Israel-Mỹ bàn kế hoạch sáp nhập Bờ Tây: Nhiều nút thắt chưa được cởi bỏ
Mỹ và Israel vẫn tồn tại khác biệt lớn về việc sáp nhập khu Bờ Tây giữa bối cảnh kế hoạch này vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế.
Hôm qua (14/6), giới lãnh đạo Israel đã có cuộc thảo luận với Đại sứ Mỹ tại nước này về kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng ở khu vực Bờ Tây của người Palestine. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang gia tăng áp lực nhằm ngăn chặn kế hoạch này, trong khi Mỹ và Israel cũng được xác nhận vẫn còn những khác biệt lớn.
Mỹ và Israel vẫn tồn tại khác biệt lớn về việc sáp nhập khu Bờ Tây giữa bối cảnh kế hoạch này vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz hôm qua (14/6) đã có cuộc thảo luận với Đại sứ Mỹ tại nước này là David Friedman. Tham gia cuộc thảo luận này còn có Ngoại trưởng Israel Gabi Ashkenazi và Chủ tịch Quốc hội Yariv Levin. Kết thúc cuộc thảo luận, các bên không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào với báo giới, đồng thời cho biết, cuộc thảo luận sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay (15/6).
Theo Bộ trưởng phụ trách các vấn đề định cư Israel, Tzipi Hotovely, Mỹ và Israel đang có những bất đồng và điều này cũng xuất hiện ngay bên trong nội bộ chính phủ đoàn kết mới của Israel. Hiện Đảng Xanh – Trắng trung hữu do Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz đứng đầu đã kêu gọi tổ chức một cuộc đối thoại quốc tế về vấn đề này.
Một ủy ban của Mỹ và các quan chức Israel đang vẽ các đường ranh giới lãnh thổ ở Bờ Tây theo đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề định cư Israel khẳng định, vẫn chưa có bản đồ nào thống nhất được về vấn đề này.
Video đang HOT
Ý định sáp nhập một phần lãnh thổ Bờ Tây của Israel càng trở nên khó hơn khi vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế. Dự kiến trong ngày hôm nay (15/6), Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ có hội nghị trực tuyến với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về kế hoạch hòa bình Trung Đông được Tổng thống Donald Trump công bố hồi tháng 1 vừa qua.
Vài ngày trước, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã khẳng định, Đức và các đối tác châu Âu đều quan ngại sâu sắc về các kế hoạch sáp nhập của Israel đối với các vùng lãnh thổ chiếm đóng ở Bờ Tây. Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, Ngoại trưởng Đức đã phải tới cả Israel và Jordan để thảo luận về vấn đề này.
“Chúng tôi nhận thấy rằng, giờ là thời điểm nên dành cho ngoại giao và đối thoại. Đây là thời điểm quan trọng; không phải là lúc để đe dọa lẫn nhau. Tôi đã nói chuyện với cả hai phía và tôi đang cố gắng tìm cách để các bên tìm được điểm chung cũng như sự đồng thuận, ngay cả khi điều này có vẻ khó khăn”, ông Pompeo khẳng định.
Trong khi đó, hôm qua (14/6), Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn khẳng định, việc sáp nhập các khu vực ở Bờ Tây bị chiếm đóng của Israel sẽ là hành động “ăn cắp”, vi phạm luật pháp quốc tế “một cách thô thiển”. Ông kêu gọi Liên minh châu Âu hành động “quyết liệt hơn”, thậm chí là trừng phạt hoặc ngay lập tức công nhận Palestine là một quốc gia.
Theo ông Azzam el-Ahmad – ủy viên Ban Chấp hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), đến nay, đã có 8 quốc gia châu Âu bày tỏ sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine dựa trên đường biên giới năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô. Mặc dù không nêu đích danh tên của 8 nước, nhưng ông el-Ahmad khẳng định việc các nước này sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine là nhằm phản ứng với kế hoạch sáp nhập hơn 30% đất đai ở khu Bờ Tây của Chính phủ Israel.
Trong khi đó, làn sóng phản đối Israel sáp nhập một phần lãnh thổ Bờ Tây trong khối các nước Arab cũng đang dâng cao. Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul Gheit đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Israel, coi đó hành vi “xâm lược tàn bạo”. Kế hoạch này không những vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, mà còn sẽ hủy hoại hoàn toàn cơ hội duy trì hòa bình trong khu vực.
Hiện Israel có kế hoạch sáp nhập hơn 30% diện tích các vùng đất tại Bờ Tây, gồm Thung lũng Jordan, cũng như áp đặt chủ quyền đối với các khu định cư Do Thái tại Bờ Tây. Thủ tướng Netanyahu cho biết kế hoạch sáp nhập có thể được triển khai từ đầu tháng 7. Tuy nhiên, phía Palestine đang cố gắng vận động quốc tế hành động và tạo sức ép lớn để Israel không đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh cho biết: “Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là không để Israel có thể sáp nhập được lãnh thổ. Đây là mục tiêu trước tiên của chúng tôi từ nay cho đến ngày 1/7 tới. Mọi nỗ lực của chúng tôi đang tập trung vào mục tiêu này. Chúng tôi hi vọng Israel không nên tiếp tục vượt lên trên luật pháp quốc tế và hi vọng Israel có thể thực sự cảm nhận được sức nóng bởi áp lực từ quốc tế”./.
