Israel ngưỡng mộ Việt Nam đánh bại đại dịch Covid-19
Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam Shirel Levi cho hay Israel đánh giá cao Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.
Trong một cuộc gặp với phóng viên một số tờ báo Việt Nam vào sáng 14/6, nhà ngoại giao Israel Shirel Levi cho hay phía Israel ngưỡng mộ thành công của Việt Nam trong dập dịch Covid-19, căn bệnh đang hoành hành trên thế giới với hàng triệu ca mắc và hàng trăm ngàn người tử vong.
Phó Đại sứ Israel Shirel Levi (thứ 2 từ phải sang) trong buổi gặp gỡ với phóng viên Việt Nam hôm 14/6.
Phó Đại sứ Shirel Levi cho biết, Đại sứ quán Israel đã quan tâm đến cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam ngay từ đầu đại dịch và tích cực rút tỉa các bài học kinh nghiệm của Việt Nam về chống Covid-19 rồi gửi báo cáo về Israel.
Bà Levi nhận xét: Cả Israel và Việt Nam đều sớm đóng cửa các chuyến bay từ Trung Quốc – nơi dịch Covid-19 khởi phát. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã kiểm soát rất tốt đại dịch này trong khi ở Israel, Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Theo trang thống kê toàn cầu Worldometer, đến 14h04 ngày 14/6 (giờ Việt Nam), Israel đã ghi nhận tới 19.008 ca mắc Covid-19 và 300 trường hợp tử vong do bệnh này. Trong khi đó dân số của Israel chỉ hơn 9 triệu người. Còn Bộ Y tế Việt Nam xác nhận, đến cùng thời điểm trên, Việt Nam mới ghi nhận 334 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó 323 trường hợp điều trị khỏi và chưa có ca tử vong nào do bệnh viêm đường hô hấp cấp này. Việt Nam có dân số khoảng 95 triệu người.
Cũng trong buổi gặp gỡ trên, Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam đã chia sẻ với các phóng viên một số thông tin về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Israel trong các lĩnh vực như công nghệ, kinh tế, thương mại, nông nghiệp và giáo dục.
Phó Đại sứ Levi thuộc thế hệ “9x” (bà sinh năm 1991) và đã thực hiện nghĩa vụ quân sự 2 năm tại Israel. Shirel Levi đến Việt Nam nhận công tác vào cuối năm 2019. Bà đã hưởng “tuần trăng mật” cũng như đón Tết Việt tại đây, và cùng trải qua khoảng thời gian” giãn cách xã hội” đáng nhớ vào tháng 4.
Phó Đại sứ Israel chia sẻ rằng bà yêu thích hoa quả Việt Nam, thích đi chợ Việt và mong muốn được đi thăm nhiều danh lam thắng cảnh của Việt Nam.
Trước khi đi công tác ở nước ngoài với tư cách nhà ngoại giao, Shirel Levi được ngành ngoại giao Israel cho lựa chọn trong khoảng 20 điểm đến và bà đã lựa chọn Việt Nam là ưu tiên số 1 của mình./.
Palestine "gây sức ép tối đa" ngăn Israel thôn tính Bờ Tây
Sau thông báo dừng hợp tác an ninh với Israel, Palestine tiếp tục chính sách "gây sức ép tối đa" nhằm buộc Israel từ bỏ tham vọng thôn tính lãnh thổ.
Mục tiêu lớn nhất của Palestine là đưa vấn đề trở lại vị trí hàng đầu trong các chương trình nghị sự quốc tế, giữa lúc đại dịch Covid-19 đang bao trùm mọi mặt của đời sống, kinh tế, chính trị và xã hội toàn cầu.
Khi chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới thời điểm Israel khởi động kế hoạch thôn tính lãnh thổ Palestine dự kiến vào ngày 1/7 tới, chính quyền Palestine những ngày qua liên tục có những bước đi gia tăng áp lực với Israel và cộng đồng quốc tế nhằm thiết lập một mặt trận chung chống lại tham vọng của Tel Aviv. Theo Thủ tướng Palestine Mohammed Shtayyed, nước này đã trình lên Nhóm Bộ tứ Hòa bình Trung Đông một đề xuất nhằm làm đối trọng với kế hoạch hòa bình của Mỹ, trong đó có việc thiết lập một Nhà nước Palestine "có chủ quyền, độc lập và phi quân sự".
"Trong bất kỳ tình huống nào, chúng tôi cũng sẽ không cho phép mọi thứ rơi vào hỗn loạn. Cộng đồng quốc tế cần phản đối mạnh mẽ hơn nữa những tham vọng của Israel và điều này cũng sẽ cho thấy sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh của Palestine".
Tổng thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine Saeb Erakat trước đó hôm 9/6 cũng đã gặp các đại diện Nga, Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc để gửi đi thông điệp về một liên minh quốc tế chống lại việc sáp nhập và tổ chức một cuộc họp quốc tế về vấn đề này.
Là đối tác thương mại lớn nhất của Israel, song Liên minh châu Âu đã công khai bày tỏ sự phản đối chống lại kế hoạch sáp nhập lãnh thổ của Israel. Tuy nhiên, điều mà Palestine muốn là những biện pháp nghiêm túc và thực tế hơn của Liên minh châu Âu nhằm buộc Israel phải từ bỏ tham vọng như thông qua các lệnh trừng phạt và công nhận Nhà nước Palestine với các đường biên giới năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô.
Cách tiếp cận của Palestine phần nào đã mang lại kết qua khi Liên minh châu Âu lần đầu tiên thảo luận về vấn đề trừng phạt Israel. Trong chuyến thăm Jordan ngày hôm qua (10/6), Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng một lần nữa nhắc lại lập trường của Liên minh châu Âu phản đối bất kỳ bước đi đơn phương nào nhằm sáp nhập Bờ Tây và Thung lũng Jordan.
"Giờ là thời điểm quan trọng của ngoại giao và đối thoại,. Đây không phải là lúc để đe dọa lẫn nhau. Tôi đã nói chuyện với cả hai bên và đang cố gắng để Israel và Palestine tìm ra được điểm chung và đi đến sự đồng thuận, dù điều này là khó khăn".
Không chỉ gia tăng sức ép quốc tế, người Palestine cũng nỗ lực gia tăng sức ép với chính phủ Israel. Điều này được thể hiện rõ qua thông báo hôm 20/05 của Tổng thống Mahmoud Abbas rút Palestine ra khỏi tất cả các thỏa thuận đã ký với Israel và Mỹ. Cho rằng Israel đã vi phạm luật pháp quốc tế cũng như tất cả các thỏa thuận đã ký giữa hai nước, Tổng thống Mahmoud Abbas cho rằng Palestine không còn lý do để tiếp tục tuân theo những thỏa thuận này, bao gồm cả thỏa thuận an ninh. Đây là một vấn đề có thể xem là nhạy cảm dưới con mắt của Israel khi hợp tác an ninh vẫn luôn là nền tảng cho sự kiểm soát của nước này đối với khu Bờ Tây chiếm đóng./.
Kế hoạch Israel sáp nhập Bờ Tây không bao gồm thung lũng Jordan Theo giới chức Israel, thung lũng Jordan không nằm trong kế hoạch của Israel sáp nhập Bờ Tây. Các quan chức Israel khẳng định kế hoạch sáp nhập Bờ Tây sẽ được Thủ tướng Benjamin Netanyahu công bố sớm nhưng chỉ giới hạn ở ba khu định cư mà không bao gồm thung lũng Jordan. Thủ tướng Israel Netanyahu trình bày về kế...