Israel dọa tấn công chương trình hạt nhân Iran
Quan chức Israel cho rằng “không có lựa chọn nào khác” ngoài tấn công chương trình hạt nhân Iran khi chính trị gia bảo thủ Ebrahim Raisi đắc cử Tổng thống.
“Chiến thắng của Ebrahim Raisi trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran khiến chúng ta không có lựa chọn nào ngoài chuẩn bị những kế hoạch tấn công nhằm vào chương trình hạt nhân của họ. Điều này sẽ cần ngân sách và tái phân bổ nguồn lực”, kênh truyền hình Channel 12 của Israel ngày 20/6 dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên.
Quan chức này cho hay giới chức an ninh Israel tin rằng Raisi, một cựu thẩm phán Iran có quan điểm siêu bảo thủ, sẽ áp dụng chính sách đối ngoại và hạt nhân cứng rắn sau khi lên nắm quyền.
Nhà máy hạt nhân Natanz của Iran hôm 21/4. Ảnh: Planet Labs .
Video đang HOT
Ngoại trưởng Israel Yair Lapid trước đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự trên mạng xã hội. “Tân Tổng thống Iran là người có quan điểm cực đoan, quyết tâm theo đuổi tham vọng hạt nhân và chiến dịch khủng bố toàn cầu. Cần thúc đẩy quyết tâm chấm dứt chương trình hạt nhân Iran và tham vọng mang tính hủy diệt khu vực của họ sau chiến thắng của ông ấy trong cuộc bầu cử”, Ngoại trưởng Lapid cho hay.
Các phát biểu được đưa ra sau khi ông Raisi, 60 tuổi, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran. Tổng thống đắc cử Raisi sẽ nhậm chức sau 45 ngày, trở thành tổng thống thứ tám của Iran. Cho đến thời điểm đó, người tiền nhiệm Hassan Rouhani của ông vẫn nắm quyền.
Raisi đã trải qua hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành tư pháp Iran, từng là tổng công tố viên của Tehran giai đoạn 1989-1994, phó lãnh đạo cơ quan tư pháp giai đoạn 2004-2014 và sau đó là tổng công tố viên quốc gia năm 2014. Ông bị Mỹ liệt vào danh sách trừng phạt năm 2019 với cáo buộc vi phạm nhân quyền, điều mà Iran luôn bác bỏ.
Iran không công nhận nhà nước Israel, luôn ủng hộ các tổ chức vũ trang chống lại nước này và thường xuyên đe dọa Israel. Ngược lại, Tel Aviv cũng coi Tehran là một mối đe dọa hiện hữu và là mối nguy lớn nhất đối với tương lai của đất nước khi cáo buộc Iran có tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân. Iran bác bỏ cáo buộc này, khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ phục vụ mục đích hòa bình.
Israel 'tấn công cơ sở hạt nhân Iran'
Iran cáo buộc Israel tấn công "khủng bố" cơ sở hạt nhân Natanz, điều Israel dường như không phủ nhận.
Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) hôm 11/4 cho biết cơ sở hạt nhân Natanz của nước này đã bị tấn công khủng bố, dẫn tới sự cố mất điện. Người phát ngôn Behrouz Kamalvandi nói thêm sự việc không gây thương vong hay ô nhiễm khu vực.
Vụ tấn công diễn ra vài giờ sau khi giới chức Iran khởi động lại các máy ly tâm tiên tiến tại lò phản ứng Natanz, vốn có thể đẩy nhanh quá trình làm giàu uranium. Đây được coi là thời điểm quan trọng trong chương trình hạt nhân của Iran.
Giới chức Iran ngay lập tức cáo buộc Israel đứng sau cuộc tấn công vào lò phản ứng hạt nhân Natanz và phải chịu trách nhiệm cho điều này. Phía Israel dường như cũng xác nhận điều này khi Bộ trưởng Quốc phòng Aviv Kochavi tuyên bố "các hoạt động của nước này ở Trung Đông không phải che mắt kẻ thù".
Hình ảnh vệ tinh của cơ sở hạt nhân Natanz, Iran. Ảnh: Maxar.
Israel lần này cũng không kiểm duyệt hay hạn chế thông tin vụ tấn công lò phản ứng hạt nhân của Iran như trước, thậm chí sự việc còn được truyền thông Israel đưa tin rộng rãi.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong khi đó ra tuyên bố hôm 11/4 rằng "cuộc đấu tranh chống lại Iran và các lực lượng ủy thác cũng như những nỗ lực trang bị vũ khí của nước này là một sứ mệnh to lớn".
Giám đốc hạt nhân của Iran Ali Akbar Salehi kêu gọi cộng đồng quốc tế và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chống lại kẻ đứng sau vụ tấn công lò phản ứng Natanz, trong khi phát ngôn viên Ủy ban Năng lượng Iran Malek Chariati gọi đây là hành động phá hoại.
Israel tuần trước thông báo tấn công tàu Saviz của Iran bằng thủy lôi ở Biển Đỏ để trả đũa các cuộc tấn công trước đó nhằm vào tàu hàng nước này. Vụ tập kích tàu hàng Saviz là sự kiện mới nhất trong loạt vụ tấn công tàu chở hàng của nhau do hai nước tiến hành.
Iran và Israel được coi là hai đối thủ "không đội trời chung" tại Trung Đông. Iran ủng hộ Hezbollah và các nhóm dân quân ở Dải Gaza, các tổ chức vũ trang chống lại Israel. Trong khi đó, Israel triển khai hàng trăm đợt không kích nhằm vào các mục tiêu ở Syria từ năm 2011, nhằm ngăn lực lượng dân quân thân Iran tăng hiện diện quân sự tại khu vực.
Cuộc chiến ngầm trên vùng biển Trung Đông từ vụ tấn công tàu hàng Iran Một vụ tấn công nhằm vào tàu hàng Iran tuần này đã đã làm leo thang một cuộc chiến tranh ngầm âm ỉ nhiều năm ở vùng biển Trung Đông. Nước biển tràn vào khoang máy của tàu hàng Iran sau vụ tấn công. Ảnh: AP Diễn biến xảy ra khi các cường quốc trên thế giới đang bận rộn đàm phán về...