Israel doạ trả đũa nếu HĐBA công nhận Palestine
Ngày 26.9, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bắt đầu quá trình tư vấn về việc nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas nộp đơn đề nghị LHQ công nhận Nhà nước Palestine.
Từ New York trở về bờ Tây hôm 25.9, ông Abbas được chào đón như một anh hùng.
Đề nghị này cần sự ủng hộ của 9 trong số 15 thành viên của HĐBA. Mặc dù Nga, Trung Quốc, Brazil, Lebanon, Ấn Độ, Nam Phi ủng hộ Palestine, nhưng Mỹ nói rằng họ sẽ phủ quyết. Nguy cơ đối đầu đã tạo ra một bài toán ngoại giao nhằm vô hiệu hoá phiếu phủ quyết của Mỹ. HĐBA phải quyết định liệu nên đưa ra hay nên trì hoãn việc xem xét đề nghị của Palestine.
HĐBA đang đứng trước một vấn đề khó khăn: Họ nhận được đề nghị kết nạp thành viên từ một chính thể không phải là nhà nước, nhưng được sự ủng hộ quốc tế mạnh mẽ; với một bên là sự phản đối của cường quốc lớn nhất thế giới. Các nhà ngoại giao cho rằng phải mất nhiều tuần nữa vấn đề mới được đưa ra bỏ phiếu tại Đại Hội đồng LHQ.
Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman – phát biểu hôm 25.9 -, doạ rằng nếu LHQ công nhận Palestine là thành viên đầy đủ thì sẽ gây “hậu quả nghiêm trọng”. Ông Lieberman – người đứng đầu đảng cực hữu trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu – không nói rõ Israel sẽ trả đũa thế nào. Trong quá khứ, ông Lieberman từng đề nghị cắt đứt quan hệ với chính quyền Palestine nếu chính quyền này được công nhận mà không có hiệp định hoà bình với Israel.
Video đang HOT
Israel vẫn lo ngại rằng, ngay cả nếu Mỹ phủ quyết tại HĐBA, thì Palestine vẫn có thể giành được sự ủng hộ của Đại Hội đồng LHQ với một quy chế thành viên giới hạn hơn.
Đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palestine bế tắc từ tháng 9.2010. Palestine từ bỏ đàm phán để phản đối việc Israel xây dựng các khu định cư Do Thái ở bờ Tây. Trong bài phát biểu tại LHQ cuối tuần trước, Thủ tướng Israel Netanyahu nói rằng, bản chất của cuộc xung đột không phải là các khu định cư, mà là việc người Palestine từ chối công nhận Israel là Nhà nước Do Thái.
Từ New York trở về bờ Tây hôm 25.9, ông Abbas được chào đón như một anh hùng (ảnh). Phát biểu tại đây, ông nhắc lại việc từ chối đàm phán với Israel nếu phía Israel không chấm dứt xây dựng các khu định cư Do Thái. “Chúng tôi nhấn mạnh với tất cả rằng, chúng tôi muốn đạt được các quyền của mình thông qua biện pháp hoà bình, thông qua đàm phán, nhưng không phải là đàm phán với bất kỳ điều kiện nào. Chúng tôi sẽ chỉ đồng ý lấy luật pháp quốc tế là cơ sở cho đàm phán và phải chấm dứt hoàn toàn việc xây các khu định cư”.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Netanyahu một lần nữa đã kêu gọi phía Palestine đàm phán vô điều kiện. Tuần trước, nhóm bộ tứ về Trung Đông gồm Mỹ, Nga, EU và LHQ đã kêu gọi Palestine và Israel nối lại đàm phán trong vòng một tháng và hướng tới thoả thuận vào cuối năm 2012. Cả Israel và Palestine đều chưa trả lời chính thức kế hoạch của bộ tứ về nối lại đàm phán trực tiếp.
Ngày 26.9, sau khi từ New York trở về, ông Netanyahu gặp các bộ trưởng của ông để thảo luận về đề xuất này. Ngoại trưởng Israel Lieberman nói Israel không nhiệt tình với đề xuất của nhóm bộ tứ, nhưng “sẵn sàng mở lại đàm phán trực tiếp” với người Palestine. Còn ông Abbas cũng hứa thảo luận với các nhà lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và các quan chức cao cấp khác của Israel.
Theo Lao Động
Palestine yêu cầu Israel chấm dứt xây dựng tại Jerusalem
Tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông sẽ không thể thiếu nỗ lực của Israel trong việc từ bỏ kế hoạch xây dựng khu tái định cư Do Thái.
Trở về Ramallah 2 ngày sau khi gửi đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 25/9 một lần nữa nhắc lại lập trường phản đối mọi đề xuất khôi phục tiến trình hòa bình Trung Đông mà thiếu nỗ lực của Israel từ bỏ kế hoạch xây dựng các khu định cư Do Thái.
Ông Abbas tuyên bố, Palestine đã khẳng định mong muốn hưởng các quyền chính đáng của mình thông qua các biện pháp hòa bình, đàm phán, song không phải bằng bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Đây được xem là câu trả lời của ông Abbas đối với yêu cầu của Nhóm bộ Tứ về hòa bình Trung Đông về nối lại vô điều kiện các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palesine.
Trước đó vài giờ, Ngoại trưởng Israel Lieberman cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu như Tổng thống Palestine giành thắng lợi tại Liên Hợp Quốc.
Ông Mahmoud Abbas phát biểu trước tòa thể nhân dân tại Ramallah sau khi từ Mỹ trở về (Ảnh: Getty)
Ông Lieberman nhấn mạnh, nếu như Palestine đạt được sự thông qua một Nghị quyết đơn phương dù ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hay Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, điều này sẽ đặt Israel vào trong một tình thế hoàn toàn mới và có thể có những hậu quả rất nghiêm trọng.
Ông này cũng cho biết thêm, dù còn nhiều hoài nghi về đề xuất của nhóm Bộ Tứ song Chính phủ Israel sẵn sàng nối lại ngay lập tức các cuộc đàm phán.
** Cũng trong ngày 25/9, Chính phủ Nigeria đã tái nhắc lại lập trường ủng hộ việc Palestine đệ đơn lên Liên Hợp Quốc công nhận là một Nhà nước độc lập.
Ngoại trưởng Nigeria khẳng định, nước này đã công nhận Palestine là một Nhà nước độc lập từ năm 1984 và lập trường này là không thay đổi.
Nigeria có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Palestine và Isarel, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, thương mại và tôn giáo. Nigeria mong muốn hai Nhà nước Palestine và Israel sống hòa bình bên cạnh nhau./.
Theo VOVnew
9 phiếu cho Palestine và thế lưỡng nan của Mỹ Bất chấp những đe dọa từ Mỹ, Palestine vẫn quyết tâm gia nhập Liên Hợp Quốc với tư cách đầy đủ của một Nhà nước Palestine độc lập. Hôm qua 23/9, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chính thức đệ trình đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc lên Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon với mong muốn trở thành thành...