Israel mạnh mẽ tấn công thị trường vũ khí Ấn Độ
Thủ tướng Ấn Độ gần đây kêu gọi Israel hưởng ứng sáng kiến “ Made in India”, được Thủ tướng Israel cho biết, sự phát triển quan hệ song phương là “vô hạn”.
Ngày 28 tháng 9 năm 2014, tại New York, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hội đàm
Trang mạng “Jane’s Defense Weekly” Anh ngày 14 tháng 10 đăng bài viết nhan đề “Từ khi Đảng Nhân dân Ấn Độ lên nắm quyền đến nay, quan hệ quốc phòng Ấn Độ-Israel ấm lên” cho rằng, ngày 29 tháng 9, trong thời gian tham gia Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tổ chức hội đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, tiếp tục làm nổi bật quan hệ chặt chẽ giữa hai nước.
Theo tiết lộ của một số quan chức, quan hệ quốc phòng hai bên là một trong những vấn đề quan trọng của cuộc hội đàm lần này.
Đây là lần đầu tiên cac nha lanh đao hai nươc ngồi cùng nhau trong hươn 10 năm qua.
Một người phát ngôn chính thức cho biết, ông Narendra Modi hy vọng ông Netanyahu cân nhăc hưởng ứng sáng kiến “Made in India” của ông Modi trong hợp tác quốc phòng, hưởng ứng quyết định của Chính phủ Ấn Độ về tăng tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành quốc phòng từ 26% lên 49%.
Ông Narendra Modi hy vọng phát triển công nghiệp quân sự dân tộc, giảm mức độ lệ thuộc vào nhâp khẩu trang bị. Hiện nay, 70% nhu cầu thiết bị quốc phòng của Ấn Độ dựa vào nhập khẩu để đáp ứng.
Video đang HOT
Theo tờ “Bưu điện Jerusalem” Israel, sau cuộc hội đàm, ông Netanyahu cho biết, sự phát triển của quan hệ hai nước “không có giới hạn”.
Tên lửa phòng không Barak trang bị cho tàu chiến của Israel
Ngày 24 tháng 9, Ủy ban an ninh nội các Ấn Độ do ông Modi đứng đầu đã phê chuẩn một chương trình mua sắm đã trì hoãn từ lâu, quyết định chi 143,9 triệu USD, mua 262 quả tên lửa Barak-1 do Công ty Rafael va Công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel nghiên cứu chế tạo cho Hải quân Ấn Độ.
Mặt khác, Thư ký quốc phòng Ấn Độ R.K. Matours đã lặng lẽ tiến hành chuyến thăm 3 ngày tới Tel Aviv, Israel vào đầu tháng 7, thảo luận vấn đề hợp tác phát triển hệ thống tên lửa. Theo tiết lộ của nguồn tin chính phủ, nội dung hội đàm còn bao gồm khả năng mua đạn dẫn đường chính xác và thỏa thuận Ấn Độ chi 12 tỷ rupee mua 15 máy bay không người lái Heron của Công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel. Quân đội Ấn Độ đã trang bị 32 máy bay không người lái tương tự.
R.K. Matours cũng đã thảo luận khả năng mua thêm 2 máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không, bổ sung cho 3 máy bay cảnh báo sớm A-50EI hiện có, do Công ty máy bay Beriev Nga nghiên cứu chế tạo. A-50EI đã mang theo hệ thống radar Phalcon do chi nhánh Ertha, Công ty công nghiệp máy bay Israel nghiên cứu chế tạo, Không quân Ấn Độ đã chi khoảng 2 tỷ USD mua 3 máy bay này vào năm 2004.
Israel còn đề nghị bán cho Ấn Độ hệ thống phòng không Iron Dome do Công ty Rafael nghiên cứu chế tạo. Có tin cho biết, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của bản thân Ấn Độ hiện nay đã gặp phải vấn đề nan giải về công nghệ.
Hệ thống phòng không Iron Dome do Israel chế tạo
Theo tiết lộ từ nguồn tin Chính phủ, sự thực chứng minh radar theo dõi tầm xa Sword Fish trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo “có vấn đề”. Loại radar này do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Ertha hợp tác phát triển, là loại phái sinh của radar EL/M2080 Green Pine, Ấn Độ đã mua 2 radar Green Pine trong các năm 2000, 2001.
