Israel ráo riết ngăn cản Mỹ hòa giải với Iran
Một phái đoàn của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đã đến thăm Israel, báo hiệu sự rạn nứt sâu rộng với Mỹ về cách tiếp cận vấn đề Iran.
Thủ tướng Israel bất đồng với Tổng thống Mỹ về cách giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.
Các cộng sự thân tín của Thủ tướng Benjamin Netanyahu vừa tiết lộ với báo giới rằng chuyến thăm này trùng hợp với các vụ “giao dịch” đang diễn ra giữa Israel và Saudi Arabia nhằm phối hợp hành động trong bối cảnh Mỹ đang theo đuổi cách tiếp cận “nhẹ tay” hơn đối với chương trình hạt nhân của Iran.
Theo debkafile, đây là lần đầu tiên các nguồn chính thức Israel đã công khai tiết lộ các vụ “đi đêm ngoại giao” kiểu này trong khu vực. Các cộng sự thân cận của Thủ tướng Netanyahu cũng tiết lộ rằng Israel, Saudi Arabia và UAE đã đồng ý phối hợp nỗ lực vận động Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chống lại sự chuyển hướng của chính quyền Obama đối với Iran.
Một số nước Châu Âu cũng tỏ ý lo ngại chính phủ Mỹ đang tiến “quá nhanh và quá xa” trong nỗ lực hòa giải với Cộng hòa Hồi giáo Iran. Các nước này không mấy hài lòng về việc Mỹ sử dụng Châu Âu như một công cụ trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran và hiện đang quay sang nói chuyện trực tiếp với các nhà lãnh đạo ở Tehran.
Về phần mình, Thủ tướng Netanyahu đã đề ra cương lĩnh riêng: hoặc Iran ngừng phát triển vũ khí hạt nhân hoặc phải đối mặt với nguy cơ tấn công quân sự đơn phương từ phía Israel.
Video đang HOT
Sự bất hòa giữa Israel và Mỹ về vấn đề Iran đã bộc lộ đầy đủ trong bài phát biểu của Thủ tướng Netanyahu trước Liên Hợp Quốc. Phát biểu của ông Netanyahu cho thấy Israel đã kết thúc một kỷ nguyên thụ động về quân sự và sẵn sàng đơn phương tấn công Iran mà không cần đến sự hậu thuẫn của Mỹ.
Chính vì vậy mà trong những tuần tới, phía Iran sẽ có phản ứng bằng cách gia tăng căng thẳng quân sự trong khu vực: hoặc trực tiếp hoặc thông qua các đồng minh mà nước này ủy thác.
Theo Kiến thức
Trung Quốc ráo riết truy lùng tham quan bỏ trốn
Trung Quốc ráo riết truy lùng hàng loạt quan chức tham nhũng đang bỏ trốn và siết chặt các cơ chế ngăn chặn họ "cao chạy, xa bay".
Số phận của các quan tham Trung Quốc.
Theo tờ Economic Observer có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc cũng tăng cường hợp tác quốc tế để thu hồi các tài sản tham nhũng mà các quan tham tẩu tán ra nước ngoài.
Theo các nguồn tin, khoảng 1.100 quan chức và viên chức Trung Quốc đã bỏ trốn khỏi đất nước năm ngoái. Trong đó, 714 người được xác nhận đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Số liệu trên được tiết lộ sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt tay vào thực hiện chiến dịch chống tham nhũng mới, bắt đầu từ ngày 30/5, nhằm ngăn chặn tình trạng ngày càng nhiều quan chức tham nhũng tìm cách chạy trốn ra nước ngoài. Thời gian gần đây nhất mà ủy ban tiến hành một chiến dịch tương tự đã cách đây khoảng 20 năm.
Trong khi đó, Bắc Kinh cho đến nay vẫn chưa công bố có bao nhiêu quan chức đã ôm khối tài sản kếch xù trốn ra nước ngoài, sau khi chính phủ kết thúc đợt đầu tiên của kế hoạch loại trừ tham nhũng 5 năm vào năm ngoái.
Trích dẫn một báo cáo liên quan, tờ Economic Observer cho biết, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2000 đến năm 2011, thanh tra Trung Quốc bắt giữ tới 18.487 quan chức và công chức đang cố tìm cách trốn ra nước ngoài.
Tuy nhiên, số lượng các quan chức bị bắt vì cố tìm cách chạy ra nước ngoài đã gia tăng đáng kể từ năm 2007. Theo đó, số tài sản tham nhũng theo các quan chức Trung Quốc thất thoát ra nước ngoài năm 2012 tăng gấp 4 lần so với năm 2007, với 191,36 tỷ nhân dân tệ so với 24,48 tỷ nhân dân tệ (năm 2007)
Số lượng các quan chức tham nhũng bị bắt và đưa ra xét xử đã tăng đáng kể từ năm 2007
Trong khi đó, theo một báo cáo chống tham nhũng năm 2009 của Trung Quốc, trong giai đoạn 1988-2002, tổng cộng có 191.36 tỷ USD (trung bình 12,76 tỷ USD/năm) liên quan đến các trường hợp quan chức và viên chức bỏ trốn.
Trong năm 2007, chính phủ đã thành lập một lực lượng đặc biệt chống tham nhũng chuyên thu hồi những tài sản mà các quan tham bỏ trốn tẩu tán và trao đổi thông tin về những đối tượng này với nước ngoài.
Từ năm 2002, Bắc Kinh ký 108 hiệp định tương trợ tư pháp với 70 quốc gia và gia nhập 25 công ước tương trợ tư pháp quốc tế. Những động thái này cho phép Bắc Kinh có khả năng liên hệ với 160 quốc gia và tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cải thiện cơ chế giám sát để ngăn chặn các quan chức tham nhũng bỏ trốn. Cơ quan này cũng nỗ lực tăng cường hợp tác với chính quyền địa phương trong việc chia sẻ thông tin về các đối tượng đào tẩu.
Li Yongzhong, một học giả trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng tiết lộ, Bắc Kinh đang đàm phán với Washington để dẫn độ các quan chức nước này bỏ trốn sang Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang nỗ lực đàm phán để ký kết thỏa thuận chống tham nhũng với Mỹ.
Trong khi đó, Washington hứa hẹn, nếu Bắc Kinh có thể chứng minh các quan chức đã chuyển đến Mỹ mắc tội tham nhũng và khối tài sản của họ là của bất hợp pháp thì Washington sẽ trục xuất các đối tượng trên về Trung Quốc vô điều kiện.
Theo vietbao
Cảnh sát Dubai được trang bị siêu xe Lamborghini Aventador Với một tiểu vương quốc có nhiều siêu xe như Dubai thì việc cảnh sát được trang bị "hàng khủng" Lamborghini Aventador cũng là hợp lý. Hôm 10/4, lực lượng cảnh sát Dubai cho biết họ đã được cấp một chiếc Lamborghini Aventador vào đội xe công vụ. Siêu xe Aventador có công suất 700 mã lực, khả năng tăng tốc từ 0-100km/h...