Israel lên kế hoạch thu ‘phí tắc đường’ ở Tel Aviv
Nội các Chính phủ Israel ngày 2/8 đã thông qua kế hoạch thu “phí tắc đường” đối với khu vực đô thị Tel Aviv.
Tuy nhiên, khoản phí này chưa được áp dụng ngay mà cần chờ tới năm 2024, khi cơ sở hạ tầng liên quan đã sẵn sàng.
Quang cảnh đường cao tốc Ayalon ở Tel Aviv năm 2015. Ảnh: timesofisrael.com
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, “phí tắc đường” có tên gọi chính thức là “ phí vận tải công cộng” sẽ được áp dụng với các phương tiện giao thông di chuyển tại các khu vực dễ xảy ra ách tắc trong giờ cao điểm. Mục tiêu của khoản phí này là nhằm khuyến khích người dân giảm sử dụng phương tiện cá nhân, chuyển sang hệ thống giao thông công cộng trong giờ cao điểm, đồng thời góp phần giảm tình trạng tắc đường ngày càng nghiêm trọng hơn ở Tel Aviv và giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường. Bộ Tài chính Israel dự kiến khoản phí này sẽ đóng góp 2,7 tỷ Shekel (840 triệu USD) cho ngân sách quốc gia và được đầu tư cho kế hoạch 5 năm phát triển giao thông công cộng.
Quyết định thu phí tắc đường tại Tel Aviv nằm trong dự thảo luật Kế hoạch Kinh tế được đưa ra từ tháng 7/2021 và dự kiến sẽ được bỏ phiếu tại Quốc hội cùng ngân sách quốc gia vừa được Nội các thông qua tối ngày 1/8.
Tuy nhiên, Israel sẽ cần ít nhất 30 tháng để chuẩn bị cơ sở vật chất như lắp đặt camera giám sát và tính phí, hệ thống thanh toán hoá đơn và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, nhất là tuyến tàu điện ngầm nội đô Tel Aviv.
Theo kế hoạch, Tel Aviv sẽ được chia thành 3 khu vực tính phí giao thông trong giờ cao điểm (từ 6h30 – 10h và từ 15h – 19h các ngày trong tuần). Chi phí tối đa mỗi phương tiện có thể phải nộp trong 1 ngày là 37,5 Shekel (11,6 USD). Xe ô tô và xe máy cá nhân là đối tượng nộp phí. Xe taxi, xe tải và các xe công vụ dự kiến sẽ được miễn trừ khoản phí giao thông công cộng này.
Israel nới lỏng một số hạn chế tại Dải Gaza
Israel ngày 30/7 thông báo sẽ nới lỏng một số biện pháp hạn chế đang được áp đặt tại Dải Gaza, trong đó có việc mở rộng khu vực được phép đánh bắt cá.
Thuyền đánh cá neo tại cảng ở thành phố Gaza ngày 11/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, ông Ghassan Alian, phụ trách điều phối các hoạt động của Chính phủ Israel tại các vùng lãnh thổ của người Palestine, cho biết: "Từ ngày 1/8, thiết bị và hàng hóa sẽ được phép vận chuyển vào Gaza, trong đó có vật tư phục vụ dự án được cộng đồng quốc tế tài trợ trong các lĩnh vực thực phẩm, cấp nước, y tế và nghề cá".
Người dân Gaza cũng được phép đi sang Jordan qua Israel và phía Israel cũng cho phép 29 phương tiện đang bị giữ tại các cảng của Israel từ tháng 5 vào Gaza. Phía Israel cũng đã thông báo cho chính quyền Palestine về việc mở lại khu vực được phép đánh cá ngoài khơi Dải Gaza ra 12 hải lý bắt đầu từ ngày 30/7.
Thông báo của Israel nêu rõ việc nới lỏng hạn chế được đưa ra căn cứ trên đánh giá về tình hình an ninh hiện nay. Israel áp dụng các biện pháp phong tỏa Dải Gaza sau khi phong trào Hamas của Palestine giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này năm 2007. Các lệnh phong tỏa đã được thắt chặt sau cuộc xung đột giữa Israel và Hamas kéo dài 11 ngày hồi tháng 5 vừa qua.
Indonesia sở hữu 120 triệu liều vaccine Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 9/7, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết tính đến nay, quốc gia này đã tiếp nhận tổng cộng 119.735.200 liều vaccine ngừa COVID-19 thông qua hợp tác song phương cũng như đa phương. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN Cụ thể, số vaccine trên bao gồm 108,5 triệu liều từ hãng Sinovac,...