Israel, Hy Lạp và Cyprus sắp ký thỏa thuận đường ống dẫn khí EastMed
Dự án EastMed được cho là sẽ biến Cyprus, Hy Lạp và Israel trở thành các nhân tố quan trọng trong hệ thống cung cấp năng lượng cho châu Âu.
(Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)
Ngày 22/12, chính phủ Hy Lạp cho biết nước này cùng với Israel và Cyprus sẽ ký thỏa thuận về dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ biển Đông Địa Trung Hải tới châu Âu.
Dự án đường ống này có tên là EastMed.
Văn phòng Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết thỏa thuận xây dựng đường ống EastMed sẽ được ký tại Athens vào ngày 2/1/2020 với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades.
Dự án EastMed được cho là sẽ biến Cyprus, Hy Lạp và Israel trở thành các nhân tố quan trọng trong hệ thống cung cấp năng lượng cho châu Âu và ngăn cản các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong mở rộng kiểm soát tại biển Đông Địa Trung Hải.
Trước đó vào tháng 11/2018, Israel và Hy Lạp, Italy, Cyprus đạt đồng thuận về dự án lắp đặt đường ống thuộc dự án EastMed kết nối từ các mỏ khí đốt của Israel tại Đông Địa Trung Hải đến ba nước trên để vào châu Âu, trị giá trên 7 tỷ USD.
Dự án EastMed sẽ lắp đặt đường ống dẫn khí đốt dài nhất và sâu nhất trên thế giới. Đường ống của dự án này có điểm khởi đầu cách bờ biển phía Nam của Cyprus khoảng 170km, kéo dài 2.200 km tới Otranto, Italy, chạy qua đảo Crete và đất liền Hy Lạp.
Video đang HOT
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt có khả năng vận chuyển khoảng 9-12 tỷ m3 khí/năm. Sau khi hoàn thành, hệ thống đường ống này sẽ góp phần giúp châu Âu đa dạng hóa nguồn cung năng lượng.
Nhu cầu nhập khẩu khí đốt của châu Âu được dự báo lên tới 100 tỷ m3/năm vào năm 2030.
Việc phát hiện các mỏ khí lỏng tại biển Đông Địa Trung Hải đã làm bùng phát sự tranh chấp về năng lượng và chủ quyền giữa Cyprus và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt vì cử các tàu thăm dò tiến hành khảo sát dầu và khí đốt tự nhiên ngoài khơi Cyprus./.
Theo Bùi Công Đồng (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Đạo luật ủy quyền quốc phòng 738 tỷ USD của Mỹ gây xôn xao
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua, 20/12, ký phê chuẩn luật ủy quyền quốc phòng trị giá 738 tỷ USD với nhiều nội dung gây chú ý như ngăn chặn đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga đến châu Âu, trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và thành lập nhánh thứ 6 của quân đội Mỹ - lực lượng Không gian.
Mỹ hỗ trợ Ukraine, Israel 800 triệu USD
Theo Sputnik, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2020 (NDAA) đưa Nga vào danh sách cần theo dõi vì đang tích cực gia tăng sự hiện diện quân sự ở châu Phi.
Trong khi đó, Ukraine được Mỹ trao gói hỗ trợ an ninh trị giá 300 triệu USD, bao gồm 100 triệu USD xây dựng hệ thống vũ khí phòng thủ.
Syria bị trừng phạt với cáo buộc vi phạm nhân quyền, còn Israel, đồng minh chủ chốt của Mỹ ở Trung Đông, được tài trợ toàn bộ chi phí phát triển hệ thống phòng thủ chống tên lửa lên tới 500 triệu USD.
Trong NDAA, Quốc hội Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump đuổi việc đàm phán gia hạn Hiệp ước START mới, thỏa thuận vũ khí hạt nhân duy nhất còn lại với Nga.
START mới sẽ hết hạn vào đầu tháng 2/2021. Những Quốc hội Mỹ muốn gia hạn hiệp ước này đến tháng 2/2026, trừ khi tổng thống xác định Moscow vi phạm thỏa thuận, hoặc lập ra một thỏa thuận khác hiệu quả hơn.
Nỗ lực ngăn chặn Nord Stream 2
NDAA vạch ra các lệnh trừng phạt bắt buộc đối với Nord Stream 2 và TurkStream - hai đường ống được xây dựng để xuất khẩu khí đốt từ Nga sang châu Âu, bỏ qua Ukraine.
Mỹ coi đây là một công cụ địa chính trị của Moscow, chứ không chỉ đơn thuần là một dự án kinh tế. Từ đó, châu Âu sẽ thêm phụ thuộc vào Nga, và đổ hàng tỷ USD vào kho bạc của Kremlin.
F-35 và S-400
Ngoài Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một mục tiêu chính của NDAA.
Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải từ bỏ hệ thống S-400 mà nước này đã mua của Nga, đồng thời phải cam kết sẽ không tiếp nhận hệ thống này trong tương lai, nếu muốn trở lại chương trình phát triển máy bay tàng hình thế hệ năm F-35.
Để thay thế S-400, dự luật vạch ra phương án cung cấp hệ thống phòng không Patriot của Mỹ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Đáng chú ý, NDAA dỡ bỏ lệnh cấm bán hoặc chuyển vũ khí sang đảo Síp bất chấp mâu thuẫn chưa được giải quyết với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời hỗ trợ đối tác năng lượng của Síp là Hy Lạp và Israel.
Lực lượng Không gian
NDAA chính thức tuyên bố thành lập lực lượng Không gian - nhánh thứ sáu của quân đội Mỹ, và là nhánh đầu tiên được ra mắt trong 7 thập kỉ.
Trước đó, Không quân Mỹ được thành lập năm 1947 sau khi có những đóng góp quan trọng trong Thế chiến II.
"Tương tự như vậy, sự phụ thuộc của chúng tôi vào tiềm năng không gian đã tăng lên đáng kể. Duy trì sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực này giờ là nhiệm vụ của lực lượng Không gian Mỹ", Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nói hôm thứ Sáu.
Tổng thống Trump đã thừa nhận trước đó rằng lực lượng Không gian sẽ đóng một phần quan trọng trong khả năng tác chiến của Mỹ.
Khoản ngân sách quốc phòng trị giá 738 tỷ USD bao gồm 658,4 tỷ USD phân bổ cho các chương trình an ninh quốc gia của Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng Mỹ, 71,5 tỷ USD dành cho các chiến dịch ở nước ngoài và 5,3 tỷ USD hỗ trợ tái thiết sau các thảm họa thiên nhiên.
MINH HẠNH
Theo tienphong.vn/Sputnik
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo hậu quả nếu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Cyprus Ngày 17/12, Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo việc việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí trong nhiều thập kỷ qua đối với Cyprus sẽ là một "bước leo thang nguy hiểm". Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu tại một cuộc họp báo ở Ankara. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu...