Israel rút quân khỏi Dải Gaza sau lệnh ngừng bắn 72 tiếng
Quân đội Israel tuyên bố rút toàn bộ binh sỹ tới “các điểm phòng thủ” bên ngoài Dải Gaza, sau khi Israel và Hamas đạt được thỏa thuận ngừng bắn 72 giờ, dưới sức ép của quốc tế.
Dải Gaza bị tàn phá dữ dội sau gần 1 tháng giao tranh
Tuyên bố rút quân của Israel diễn ra chỉ ít phút trước khi lệnh ngừng bắn mới nhất, do Ai Cập làm trung gian vào cuối ngày hôm qua, bắt đầu có hiệu lực vào 8h sáng (giờ địa phương).
Tuy nhiên, Israel cũng tuyên bố mục đích chính của cuộc xung đột, nhằm phá hủy các đường hầm của phiến quân từ Gaza vào Israel, đã đạt được.
Theo hãng tin AFP, cuộc đàm phán ngừng bắn giữa các bên tại Cairo đã đạt được bước đột phá vào hôm qua (4/8), chỉ ít ngày sau khi một thỏa thuận ngừng bắn tương tự đổ vỡ do một làn sóng bạo lực diễn ra chỉ vài giờ sau tuyên bố ngừng các hành động chiến tranh.
Mỹ đã bày tỏ sự vui mừng trước thỏa thuận ngừng bắn 3 ngày trên, nhưng cảnh báo số phận của thỏa thuận này tùy thuộc vào các tay súng Palestine. “Đây chính là một thời cơ thực sự. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến này”, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tony Blinken phát biểu trước báo giới.
Video đang HOT
Hình ảnh về các cuộc tấn công đẫm máu, vốn đã khiến hơn 1800 người Palestine và 64 binh sỹ cùng 3 dân thường Israel thiệt mạng đã khiến căng thẳng trong khu vực tăng mạnh. Trong đó chính phủ Israel bị chỉ trích mạnh mẽ.
“Cần phải có bao nhiều người thiệt mạng nữa thì những hành động có thể được xem như tàn sát tại Gaza dừng lại?” ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius chất vấn. Trong khi đó Anh tuyên bố sẽ xem xét lại các giấy phép cung cấp vũ khí cho Israel.
“Israel sẽ tôn trọng ngừng bắn từ ngày mai (thứ Ba), từ 8 giờ sáng (5 giờ GMT)”, một quan chức Israel giấu tên khẳng định với hãng tin AFP.“Hamas đã thông tin tới Cairo vài phút trước về việc chấp thuận ngừng bắn 72 giờ, bắt đầu từ ngày mai”, người phát ngôn của nhóm Hồi giáo này, Sami Abu Zuhri, xác nhận.
Một phái đoàn của Palestine, bao gồm đại diện Hamas, phòng trào thánh chiến Hồi giáo Jihad và chính quyền Palestine đã có mặt tại Cairo để đàm phán về các điều khoản trong thỏa thuận giữa Israel và Gaza. Israel xác nhận một phái đoàn của nước này cũng đang tới Cairo để tham dự đàm phán.
Dù vậy, quan chức của Israel giấu tên nêu trên đã cáo buộc Hamas kéo dài các vụ xung đột gây thương vong, bằng cách khước từ một đề xuất tương tự của Ai Cập cách đây 3 tuần. Hamas trước đó từ chối sáng kiến ngừng bắn của Ai Cập với khẳng định họ đã không được tham vấn.
Mussa Abu Marzuk, một nhân vật cấp cao trong hàng ngũ Hamas ngày 4/8 cho biết, đề xuất ngừng bắn mới sẽ bao gồm việc Israel rút các binh sỹ khỏi Dải Gaza. Truyền thông Israel đã dẫn lời các quan chức nước này khẳng định, nếu lệnh ngừng bắn được Hamas tôn trọng, việc hiện diện quân sự tại Gaza sẽ không còn cần thiết.
Thỏa thuận ngừng bắn được tuyên bố sau khi dư luận quốc tế giận dữ trước vụ Israel không kích gần một trường học của Liên Hợp Quốc, khiến 10 người thiệt mạng hôm Chủ nhật. Hành động này bị Liên Hợp Quốc lên án là “một sự xúc phạm về đạo đức và hành vi tội ác”. Còn Mỹ xem vụ pháo kích là “đáng kinh hoàng”.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, 1867 người tại Gaza đã thiệt mạng vì giao tranh, trong đó hầu hết là dân thường Palestine.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Tại sao người Mỹ luôn ủng hộ Israel?
Người châu Âu và người Mỹ đang có cái nhìn vô cùng khác nhau về cuộc chiến của Israel chống lại phong trào Hamas tại Dải Gaza.
