Israel mời Tổng thống Liban đàm phán trực tiếp về phân định lãnh hải
Tháng trước, Israel và Liban đã tổ chức các cuộc đàm phán về phân định biên giới trên biển nhằm giúp khai thác các tài nguyên biển giữa Liban và Israel dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Mỹ.
Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz. (Ảnh: Flash90)
Ngày 23/11, Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz đã mời Tổng thống Liban Michel Aoun đàm phán trực tiếp tại châu Âu về vùng lãnh hải tranh chấp giữa hai nước. Đây được xem là bước tiến hiếm hoi giữa hai quốc gia về mặt lý thuyết vẫn trong tình trạng chiến tranh.
Trên mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Steinitz đánh giá tích cực về cuộc đối thoại đang tiến triển giữa Israel và Liban trong những ngày gần đây. Ông Steinitz nêu rõ: “Tôi tin rằng nếu chúng ta có thể gặp mặt trực tiếp ở một nước châu Âu để tổ chức cuộc thương lượng kín hoặc công khai, chúng ta sẽ có một cơ hội tốt để giải quyết tranh chấp biên giới trên biển lần cuối”.
Video đang HOT
Hiện Tổng thống Aoun chưa đưa ra bình luận gì về lời mời trên. Tháng trước, Israel và Liban đã tổ chức các cuộc đàm phán về phân định biên giới trên biển nhằm giúp khai thác các tài nguyên biển giữa Liban và Israel dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Mỹ.
Các cuộc đàm phán tập trung vào khu vực biển tranh chấp có diện tích lên đến 860 km2 theo bản đồ của Liên hợp quốc năm 2011. Tuy nhiên, chuyên gia năng lượng Liban, bà Laury Haytayan cho biết nước này yêu cầu thêm một khu vực rộng 1.430 km2 về phía Nam.
Theo bà Haytayan, phần bổ sung này kéo dài đến khu vực mỏ khí đốt Karish mà phía Israel đã giao cho Công ty Energean của Hy Lạp khai thác. Trong khi đó, một nguồn thạo tin phía Israel cho biết Israel yêu cầu đường biên giới trên biển của nước này phải dịch xa hơn về phía Bắc, nằm sâu trong vùng biển mà Liban tuyên bố chủ quyền.
Trong bối cảnh Liban đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua, quốc gia này kỳ vọng sẽ đạt được các bước tiến trong các cuộc đàm phá n với Israel về phân định biên giới trên biển, tạo điều kiện khai tự khai thác tài nguyên trên vùng lãnh hải của mình hoặc hợp tác vì lợi ích chung. Điều này có thể giúp Liban chi trả cho khoản nợ công lên tới 150% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Israel và Liban bắt đầu vòng đàm phán mới về phân định lãnh hải
Israel thông báo nước này và Liban ngày 28/10 bắt đầu vòng đàm phán thứ 2 do Mỹ làm trung gian về tranh chấp lãnh hải.
Vùng biển thuộc thị trấn Naqura, Liban, giáp giới với Israel ngày 2/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Năng lượng Israel cho biết các phái đoàn từ 2 nước đã họp tại một căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc để đánh giá khả năng đạt được thỏa thuận về phân định lãnh hải nhằm giúp khai thác các tài nguyên trên biển.
Hôm 14/10 vưa qua, Liban và Israel đã tiến hành vòng đàm phán đầu tiên về phân định biên giới trên biển do Liên hợp quốc và Mỹ bao trơ. Đây được xem là sự tương tác chính thức hiếm hoi giữa hai quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức nay.
Liban và Israel về mặt lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Hiên hai bên đang tập trung giải quyết các tranh chấp trên biển để cho phép tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí. Tuy nhiên, thỏa thuận phân định biên giới giữa Liban và Israel không đông nghĩa với một thỏa thuận hòa bình. Hai bên chưa có ý đinh tiến tơi bình thường hóa quan hệ.
Mỹ đã làm trung gian cho vấn đề trên trong khoảng 1 thập kỷ qua, song chỉ đến đầu tháng này, Liban và Israel mới đạt được đột phá, đi đến thỏa thuận khung về đàm phán. Động thái trên diễn ra sau khi Liban rơi vào vòng xoáy khủng hoảng kinh tế được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của nước này.
Trong khi đó, Israel và Cac Tiêu vương quôc Arab Thông nhât (UAE), Bahrain cũng vừa ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ lịch sử tại Nhà Trắng vào tháng 9 vừa qua. Với những thỏa thuận này, UAE và Bahrain là các nước Arab tiếp theo thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, sau Ai Cập ký thỏa thuận năm 1979 và Jordan ký năm 1994.
Iran cảnh báo đáp trả các cuộc không kích của Israel tại Syria Iran tuyên bố đánh bại bất kỳ nỗ lực nào của Israel nhằm gây phương hại vai trò của nước này ở Syria, đồng thời cho hay thời đại các cuộc tấn công "đánh và chạy" của Israel tại nước này đã qua. Tên lửa phòng không được phóng lên từ thủ đô Damascus, Syria. (Nguồn: AP) Ngày 22/11, Iran tuyên bố đánh...