Israel liên tiếp tập kích Syria sau khi ông Assad bị lật đổ
Mặc dù bị Liên hợp quốc ch.ỉ tríc.h nhưng Tel Aviv cho rằng hoạt động quân sự của họ ở Syria là để tăng cường khả năng bảo vệ công dân Israel.
Binh lính quân đội Israel đang tiến về phía vùng đệm bên kia biên giới Syria vào tháng 12/2024 (Ảnh: EPA).
Quân đội Israel ngày 5/1 cho biết, trong những tuần gần đây, họ đã liên tiếp tiến hành các cuộc “tập kích chiến thuật” tại núi Hermon ở Syria.
Chiến dịch quân sự này của Israel trên lãnh thổ Syria đã vấp phải sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Theo Đài Quan sá.t nhâ.n quyền Syria, một tổ chức giám sát chiến tranh có trụ sở ở London, các cuộc không kích do quân đội Israel thực hiện cũng đã diễn ra xung quanh thủ đô Damascus của Syria.
Những vụ tập kích này nhằm phá hủy một kho đạn được sử dụng dưới thời lãnh đạo của cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người đã bị phe đối lập lật đổ hồi tháng trước và đang sống lưu vong tại Nga.
Việc Israel liên tục phát động các chiến dịch quân sự ở Syria đã bị Liên hợp quốc (LHQ) và các quốc gia thành viên cáo buộc vi phạm thỏa thuận ngừng bắ.n kéo dài hàng thập kỷ nay.
Video đang HOT
Về phần mình, Tel Aviv cho rằng hoạt động quân sự của họ ở vùng đệm giữa hai đất nước là để “tăng cường khả năng bảo vệ công dân Israel”.
Các cuộc tập kích diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Israel Gideon Sa’ar thông báo ông đã làm việc với các thành viên của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đang làm nhiệm vụ ở biên giới giữa Syria và Israel.
Lực lượng Quan sát viên của LHQ tại Cao nguyên Golan (UNDOF) được Hội đồng Bảo an LHQ thành lập năm 1974 nhằm duy trì thỏa thuận ngừng bắ.n giữa các lực lượng Israel và Syria sau cuộc chiến 1973 cũng như để giám sát vùng đệm được thiết lập tại đây.
Sau khi các lực lượng đối lập Syria bất ngờ lật đổ chính quyền của Tổng thống
After, bộ binh Israel đã đưa quân vào và vượt qua cả khu vực phi quân sự, đán.h dấu mốc đây là lần đầu tiên họ tiến vào Syria sau nửa thế kỷ.
Tổng thư ký LHQ António Guterres đã lên tiếng ch.ỉ tríc.h Israel vi phạm thỏa thuận năm 1974.
Đán.h giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria
Các lực lượng thân Iran ở Liban, Yemen và Dải Gaza chịu những tác động lớn sau chính biến tại Syria.
Thêm những đòn giáng mạnh
Khói lửa bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Học giả Ali Akbar Dareini tại Tehran đán.h giá, hiện tại Tehran đã mất đi một đồng minh chiến lược ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ và điều đó sẽ tác động đến ảnh hưởng của nước này trong khu vực về ngắn hạn.
Ông phân tích với Al Jazeera: "Thiệt hại quan trọng nhất đối với lợi ích an ninh của Iran là tình trạng đứt liên lạc trên bộ với Liban. Trục Tehran-Baghdad-Damascus-Beirut đã giúp Iran dễ dàng tiếp cận Hezbollah. Sự sụp đổ của chính phủ Tổng thống Assad đặt ra thách thức lớn đối với triển vọng tái thiết và tái trang bị mạng lưới kháng chiến, đặc biệt là Hezbollah". Ông đồng thời cho rằng Israel giờ đây sẽ dễ dàng tấ.n côn.g Hezbollah khi lệnh ngừng bắ.n vẫn còn mong manh.
Từ những năm 1980, với sự hỗ trợ của Iran, Hezbollah đã phát triển thành lực lượng chính trị lớn ở Liban, đồng thời sở hữu sức mạnh quân sự vượt trội. Tuy nhiên, trong năm qua, Hezbollah đã chịu tổn thất đáng kể bởi đòn tấ.n côn.g của Israel, bao gồm cả việc thủ lĩnh lâu năm Hassan Nasrallah cùng các chỉ huy cấp cao bị á.m sá.t.
Đáng chú ý, Israel cũng lợi dụng chính biến vừa qua để tiến sâu vào Syria, kiểm soát những vùng đất rộng lớn ở phía Nam quốc gia này, đồng thời thực hiện hành hàng trăm cuộc không kích. Israel lo ngại rằng sau khi Tổng thống Assad bị lật đổ, vũ khí quân đội Syria có thể rơi vào tay các thế lực thù địch đ.e dọ.a Tel Aviv, trong đó có Hezbollah. Ngày 10/12, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhấn mạnh Israel sẽ tìm cách thiết lập quan hệ với chính quyền mới tại Syria, nhưng cũng không ngần ngại tấ.n côn.g đáp trả nếu có nguy hiểm với Tel Aviv.
