mỹ sau chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hôm 17/3 vừa qua, Thủ tướng Netanyahu cho rằng, 2 nước dù có những khác biệt nhưng...