Israel nói vắc xin nội địa liều cao cho miễn dịch lâu hơn
Giới y tế Israel nói rằng, kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, việc sử dụng vắc xin nội địa của nước này với liều cao sẽ cho hiệu quả bảo vệ lâu dài hơn trước virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.
Israel đã tiêm chủng đầy đủ cho phần lớn người dân (Ảnh: Times of Israel).
Hãng tin Channel 12 ngày 21/8 đưa tin, 230 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng với mũi tiêm vắc xin nội địa liều cao do Viện nghiên cứu sinh học Israel ở Ness Ziona phát triển không cần phải tiêm mũi vắc xin thứ 3 do mức độ miễn dịch của họ vẫn cao sau 6 tháng tiêm mũi hai. Nguồn tin không nêu cụ thể mức độ bảo vệ ở các tình nguyện viên này, nhưng mức độ này được cho là tính dựa vào lượng kháng thể trong cơ thể sau khi tiêm.
Trong khi đó, những người tham gia thử nghiệm lâm sàng với liều thấp hoặc trung bình vẫn được khuyên nên tiêm nhắc lại bằng vắc xin của Pfizer hoặc Moderna, loại vắc xin được sử dụng chủ yếu ở Israel.
Israel bắt đầu triển khai chương trình tiêm vắc xin Covid-19 mũi cho người trên 60 tuổi bằng vắc xin Pfizer hoặc Moderna từ đầu tháng này. Giới chức Israel hy vọng, liều tăng cường có thể giúp tăng mức độ bảo vệ người dân trước sự lây lan của Delta, một biến chủng dễ lây lan hơn của SARS-CoV-2.
Vắc xin nội địa Brilife của Israel vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tháng 12 năm ngoái, Viện nghiên cứu sinh học Israel đã hoàn tất thành công giai đoạn đầu thử nghiệm và đang tiến hành giai đoạn thử nghiệm thứ hai.
Video đang HOT
Giáo sư Shmuel Shapira, người đứng đầu Viện nghiên cứu và đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực phát triển vắc xin Covid-19 của Israel, đã bất ngờ từ chức hồi tháng 5. Điều này càng khiến quá trình phát triển vắc xin của Israel bị chậm lại. Đến nay, Israel mới cấp phép cho một số loại vắc xin nhập khẩu, trong đó có Pfizer và Moderna của Mỹ.
Israel được cho là một trong những quốc gia kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 nhờ chương trình tiêm chủng nhanh chóng. Tuy vậy, sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến người mắc Covid-19 ở đây tăng trở lại, buộc chính phủ Israel phải điều chỉnh một phần chiến lược ứng phó, trong đó có chủ trương tiêm mũi tăng cường và siết lại một số biện pháp hạn chế phòng dịch.
Theo số liệu của Bộ Y tế Israel, hơn 5,8 triệu trong tổng số 9,3 triệu dân của Israel đã được tiêm ít nhất một mũi vắc xin Covid-19, gần 5,4 triệu người đã tiêm đủ hai liều, gần 1,4 triệu người đã tiêm mũi thứ ba.
Israel nói mũi vaccine bổ sung giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Bộ Y tế Israel ngày 22/8 công bố kết quả nghiên cứu cho thấy tiêm mũi vaccine Pfizer thứ ba giúp cải thiện đáng kể khả năng ngăn virus lây truyền.
Nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp của một hội đồng chuyên gia về tiêm chủng hôm 19/8 và đăng trên website Bộ Y tế Israel vào hôm qua, nhưng hiện chưa có đầy đủ chi tiết.
Các phát hiện này phù hợp với những thống kê được đưa ra hồi tuần trước bởi Maccabi, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Israel, một trong các tổ chức thực hiện tiêm mũi vaccine Covid-19 bổ sung nhằm ngăn biến chủng Delta lây lan.
Cụ bà được tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường tại một điểm tiêm chủng ở thành phố Netanya, Israel, ngày 19/1. Ảnh: Reuters.
Phân tích số liệu thống kê từ Viên Gertner và Viện KI, các quan chức Bộ Y tế Israel cho biết trong nhóm những người trên 60 tuổi, khả năng chống bị lây nhiễm sau khi tiêm mũi thứ ba mười ngày cao gấp 4 lần so với chỉ tiêm hai mũi.
Mũi tiêm thứ ba đối với người trên 60 tuổi cũng giúp giảm nguy cơ nhập viện và biến chứng nghiêm trọng từ 5 đến 6 lần. Đây là nhóm tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương trước Covid-19 và được nhận vaccine đầu tiên khi Israel triển khai chương trình tiêm chủng toàn quốc hồi tháng 12 năm ngoái.
Israel đến nayghi nhận 990.428 ca nhiễm và 6.830 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 3.885 và 55 trường hợp.
Thế giới báo cáo 210.852.447 ca nhiễm nCoV và 4.417.602 ca tử vong, tăng lần lượt 50.506 và 1.187, trong khi 187.066.164 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Iran ngày 22/8 chứng kiến số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất kể từ khi dịch bùng phát đến nay với 684 trường hợp, đưa tổng số lên 36.419. Số ca nhiễm tăng 36.419, lên 4.677.114.
Iran đã liệt 359 thành phố vào diện "đỏ" với nguy cơ lây nhiễm cao nhất, 59 thành phố ở diện "cam" với nguy cơ lây nhiễm trung bình và 30 thành phố ở diện "vàng" với nguy cơ thấp.
Giới chức y tế cảnh báo số ca tử vong sẽ tiếp tục tăng trong những tuần tới nếu người dân không tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch.
Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cho hay trong tháng 8, tỷ lệ tuân thủ các biện pháp y tế của nước này đã giảm xuống chỉ còn 39%.
Iran ban bố lệnh cấm đi lại tại tất cả các thành phố đến ngày 27/8, chỉ trừ những trường hợp bắt buộc. Trong bài phát biểu ngày 21/8, Tổng thống Ibrahim Raisi nhấn mạnh kiểm soát đại dịch sẽ là một trong những ưu tiên của chính phủ mới.
Malaysia báo cáo 1.555.093 ca nhiễm mới và 14.168 ca tử vong, tăng lần lượt 19.807 và 232 so với một ngày trước. Tân Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob ngày 22/8 cho biết ông sẽ mời các lãnh đạo đối lập gia nhập các ủy ban đặc biệt của chính phủ nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.
Ông tuyên bố sẽ củng cố chiến lược chống Covid-19 của chính quyền tiền nhiệm và mua bổ sung 6 triệu liều vaccine mới vào đầu tháng 9. Ismail Sabri là bộ trưởng chịu trách nhiệm chính về phản ứng với đại dịch của Malaysia dưới thời cựu thủ tướng Muhyiddin Yassin.
Tỷ lệ lây nhiễm và tử vong so với dân số của Malaysia hiện thuộc vào hàng cao nhất Đông Nam Á. Dịch bệnh gây ảnh hưởng nặng nền tới nền kinh tế. Thủ tướng Ismail Sabri hứa sẽ tập trung kích thích sức mua của người tiêu dùng và vực dậy tăng trưởng trong khu vực kinh tế tư nhân.
Nhiều bệnh viện quá tải, Israel mở rộng đối tượng tiêm mũi thứ 3 Bộ Y tế Israel cho biết những người được tiêm bổ sung mũi vaccine Pfizer thứ 3 đã giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm và biến chứng nặng so với những người chỉ được tiêm 2 mũi. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Rishon Lezion, Israel ngày 13/8/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, lãnh đạo 7...