Israel đưa 18 chiến đấu cơ bảo vệ tân thái tử Ả Rập Saudi?
Không quân Israel được cho là đã điều viện binh đến bảo vệ tân thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman trước khả năng xảy ra đảo chính hoàng gia.
Phi đội chiến đấu cơ F-16 và một máy bay tiếp nhiên liệu của không quân Israel.
Theo Times of Israel, đây là thông tin được hãng thông tấn Iran Fars News đăng tải ngày 22.6. Bài viết trên Far News với tiêu đề “18 chiến đấu cơ Israel triển khai đến Ả Rập Saudi để ngăn đảo chính”.
Phi đội máy bay Israel đã hạ cánh xuống lãnh thổ Ả Rập Saudi, bao gồm 18 chiến đấu cơ loại “F-16, F-15CD và F-16CD” và hai máy bay chở dầu, hai máy bay vận tải C-130, trang bị hệ thống tác chiến điện tử. Các máy bay này có mặt ở Ả Rập Saudi vào ngày 22.6, Fars News cho biết.
Truyền thông nhà nước Iran nói các chiến đấu cơ Israel có mặt ở Ả Rập Saudi theo yêu cầu của tân thái tử Mohammed bin Salman, nhằm ngăn chặn mọi âm mưu đảo chính của người anh họ, thái tử bị phế truất Mohammed bin Nayef.
Phát ngôn viên quân đội Israel không phủ nhận hay xác nhận thông tin này, nói quân đội không bình luận về nguồn tin từ nước ngoài.
Quốc vương Ả Rập Saudi Salman (phải) và tân thái tử Mohammed bin Salman.
Giới phân tích Ả Rập từ năm 2015 đã đồn đoán về khả năng con trai của quốc vương Ả Rập Saudi được lựa chọn làm người nối ngôi khi cha qua đời. Mohammad bin Salman, 31 tuổi, đã dần thâu tóm quyền lực, phô trương tầm ảnh hưởng, thể hiện lập trường cứng rắn đến mức ông còn được gọi là “hoàng tử chiến tranh”.
Tuy nhiên, nguồn tin từ Ả Rập Saudi nói hoàng tử Mohammed bin Nayef chấp nhận từ bỏ vị trí thái tử trong hòa bình và cam kết hợp tác người em họ Mohammed bin Salman.
Video đang HOT
Trong bài viết, hãng thông tấn Far News cũng dẫn nguồn tin giấu tên nói Mohammed bin Salman đã nhiều lần đến Nhà Trắng gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump để thuyết phục chính quyền ở Washington về sự thay đổi trong hoàng gia Ả Rập Saudi
Quốc vương Salman hiện đã 81 tuổi và thời điểm con trai lên nối ngôi “đã cận kề”. Hồi tháng 4, một nhà phân tích nổi tiếng ở Yemen nói “Ả Rập Saudi hối lộ Mỹ 200 tỷ USD để đổi lấy sự ủng hộ trong cuộc chiến chống phiến quân Houthi ở Yemen”.
Theo Danviet
Đằng sau thương vụ tỷ USD Qatar mua chiến đấu cơ Mỹ
Thỏa thuận mua chiến đấu cơ F-15 lên tới 12 tỷ USD và chuyến thăm đến Doha của hai tàu chiến Mỹ đã khẳng định quan hệ đồng minh không thể thay thế giữa Mỹ và Qatar.
Qatar đạt thỏa thuận mua chiến đấu cơ F-15 Mỹ trị giá 12 tỷ USD.
Theo Washington Post, Qatar hiện là nơi đóng quân của 10.000 binh sĩ Mỹ cùng các chiến đấu cơ tối tân. Quốc gia này đang rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Ả Rập Saudi.
Rạn nứt trong quan hệ Mỹ-Qatar dường như đã xuất hiện sau những bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump chỉ trích Qatar tài trợ khủng bố và ủng hộ các biện pháp cô lập Doha của Ả Rập Saudi
Tuy nhiên, trong một động thái gây bất ngờ, Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid bin Mohammed al-Attiyah đã có cuộc gặp với người đồng cấp James Mattis ở Washington. Hai đã ký vào thỏa thuận mua chiến đấu cơ F-15 trị giá 12 tỷ USD.
"Qatar và Mỹ đã củng cố quan hệ hợp tác quân sự bằng cách cùng nhau chiến đấu trong nỗ lực nhằm loại trừ khủng bố và thúc đấy một tương lai thịnh vượng giữa hai nước", ông al-Attiyah phát biểu sau lễ ký kết.
Tháng 11.2016, Qatar cũng tuyên bố ký hợp đồng 21,1 tỷ USD mua 72 chiến đấu cơ F-15QA của Mỹ. Hiện chưa rõ hai hợp đồng này có phải là một hay không. Quan chức Qatar hiện chưa trả lời phóng viên AP về vấn đề này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (trái) và người đồng cấp Qatar.