Về phần mình, ông Khamenei đán.h giá rằng Israel đang chuẩn bị thông qua Syria để bao vây Hezbollah và nhổ tận gốc lực lượng này, nhưng ông cảnh cáo bên sẽ bị nhổ tận gốc là Israel. Tướng Hossein Salami, Tư lệnh IRGC, nhấn mạnh rằng ông không chấp nhận khi binh sĩ Israel hiện chỉ cách Damascus vài km.
Gần đây, Israel tiếp tục tấ.n côn.g một thành viên khác của "trục kháng chiến" là lực lượng Houthi tại Yemen. Vào đêm 18/12, Israel đã không kích vào cơ sở hạ tầng của Yemen lần thứ ba kể từ tháng 7, khiến 9 người t.ử von.g và gây hư hại cho cơ sở dầu mỏ, tàu thuyền tại một cảng lớn và các nhà máy điện.
Truyền thông Israel cũng đưa tin rằng quân đội và các cơ quan tình báo nước này đang lên kế hoạch á.m sá.t các lãnh đạo Houthi để làm mất ổn định lực lượng này. Theo tờ Israel Hayom, họ đã nhắm mục tiêu vào thủ lĩnh Houthi Abdel-Malik al-Houthi.
Tuy nhiên, Houthi cũng không đứng yên trước các cuộc tấ.n côn.g của Israel. Houthi vào ngày 19/12 tuyên bố đã phóng 2 tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu quân sự ở Israel. Sau đó, đến ngày 21/12, quân đội Israel cho biết đã đán.h chặn không thành công một tên lửa của Yemen và tên lửa này đã rơi xuống Tel Aviv làm 14 người bị thương nhẹ.
Từ tháng 11/2023, Houthi đã tiến hành nhiều vụ tấ.n côn.g bằng rocket và thiết bị bay không người lái vào các thành phố của Israel và các tàu có liên quan đến Israel trên Biển Đỏ, nhằm bày tỏ tình đoàn kết với người Palestine ở Dải Gaza.
Tại Iraq, Mỹ đã yêu cầu Baghdad giải tán các nhóm vũ trang có liên kết với Iran. Cố vấn cấp cao của Thủ tướng Iraq - ông Ibrahim Al-Sumaidaie vào ngày 18/12 phát biểu trên truyền hình rằng Washington đã đ.e dọ.a sẽ sử dụng vũ lực nếu chính phủ Iraq không chấp thuận yêu cầu này. Nhiều nhóm vũ trang với đa số thành viên là người Hồi giáo theo dòng Shia, liên kết với Iran, hiện là một phần của lực lượng an ninh chính thức của Iraq.
"Trục kháng chiến" thay đổi
Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei phát biểu tại thủ đô Tehran. Ảnh: THX/TTXVN
Theo giáo sư Vali Nasr tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến thuộc Đại học Johns Hopkins, hiện nay, "trục kháng chiến" không còn có thể hoạt động như trước.
Ông nhận định: "Mặc dù vẫn còn hiện diện ở Iraq và Yemen, nhưng sẽ không thể giữ vai trò chiến lược như trước đây. Nếu muốn lấy lại tầm ảnh hưởng, 'trục kháng chiến' phải tồn tại dưới một hình thức khác".
Theo ông Hamidreza Azizi tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức, ba trụ cột chính dựng "trục kháng chiến" đã thay đổi mạnh mẽ sau chính biến tại Syria. Trụ cột đầu tiên là mối liên hệ về mặt địa lý giữa các thành viên chủ chốt, được bổ sung và kéo dài đến Địa Trung Hải với Hamas và Islamic Jihad ở Gaza cùng Houthi ở Yemen nắm giữ sườn phía Nam. Trụ cột thứ hai là sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các thành viên, với nguyên tắc mối đ.e dọ.a đối với một thành viên của trục được coi là mối đ.e dọ.a đối với tất cả, kích hoạt phản ứng tập thể.
Ông Azizi cho biết hai trụ cột đầu tiên đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không muốn nói là bị phá hủy, nhưng trụ cột thứ ba vẫn còn và có thể đã được củng cố ở một số khía cạnh.
"Tình hình đang thay đổi này có thể được mô tả là kháng chiến mà không có trục. Những gì chúng ta đang chứng kiến là Iran cố gắng củng cố tuyến phòng thủ tiề.n tiêu của nước này tại Iraq và Yemen, trong khi phần còn lại của trục hoạt động với năng lực giảm đáng kể và phối hợp kém hơn nhiều so với trước đây", ông kết luận.
Bước đi tiếp theo của Nga ở Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ Nga có thể sẽ phải tìm cách hòa hợp với chính phủ mới của Syria sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ. Xe quân sự Nga ở Syria (Ảnh: Reuters). "Nhiều khả năng Nga và chính phủ mới của Syria sẽ duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Cả hai bên đều có lợi ích chiến lược giao thoa và có...