Israel nói mũi vaccine bổ sung giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Bộ Y tế Israel ngày 22/8 công bố kết quả nghiên cứu cho thấy tiêm mũi vaccine Pfizer thứ ba giúp cải thiện đáng kể khả năng ngăn virus lây truyền.
Nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp của một hội đồng chuyên gia về tiêm chủng hôm 19/8 và đăng trên website Bộ Y tế Israel vào hôm qua, nhưng hiện chưa có đầy đủ chi tiết.
Các phát hiện này phù hợp với những thống kê được đưa ra hồi tuần trước bởi Maccabi, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Israel, một trong các tổ chức thực hiện tiêm mũi vaccine Covid-19 bổ sung nhằm ngăn biến chủng Delta lây lan.
Cụ bà được tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường tại một điểm tiêm chủng ở thành phố Netanya, Israel, ngày 19/1. Ảnh: Reuters.
Phân tích số liệu thống kê từ Viên Gertner và Viện KI, các quan chức Bộ Y tế Israel cho biết trong nhóm những người trên 60 tuổi, khả năng chống bị lây nhiễm sau khi tiêm mũi thứ ba mười ngày cao gấp 4 lần so với chỉ tiêm hai mũi.
Mũi tiêm thứ ba đối với người trên 60 tuổi cũng giúp giảm nguy cơ nhập viện và biến chứng nghiêm trọng từ 5 đến 6 lần. Đây là nhóm tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương trước Covid-19 và được nhận vaccine đầu tiên khi Israel triển khai chương trình tiêm chủng toàn quốc hồi tháng 12 năm ngoái.
Israel đến nayghi nhận 990.428 ca nhiễm và 6.830 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 3.885 và 55 trường hợp.
Video đang HOT
Thế giới báo cáo 210.852.447 ca nhiễm nCoV và 4.417.602 ca tử vong, tăng lần lượt 50.506 và 1.187, trong khi 187.066.164 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Iran ngày 22/8 chứng kiến số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất kể từ khi dịch bùng phát đến nay với 684 trường hợp, đưa tổng số lên 36.419. Số ca nhiễm tăng 36.419, lên 4.677.114.
Iran đã liệt 359 thành phố vào diện “đỏ” với nguy cơ lây nhiễm cao nhất, 59 thành phố ở diện “cam” với nguy cơ lây nhiễm trung bình và 30 thành phố ở diện “vàng” với nguy cơ thấp.
Giới chức y tế cảnh báo số ca tử vong sẽ tiếp tục tăng trong những tuần tới nếu người dân không tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch.
Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cho hay trong tháng 8, tỷ lệ tuân thủ các biện pháp y tế của nước này đã giảm xuống chỉ còn 39%.
Iran ban bố lệnh cấm đi lại tại tất cả các thành phố đến ngày 27/8, chỉ trừ những trường hợp bắt buộc. Trong bài phát biểu ngày 21/8, Tổng thống Ibrahim Raisi nhấn mạnh kiểm soát đại dịch sẽ là một trong những ưu tiên của chính phủ mới.
Malaysia báo cáo 1.555.093 ca nhiễm mới và 14.168 ca tử vong, tăng lần lượt 19.807 và 232 so với một ngày trước. Tân Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob ngày 22/8 cho biết ông sẽ mời các lãnh đạo đối lập gia nhập các ủy ban đặc biệt của chính phủ nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.
Ông tuyên bố sẽ củng cố chiến lược chống Covid-19 của chính quyền tiền nhiệm và mua bổ sung 6 triệu liều vaccine mới vào đầu tháng 9. Ismail Sabri là bộ trưởng chịu trách nhiệm chính về phản ứng với đại dịch của Malaysia dưới thời cựu thủ tướng Muhyiddin Yassin.
Tỷ lệ lây nhiễm và tử vong so với dân số của Malaysia hiện thuộc vào hàng cao nhất Đông Nam Á. Dịch bệnh gây ảnh hưởng nặng nền tới nền kinh tế. Thủ tướng Ismail Sabri hứa sẽ tập trung kích thích sức mua của người tiêu dùng và vực dậy tăng trưởng trong khu vực kinh tế tư nhân.
Chiến lược 'ngăn chặn mềm' chống COVID-19 ở Israel
Israel ngày 30/7 đã khởi động chiến dịch tiêm vaccine nhắc lại mũi thứ ba cho những người trên 60 tuổi nhằm tăng khả năng đề kháng đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao bệnh trở nặng và tử vong nếu mắc COVID-19.
Đây là một trong những biện pháp được Chính phủ Israel đưa ra nhằm đối phó với làn sóng dịch mới do biến thể Delta gây ra ở quốc gia Trung Đông từng được đánh giá "đã viết nên câu chuyện thành công trong cuộc chiến chống COVID-19".
Nhân viên y tế tiêm vaccine Pfizer phòng COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel, ngày 12/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhờ tiến hành chiến dịch tiêm vaccine nhanh nhất thế giới, Israel đã mở cửa trở lại nền kinh tế và dỡ bỏ tất cả những biện pháp phong tỏa còn lại vào ngày 1/6. Thế nhưng, giờ đây, với số ca lây nhiễm tăng trở lại do biến thể siêu lâu nhiễm Delta, duy trì trung bình hơn 2.000 ca/ngày trong tuần qua, Chính phủ Israel buộc phải tái áp đặt các biện pháp cũ đồng thời đưa ra những biện pháp mới. Một loạt biện pháp đã áp dụng trước đây, bao gồm đeo khẩu trang trong nhà, cách ly tất cả những người đến Israel, xét nghiệm và kiểm tra nhanh, theo dõi các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm, chiến dịch thông tin về khẩu trang, kêu gọi toàn dân tiêm vaccine và mở cửa trở lại các cơ sở xét nghiệm... đã được thực hiện.
Chính phủ tiếp tục áp dụng chính sách "giấy thông hành xanh", tức những ai có giấy chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc có xét nghiệm âm tính, hoặc đã có miễn dịch sau khi nhiễm bệnh thì sẽ được phép tham gia các sự kiện đông người trong không gian kín như hội nghị, tiệc tùng và biểu diễn nghệ thuật... Các sự kiện này được phép diễn ra với không quá 100 người tham dự. Cảnh sát và thanh tra địa phương sẽ kiểm tra các địa điểm tổ chức các sự kiện như vậy để đảm bảo người dân tuân thủ quy định. Bộ trưởng Y tế Israel Nitzan Horowitz giải thích: "Chúng tôi muốn cho phép các sự kiện đó diễn ra song không muốn biến chúng thành ổ lây nhiễm".
Bên cạnh đó, Israel đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế mới nhằm làm giảm số ca lây nhiễm, bao gồm kiểm dịch chặt chẽ hơn đối với người đi du lịch và tiêm thử nghiệm vaccine đối với trẻ em ở độ tuổi có nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm, tiêm vaccine mũi thứ ba cho người cao tuổi. Điểm khác biệt đáng chú ý trong chiến lược chống COVID-19 mới lần này là Israel đã quyết định tiếp cận theo hướng cân bằng giữa kinh tế và chống dịch. Theo đó, tinh thần cốt lõi của chiến lược mới lần này là "ngăn chặn mềm", xác định xu hướng "sống chung với virus" như "sống chung với... lũ".
Từ khóa quan trọng của chiến lược mới mà Chính phủ Israel triển khai là "ngăn chặn mềm". Nội dung cốt lõi của chiến lược này là Chính phủ Israel muốn áp dụng ít biện pháp hạn chế nhất có thể, tránh nguy cơ phong tỏa lần thứ tư trên phạm vi toàn quốc, vốn có nguy cơ hủy hoại hơn nữa triển vọng phục hồi kinh tế. Chiến lược "ngăn chặn mềm" cũng giúp người dân Israel tiếp tục cuộc sống gần như bình thường sau khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế cuối cùng hồi tháng 6 vừa qua. Chiến lược mới của Israel cũng đề cập nỗ lực hạn chế cập nhật những diễn biến "gây sốc" liên quan đến dịch bệnh trong những chương trình truyền hình và phát thanh phát "khung giờ vàng", điều mà chính phủ tiền nhiệm áp dụng. Mục đích của biện pháp này nhằm giúp người dân nhận thức được rằng việc "sống chung với dịch bệnh" đã trở thành một phần của cuộc sống thường nhật ở Israel. Hiện Israel cũng đang hướng đến "miễn nhiễm cộng đồng" để có thể ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh. Israel đã nâng ngưỡng ước tính dân số cần được tiêm chủng để đạt "miễn dịch cộng đồng" là 80%, so với mức ước tính 75% trước khi siêu lây nhiễm Delta tấn công nước này.
Thủ tướng Israel Naftali Bennett giải thích: "Việc triển khai chiến lược mới sẽ đòi hỏi chấp nhận một số rủi ro nhất định song khi tính toán tổng thể, bao gồm cả các yếu tố kinh tế, đây là một chiến lược thể hiện sự cân bằng cần thiết giữa chống dịch và đảm bảo sự phục hồi kinh tế". Ông Bennett cũng kêu gọi người dân bình tĩnh, vừa duy trì cuộc sống thường nhật của mình vừa đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch.
Bộ trưởng Y tế Israel Nitzan Horowitz nhận định cuộc chiến chống biến thể Delta của Israel sẽ kéo dài "hàng tháng". Theo ông Horowitz, nỗ lực chung của tất cả cơ quan, ban ngành và người dân là rất cần thiết, đồng thời lưu ý rằng các biện pháp mà Bộ Y tế đang triển khai sẽ giúp người dân quen với việc "sống chung với virus".