Việc ký kết hợp đồng ngày 14.6 đến trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cam kết ủng hộ Qatar. Ông Mattis coi căn cứ không quân al-Udeid ở Qatar đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria và Iraq.
Ông Mattis nói "Qatar đang đi đúng hướng" còn Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi các nước Ả Rập ở vùng Vịnh cùng duy trì sự thống nhất.
Trong khi đó, hai tàu tuần tra của hải quân Mỹ cùng có mặt ở Doha vào ngày 15.6 để tập trận cùng hải quân Qatar. Phát ngôn viên hải quân Mỹ Bill Urban nói đây là hoạt động "thường kỳ" và đã được lên kế hoạch từ trước.
Giới quan sát nhận định, động thái mua vũ khí bất ngờ của Qatar là mũi tên trúng nhiều đích.
Thỏa thuận này nhắm trực tiếp đến Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông al-Attiyah nói, đơn hàng sẽ giúp tạo ra thêm 60.000 việc làm cho người Mỹ, đúng với khẩu hiệu mà ông Trump nhắc đến trong suốt chiến dịch tranh cử.
Đối với quốc gia giàu dầu mỏ như Qatar, duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ không phải là điều khó khăn.
Nói cách khác, quốc gia vùng Vịnh giàu có nhất thế giới đang sử dụng nguồn tiền kếch xù thu được từ dầu mỏ để thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ. Qua đó, Qatar gián tiếp làm suy yếu nỗ lực cô lập nước này của Ả Rập Saudi và đồng minh.
Nếu Ả Rập Saudi có ý định tấn công Qatar, nước này chắc chắn sẽ phải nghĩ lại khi thấy hoạt động quân sự của Mỹ ở Qatar vẫn diễn ra như chưa từng có bất kỳ mâu thuẫn nào.
David B. Roberts, trợ lý giáo sư tại Đại học King's College London nhận định, Qatar từ lâu đã cố gắng duy trì quan hệ thân thiết với Mỹ, bằng cách mở căn cứ quân sự hoặc mua vũ khí.
Thông điệp trái ngược của chính quyền Tổng thống Trump thời gian qua càng làm cho Qatar cố gắng hơn nữa để giữ lấy mối quan hệ này.
"Qatar từ lâu đã muốn trở thành đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực, cạnh tranh với Ả Rập Saudi", ông Roberts nói. "Với một quốc gia giàu có như Qatar thì điều này không phải là vấn đề quá khó khăn".
Trả lời trên Sputnik, chuyên gia Iran Mosib Na'imi nhận định, mỗi khi Qatar đạt thỏa thuận mua vũ khí Mỹ thì đó là vì mối quan hệ với Washington.
Thủ đô Doha của quốc gia giàu có Qatar nhìn từ trên cao.
"Mỗi khi Mỹ cần các đơn hàng, hay chỉ đơn giản là để củng cố quan hệ, Qatar sẵn sàng chi từ 12-30 tỷ USD", ông Na'imi nói. "Các nước vùng Vịnh như Qatar không cần phải mua một lượng lớn chiến đấu cơ như vậy. Tất cả đều là do Mỹ".
Ông Na'imi phân tích, không rõ Qatar sẽ sử dụng phi đội chiến đấu cơ F-15 lên tới hàng trăm chiếc như thế nào khi nhân lực quân sự của nước này quá mỏng. "Nếu Qatar phủ kín lãnh thổ đất nước bằng vũ khí và trang thiết bị quân sự thì chính điều đó tạo ra tình trạng không an toàn".
Theo ông Na'imi, Mỹ cũng áp dụng chiến lược này với cả Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Vũ khí Mỹ bán cho các nước vùng Vịnh chỉ giới hạn những trang thiết bị thông thường nhưng lại đi kèm các gói nâng cấp đắt đỏ.
Ở Trung Đông, Israel mới là đồng minh quan trọng nhất và được Mỹ tin tưởng trao cho những công nghệ hiện đại nhất như chiến đấu cơ F-35.
Có thể nói, Qatar đã thành công khi củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ bằng bản hợp đồng 12 tỷ USD. Nhưng mâu thuẫn nội tại giữa các nước vùng Vịnh thì vẫn chưa thể được giải quyết.
Theo Danviet
Lo Pakistan đưa quân đến Qatar, Ả Rập Saudi ra tối hậu thư Quốc vương Ả Rập Saudi đã ra tối hậu thư, yêu cầu Pakistan thể hiện rõ lập trường trong cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nawaz Sharif. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (trái) gặp Quốc vương Ả Rập Saudi Salman. Theo India Times, Pakistan tuần trước đã bác bỏ thông tin nói rằng nước này chuẩn bị...