Mặt khác, có nguồn tin cho biết, Ấn Độ đang “xem xét nghiêm túc” việc hủy bỏ lệnh cấm mười năm đối với Công ty công nghiệp quân sự Israel vào năm 2012. Sở dĩ ban hành lệnh cấm là do Công ty Israel khi đó bị tình nghi có hành vi tiêu cực khi tiến hành giao dịch với cơ quan nhà nước “Ủy ban nhà máy quân giới Ấn Độ”.
Đối với Israel, tư khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 1 năm 1992 đến nay, quan hệ chiến lược, quân sự va tình báo Ấn Độ có lẽ là quan trọng nhất trong quan hệ với các nước châu Á của Israel.
Ấn Độ cũng rất có thể đã trở thành khách hàng nước ngoài lơn nhât của sản phẩm quốc phòng Israel, tuy mối quan hệ này đều đã bị che phủ thần bí như rất nhiều việc khác của Israel. Hai bên đều không sẵn sàng đưa ra bình luận chính thức đối với hoạt động thăm lẫn nhau của quan chức quân đội và nhà khoa học quốc phòng cùng tình hình mua sắm máy bay không người lái, tên lửa, vũ khí.
Máy bay không người lái Heron Ấn Độ mua của Israel
Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày 12 tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley bất ngờ tiết lộ, từ năm 2011 đến nay, Israel đã trở thành nhà cung ứng trang bị lớn thứ ba của Ấn Độ, chỉ sau hai nước Mỹ, Nga, kim ngạch tiêu thụ đạt 33,89 tỷ rupee.
Chỉ cần là thời kỳ chính phủ chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ do Đảng Nhân dân Ấn Độ lãnh đạo, quan hệ quốc phòng Ấn Độ-Israel sẽ được phát triển. Nhà phân tích quân sự Ấn Độ Arun Sahgal cho biết: “Đảng Nhân dân Ấn Độ đặc biệt có thể tiếp nhận quan điểm của Israel, cho rằng, giống như Israel, xung quanh Ấn Độ có các nước láng giềng ôm lòng thù địch, cho nên Ấn Độ cần gấp tăng cường năng lực quân sự dưới sự giúp đỡ của Israel”.
Theo Giáo Dục
Nhật, Mỹ công bố báo cáo về nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng
Ngày 8/10, Nhật Bản và Mỹ đã công bố báo cáo tạm thời về xem xét lại nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng, nhằm mở rộng phạm vi hợp tác thông qua việc loại bỏ những hạn chế về địa lý đang tồn tại và đảm bảo có phản ứng "thống nhất" trong bối cảnh môi trường an ninh đang thay đổi.
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo được thông qua lần cuối trong cuộc họp các quan chức chính phủ cấp cao hai nước tại Tokyo, Nhật Bản và Mỹ sẽ nghiên cứu thỏa đáng quyết định của Tokyo về phòng thủ tập thể; tăng cường trao đổi hoạt động giữa hai nước nhằm đảm bảo hoà bình và an ninh của Nhật Bản từ thời bình đến những tình huống bất ngờ; mở rộng quy mô hợp tác toàn cầu; hợp tác trong các lĩnh vực mới như không gian vũ trụ và không gian mạng; xem xét hợp tác trong các lĩnh vực giám sát, do thám, hỗ trợ hậu cần và nhân đạo cùng an ninh hàng hải.
Nguyên tắc chỉ đạo hiện nay vốn được sửa đổi năm 1997 để chuẩn bị cho trường hợp xảy ra tình huống bất ngờ trên bán đảo Triều Tiên, giới hạn hợp tác quốc phòng giữa hai nước chỉ trong phạm vi khu vực quanh Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản và Mỹ đặt mục tiêu xác định lại mô hình hợp tác cần thiết để đảm bảo hoà bình và an ninh tại Nhật Bản và xa hơn nữa trong các phạm vi chiến lược mới.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về an ninh liên quan tới những diễn biến gần đây ở hải phận và không phận quanh Nhật Bản, chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên...
Theo Vietnam
Quân đội Trung Quốc tiêu tiền khủng khiếp như thế nào? Mặc dù ngân sách QP của TQ ở mức cao nhưng một phần trong đó phải dùng để nuôi lực lượng quân đội thường trực khổng lồ, ngân sách phát triển vũ khí vẫn hạn chế. Trung Quốc hiện là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới, với con số chính thức năm nay vào khoảng 131 tỷ USD,...