Thủ tướng Israel Naftali Bennett cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh chính sách đã áp dụng trước đó là "Tiêm chủng, chứ không phong tỏa". Theo đó, Israel đã khởi động chiến dịch tiêm vaccine mũi thứ ba cho nhóm người dễ bị tổn thương hơn và có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn nếu bị nhiễm virus. Nhóm người này gồm người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch và trẻ em từ 12-15 tuổi, trong đó, việc bảo vệ người cao tuổi là trọng tâm chính của chiến dịch tiêm chủng mới này. Giới chức nước này cũng "bật đèn xanh" cho phép trẻ em dưới 12 tuổi tiêm vaccine trong từng trường hợp cụ thể, gồm các trẻ mắc những căn bệnh có nguy cơ cao nếu bị nhiễm virus như béo phì nghiêm trọng với chỉ số BMI 99% theo độ tuổi và giới tính; bị rối loạn phát triển thần kinh như co giật và các hội chứng bẩm sinh; bệnh phổi mãn tính nghiêm trọng; ung thư; suy tim; suy giảm khả năng miễn dịch; tăng áp phổi và các chứng thiếu máu do hồng cầu hình liềm... Tuy nhiên, hiện Israel chưa có kế hoạch tiêm mũi vaccine thứ ba cho những người đã được tiêm mũi thứ hai, giới chuyên gia giải thích rằng do chưa có bất kỳ dữ liệu rõ ràng nào cho thấy việc tiêm mũi thứ ba là cần thiết. Hiện gần 60% dân số Israel đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một em nhỏ tại Tel Aviv, Israel ngày 21/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiến lược mới chống COVID-19 của Israel hướng đến việc nâng cao "trách nhiệm cá nhân". Đây là sự thay đổi theo cách thức mà Thủ tướng Anh Boris Johnson đã áp dụng. Theo đó, Israel sẽ chuyển đổi từ nỗ lực tập trung và triển khai các biện pháp do nhà nước bắt buộc sang việc khuyến khích và đề cao mỗi công dân phải chịu trách nhiệm cho chính mình trong công tác phòng chống đại dịch. Bước thay đổi này tập trung vào tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức của mỗi người dân.
Ông Bennett kêu gọi người dân lựa chọn giữa phát huy tinh thần "trách nhiệm cá nhân" hoặc phải đối mặt với các biện pháp phong tỏa mới. Theo ông, một trong những cách thể hiện trách nhiệm cá nhân này là người dân không nên đi du lịch nước ngoài. Nhằm khích lệ "trách nhiệm cá nhân", Thủ tướng Bennett đã chỉ đạo các quan chức y tế xem xét khả năng rút ngắn các yêu cầu kiểm dịch để mọi người có nhiều khả năng hơn trong việc tuân theo chỉ thị chính phủ về tự cách ly bản thân.
Để đảm bảo người dân tuân thủ các yêu cầu cách ly, cảnh sát Israel đã sử dụng công nghệ "haskamon" (tiếng Do Thái có nghĩa là yêu cầu) để xác định vị trí di chuyển của những người không tuân thủ yêu cầu cách ly hoặc không tuân thủ yêu cầu hạn chế đi lại và di chuyển. Nếu người dân bị phát hiện vi phạm các yêu cầu này, họ sẽ bị cảnh sát "hỏi thăm".
Tuy nhiên, hiện ở Israel vẫn có hai luồng ý kiến về "chiến lược mềm" do Thủ tướng Bennett đưa ra. Giới chức Bộ Y tế Israel muốn chính phủ thúc đẩy nỗ lực giảm thiểu số ca lây nhiễm. Trong khi đó, một số ý kiến khác cho rằng chiến lược mới của Thủ tướng Bennett là "sự lựa chọn cân bằng" nếu so với việc nước Anh gỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế và những nước áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn như Australia.
Về phần mình, Thủ tướng Bennett nhấn mạnh việc thay đổi chiến lược phòng chống COVID-19 là cần thiết để sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường. Thời gian sẽ trả lời câu hỏi về hiệu quả của chiến lược phòng chống dịch mới tại Israel.
Israel đổi vaccine Pfizer sắp hết hạn cho Hàn Quốc Israel đạt thỏa thuận chuyển khoảng 700.000 liều vaccine Pfizer sắp hết đát sang Hàn Quốc để đổi lấy lô vaccine hạn dài hơn. Tờ Haaretz hôm 6/7 dẫn lời Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho biết số vaccine trên sẽ được đưa tới Hàn Quốc trong tháng 7. Đổi lại, Israel sẽ nhận được các liều vaccine Pfizer tương tự từ Hàn...