Tại châu Âu, hành động giết hại thường dân Palestine của Israel đã gây nên một làn sóng phẫn nộ khủng khiếp đến mức người biểu tình không chỉ giương cao khẩu hiệu chống chủ nghĩa Zion (Chủ nghĩa phục quốc Do Thái) mà còn chống lại cả người Do Thái. Thậm chí, đã xuất hiện những cuộc tấn công trả đũa nhằm vào người Do Thái và các giáo đường Do Thái.
(ảnh minh họa: IPS Right Web)
Ngày càng nhiều người châu Âu nhận thấy sự vô lương tâm của Israel qua các vụ phóng tên lửa giết chết hàng trăm trẻ em Palestine. Một biên tập viên của The Guardian đã nhận xét hành động này của Israel là "trường hợp đặc biệt của sự ghê tởm".
Nước Mỹ thì ngược lại, họ luôn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Israel. Tư tưởng hẫu thuận cho đất nước Do Thái luôn chiếm áp đảo trong chính giới Mỹ. Không chỉ người Mỹ gốc Do Thái, rất nhiều người Mỹ được nghe câu chuyện về một quốc gia Israel của những người nhập cư chạy trốn khỏi những kẻ đàn áp được hình thành trên miền Đất Thánh.
Người Mỹ vẫn thường phân định đúng sai rạch ròi. Đối với cuộc chiến tại Dải Gaza lần thứ 3 trong vòng 6 năm, họ giữ vững quan điểm rằng đây là một cuộc xung đột mà một nhà nước Do Thái dân chủ bị tấn công và đáp trả lại những tên khủng bố Hồi Giáo. "Sự ghê tởm" của người Mỹ được dành cho lực lượng Hamas.
Trong con mắt của người châu Âu, quan điểm về cuộc chiến Gaza của người Mỹ hoàn toàn sai lệch và cảm tính vì những nguyên nhân liên quan đến văn hóa và chính trị. Ở Mỹ, việc tuyên truyền về những hành động giết hại hàng trăm trẻ em Palestine của người Israel là điều hết sức khó khăn. Họ thường truyền tai nhau những câu chuyện về việc triển khai mạnh mẽ các nhà tù của lực lượng Hamas hay việc người Israel luôn giành sự ưu tiên những người Palestine ôn hòa trong vấn đề mở rộng khu định cư của họ ở Bờ Tây và hứa hẹn với họ về một vùng đất nằm giữa Địa Trung Hải và sông Jordan.
Tuy nhiên, tình hình ở Mỹ đã có chút thay đổi. Nhiều người đã chứng kiến hình ảnh hàng triệu người Palestine bị áp bức và phải sống trong cảnh tủi nhục dưới sự cai trị của Israel. Nhiều thành viên trong Quốc hội Mỹ đã đưa ra ý kiến phản đối các hành động ủng hộ Israel của Mỹ. Họ cho rằng sự ủng hộ đối với quốc gia Do Thái này không phục vụ lợi ích lâu dài của Mỹ và yêu cầu Mỹ cần có vị trí trung gian hơn nhằm đạt được hòa bình tại khu vực này.
Trên các mạng xã hội Facebook, Twitter, giới trẻ Mỹ liên tục chia sẻ những hình ảnh về nỗi đau khổ của người Palestine. Trong cuộc khảo sát gần đây của trung tâm nghiên cứu Pew, 53% số người Mỹ trên 65 tuổi đổ lỗi cho lực lượng Hamas đã gây nên cuộc chiến này trong khi chỉ có 15% cho rằng lỗi đó thuộc về người Israel. Đối với những người Mỹ trong độ tuổi 18-29, có tới 29% cho rằng người Israel phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả của cuộc xung đột và chỉ có 21% người được hỏi đổ lỗi cho phong trào Hamas.
Như vậy, người Mỹ, dù chỉ là một số ít đã có nhận thức khác về cuộc xung đột đẫm máu tại Dải Gaza. Khi sự ủng hộ của người Mỹ đối với Israel bị giảm sút hơn nữa, chính sách của Mỹ tại khu vực Dải Gaza liệu có thay đổi và các cuộc đàm phán giữa các bên về một thỏa thuận hòa bình có thể tiến triển được hay không. Đó là câu hỏi mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng khó mà có được câu trả lời chính xác./.
Theo VOV
Lệnh ngừng bắn ở Gaza: dấu hiệu nhượng bộ của Palestine và Israel Từ trưa 5/8, thỏa thuân ngừng bắn kéo dài 72 giờ tại Dải Gaza do Ai Cập làm trung gian đã bắt đầu có hiệu lực. Như vậy, các bên xung đột là Israel và phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas của Palestine lại một lần nữa nhất trí ngừng bắn, vốn đã nhiều lần bị đổ vỡ trước đó, khi mà...