Mỹ và EU "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong quan hệ với Israel
Trong khi Mỹ bày tỏ sự ủng hộ với chính phủ mới của Israel thì EU lại đưa ra cảnh báo cứng rắn, xem xét các biện pháp trừng phạt.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay (13/5) có chuyến thăm Israel nhằm khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với chính phủ mới của Israel, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm sáp nhập một số khu vực tại Bờ Tây. Liên minh châu Âu cũng ngay lập tức cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế, nếu Israel phá vỡ luật quốc tế khi đơn phương tuyên bố chủ quyền trên vùng đất nước này chiếm đóng ở Bờ Tây.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thủ tướng Israel Netanyahu trong một cuộc gặp năm 2019. (Nguồn: AFP).
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra một ngày trước lễ tuyên thệ nhậm chức của chính phủ đoàn kết mới tại Israel. Phát biểu tại cuộc gặp với Thủ tướng Israel Netanyahu tại Jerusalem, ông Pompeo đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong việc đối phó với dịch Covid-19, các mối đe dọa từ Iran, cũng như Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ.
"Israel là một đối tác lớn và hai bên cùng nhau chia sẻ thông tin. Chúng ta cũng sẽ có cơ hội để thảo luận về sứ mệnh vì hòa bình. Kể từ khi Tổng thống Trump tuyên bố Tầm nhìn Hòa bình Trung Đông, vẫn còn nhiều việc chưa làm được và chúng ta cần phải thúc đẩy các bước tiến này", Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ lần này được dư luận quan tâm khi ngay trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ, Israel đã cấp phép xây dựng 7.000 nhà định cư mới ở khu Bờ Tây.
Theo một số nguồn tin, kế hoạch sáp nhập một số khu vực ở Bờ Tây của Mỹ có thể sẽ bắt đầu được thực hiện sau ngày 1/7. Bày tỏ rõ lập trường quan điểm liên quan đến kế hoạch sáp nhập một số khu vực ở Bờ Tây của Israel trước thềm chuyến thăm, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh, đây là quyền quyết định của Israel.
Trước khả năng Israel sáp nhập một phần tại khu vực Bờ Tây chiếm đóng, chính quyền Palestin đã mời đại diện các nhóm phong trào Hồi giáo Hamas và Jihad tham dự một cuộc họp trong tuần này để thảo luận biện pháp đối phó. Không chỉ vấp phải sự phản đối của Palestin, kế hoạch sáp nhập của Israel cũng đối mặt với sự chỉ trích gay gắt của gần như toàn bộ cộng đồng quốc tế, bao gồm các đồng minh châu Âu của Mỹ và các đối tác Arab quan trọng.
Các nước Liên minh châu Âu bao gồm Pháp, Ireland, Bỉ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Israel đơn phương tuyên bố chủ quyền trên vùng đất nước này chiếm đóng ở Bờ Tây. Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách đối ngoại Josep Borrell trước đó cảnh báo kế hoạch sáp nhập của Israel cũng như phản đối kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ.
"Tầm nhìn hòa bình Trung Đông của Mỹ rõ ràng là thách thức đối với các mục tiêu đã được quốc tế ủng hộ. Các bước đi này sẽ khiến tiến trình đàm phán hòa bình lâm vào bế tắc. Tôi đã đề cập quan điểm này với phía Mỹ rằng cần phải xem xét liệu kế hoạch này của Mỹ có tạo ra bất cứ cơ sở nào để thúc đẩy những bước tiến hay không", ông Josep Borrell nói.
Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu dự kiến có cuộc họp vào ngày 17/5 để thảo luận vấn đề này. Anh hôm qua (12/5) cũng tuyên bố không ủng hộ kế hoạch sáp nhập các khu vực bờ Tây của Israel, vì điều này sẽ khiến mục tiêu thúc đẩy giải pháp hai nhà nước trở nên khó khăn hơn.
Với việc Liên minh châu Âu là đối tác thương mại hàng đầu của Israel và Israel cũng nhận được nhiều ưu đãi thương mại với khối thương mại lớn nhất thế giới này, các biện pháp trừng phạt kinh tế, nếu được áp dụng, sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Israel./.
Thủ tướng Israel Netanyahu tự tố mình phạm tội? Mới đây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đưa ra yêu cầu được miễn trừ tội. Trước động thái này, lãnh đạo Benny Gantz của đảng đối lập Xanh và Trắng cho rằng điều đó chứng tỏ ông Netanyahu đã phạm tội. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu Hôm qua (1/1), Thủ tướng Israel Netanyahu đã yêu cầu Chủ tịch Quốc hội cho ông...