Israel: Quốc hội thông qua điều khoản cải cách tư pháp gây tranh cãi
Ngày 24/7, các nghị sĩ Israel đã thông qua điều khoản quan trọng trong dự thảo kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi nhằm hạn chế quyền can thiệp của Tòa án tối cao đối với các quyết định của chính phủ.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Israel tại Jerusalem ngày 24/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Điều khoản trên đã nhận được sự ủng hộ của toàn bộ 64 nghị sĩ thuộc liên minh cầm quyền cực hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Các nghị sĩ đối lập tẩy chay cuộc bỏ phiếu.
Trong một phản ứng mới nhất, cùng ngày, người đứng đầu nghiệp đoàn Histadrut, nghiệp đoàn lớn trong lĩnh vực công của Israel, ông Arnon Bar-David cho biết ông sẽ gặp các quan chức nghiệp đoàn khác để thảo luận khả năng tổ chức tiếp một cuộc tổng đình công nhằm phản đối việc thực thi kế hoạch cải cách vừa được thông qua. Ông Bar-David là người đã tìm cách làm trung gian hòa giải cho một thỏa thuận giữa chính phủ và phe đối lập về việc này, song không đạt kết quả.
Kế hoạch cải cách tư pháp được công bố hồi tháng 1/2023, dẫn tới một trong những làn sóng phản đối lớn nhất từ trước đến nay tại Israel. Tháng 3 vừa qua, trước phản ứng gay gắt của dư luận trong nước cũng như quốc tế, Thủ tướng Netanyahu đã quyết định tạm hoãn thúc đẩy kế hoạch này để tiến hành tham vấn với các chính đảng đối lập. Tuy nhiên, các cuộc đối thoại liên đảng đã đổ vỡ hồi tháng trước. Ngày 10/7, Quốc hội Israel đã thông qua dự luật trong lần đọc đầu tiên.
Theo luật pháp hiện hành, tòa án có thể bác bỏ một quyết định của bộ máy hành pháp nếu cho rằng quyết định này “không hợp lý” hoặc chưa được cân nhắc đầy đủ, kể cả trường hợp quyết định đó không vi phạm pháp luật.
Cảnh sát Israel bắt giữ hàng chục người biểu tình quá khích
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 11/7, cảnh sát Israel cho biết đã bắt giữ ít nhất 42 người biểu tình do gây rối trật tự công cộng hoặc tấn công lực lượng chức năng, trong bối cảnh người dân nước này phát động một cuộc biểu tình quy mô lớn trên cả nước để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi.
Người biểu tình tập trung tại quốc lộ 443, gần thành phố Modiin, Israel, ngày 11/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoài các vụ bắt giữ, một số trường hợp người biểu tình bị thương do vòi rồng hoặc đụng độ với cảnh sát. Từ sáng 11/7, người biểu tình đã xuống đường chặn các phương tiện giao thông tại các tuyến đường lớn của các thành phố Tel Aviv, Jerusalem, Haifa... đồng thời tổ chức tụ tập và biểu tình tại nhiều địa điểm khác. Dự kiến chiều 11/7 (theo giờ địa phương), người biểu tình sẽ kéo đến sân bay quốc tế Ben Gurion nhằm cản trở hành khách đi lại.
Trước đó, sáng 11/7, Quốc hội Israel (Knesset) tại phiên thảo luận đầu tiên đã nhất trí thông qua dự luật tước bỏ quyền của Tòa án Tối cao can thiệp vào các quyết sách của chính phủ. Đây là nội dung cốt lõi trong gói cải cách do chính phủ liên minh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu thúc đẩy. Hiện tại, tòa án có thể bác bỏ một quyết định của bộ máy hành pháp nếu cho rằng nó "thiếu hợp lý" hoặc chưa được cân nhắc đầy đủ, kể cả trường hợp quyết định đó không vi phạm pháp luật.
Làn sóng biểu tình phản đối cải cách tư pháp tại Israel kể từ đầu năm nay diễn ra liên tục vào các tối thứ Bảy hằng tuần và một số ngày trong tuần nếu có diễn biến quan trọng.
Quốc hội Israel thông qua dự luật quan trọng trong kế hoạch cải cách tư pháp Theo hãng tin AFP, ngày 10/7, trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội Israel đã thông qua dự luật gây tranh cãi nhằm hạn chế quyền lực của tòa án, trong nỗ lực mới nhằm thúc đẩy kế hoạch cải cách tư pháp gây chia rẽ ở nước này. Một phiên họp Quốc hội Israel ở Jerusalem, ngày 23/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Sau phiên...