Israel đã tiêm vắc xin liều thứ 4 cho 500.000 người, trẻ nhỏ Anh mắc Omicron chỉ bị bệnh nhẹ
Theo Worldometer, thế giới có 323.834.264 ca mắc Covid-19, gồm 3.039.817 ca mới. Số ca tử vong là 5.546.479 ca, gồm 7.347 ca mới.
Ba Lan tưởng niệm người chết vì Covid-19.
Tại Anh, các nhà nghiên cứu cho biết trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có tỷ lệ nhập viện cao hơn trẻ lớn hơn khi mắc biến thể Omicron so với các biến thể trước đó. Tuy nhiên, các ca mắc này vẫn ở mức độ nhẹ.
Omicron đã lây lan nhanh chóng ở Anh và làm số ca mắc tăng lên mức kỷ lục mặc dù biến thể này ít gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đó. Ngoài ra, tỷ lệ tiêm vắc xin cao ở người lớn cũng đã giúp giới hạn số ca nhập viện. Trẻ em cũng ít bị tổn thương hơn so với người lớn khi mắc Covid-19.
Nghiên cứu công bố hôm qua (14/1) cho thấy tỷ lệ trẻ nhỏ nhập viện trong 4 tuần qua tăng lên, chủ yếu là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Dữ liệu ban đầu cho thấy trẻ em mắc Covid-19 nhập viện có 42% là trẻ dưới 1 tuổi, so với khoảng 30% các đợt trước đó, mặc dù các nhà nghiên cứu nhấn mạnh chỉ bị bệnh nhẹ.
Video đang HOT
Tại Ba Lan, 13 trong số 17 thành viên Hội đồng Y tế cố vấn cho Thủ tướng về Covid-19 đã từ chức hôm qua và cho rằng những gì họ nói là thiếu ảnh hưởng đến chính sách.
Mặc dù là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong bình quân đầu người vì Covid-19 cao nhất thế giới, nước này vẫn áp dụng các biện pháp ít hạn chế hơn so với nhiều nước châu Âu khác để chống dịch.
Ba Lan đã tiêm chủng cho 56,4% dân số và tình trạng do dự tiêm vắc xin còn phổ biến, đặc biệt là vùng nông thôn. Việc thực thi các quy định hạn chế tại chỗ như đeo khẩu trang trong không gian kín hoặc giới hạn người trong quán bar và nhà hàng rất lỏng lẻo.
Tổng số người chết vì Covid-19 ở Ba Lan đã vượt qua con số 100.000 trong tuần này.
Israel đã tiêm vắc xin liều thứ 4 cho hơn 500.00 người. Nước này bắt đầu tiêm tăng cường cho những người dễ tổn thương vào cuối năm ngoái và sau đó tiêm cho tất cả mọi người trên 60 tuổi.
Nhà chức trách hy vọng việc tiêm tăng cường sẽ làm giảm làn sóng lây nhiễm do Omicron gây ra. Bộ Y tế cho biết Israel hiện có khoảng 250.000 ca mắc nhưng chỉ có 317 ca được cho là nặng, ít hơn nhiều so với các đợt trước.
Israel là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai vắc xin cách đây 1 năm và bắt đầu tiêm rộng rãi liều 3 vào mùa hè năm ngoái để chặn biến thể Delta. Gần một nửa dân số nước này đã được tiêm ít nhất 1 liều tăng cường. Với 9,5 triệu dân, Israel đã báo cáo 8.298 ca tử vong do Covid-19 kể từ khi đại dịch này bắt đầu.
WHO cảnh báo nguy cơ do biến thể Omicron tại Đông Địa Trung Hải
Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Đông Địa Trung Hải ngày 13/1 cho biết một đợt gia tăng "đột biến" số ca nhiễm trong khu vực này đang xuất hiện do biến thể Omicron gây ra, đồng thời cảnh báo nguy cơ khi một số nước tại đây vẫn đang có tỷ lệ tiêm phòng rất thấp.
Nhân viên y tế Afghanistan được điều động kiểm tra thân nhiệt cho người dân nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan tại Kabul. Ảnh: AFP/TTXVN
Giám đốc WHO Đông Địa Trung Hải, Ahmed Al-Mandhari cho biết số ca ghi nhận trong khu vực này tăng 89% trong tuần đầu tiên của tháng 1 so với một tuần trước đó, nhưng số ca tử vong giảm 13%.
Trong số 22 quốc gia ở Trung Đông, có 15 nước đã chính thức ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Ông Al-Mandhari cảnh báo tuy Omicron dường như gây bệnh nhẹ hơn Delta, nhất là ở những người đã tiêm phòng, nhưng cũng không nên đánh giá thấp Omicron vì vẫn có ca phải nhập viện và tử vong.
Quan chức trên cho biết 6 nước trong khu vực, gồm - Afghanistan, Djibouti, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - đã tiêm phòng cho 10% dân số dù có đủ vaccine để tiêm cho 40%. Chỉ 36 nước trên thế giới có tỷ lệ tiêm phòng thấp thế này. Theo ông, các chương trình tiêm chủng diễn ra chậm chạp vì nhiều vấn đề, trong đó có việc thiếu sự cam kết chính trị, tình trạng bất ổn và các thách thức hậu cần.
* Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Israel đã nhất trí thông qua một khoản trợ cấp cho các cá nhân tự doanh và lao động hưởng lương bị mất nguồn thu nhập do phải cách ly vì nhiễm COVID-19, với tổng số tiền 250 triệu NIS (80 triệu USD).
Theo đó, người lao động nếu phải cách ly sẽ được nhận 436 NIS/người/ngày, tương đương 138 USD, trong tối đa 4 ngày. Thời gian áp dụng được tính từ ngày 1/1/2022 nhưng có thể truy lĩnh từ tháng 7/2021 với thời gian được hưởng tối đa 3 ngày. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng được nhận hỗ trợ 50-70% mức lương của các lao động phải nghỉ việc vì COVID-19, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ, hôm 11/1, Thủ tướng Israel Naftali Bennett khẳng định đợt dịch COVID-19 lần thứ 5 đang trong thời kỳ cao điểm và diễn biến phức tạp, tuy nhiên "Chính phủ Israel sẽ tiếp tục chính sách sống chung với COVID-19 và không phong tỏa xã hội".
Kể từ ngày 13/1, Israel đã quyết định cắt giảm số ngày cách ly tại nhà bắt buộc từ 10 xuống còn 7 ngày đối với những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, với điều kiện 3 ngày cuối cùng bệnh nhân hết triệu chứng.
Trong những ngày qua số ca mắc mới COVID-19 tại Israel tiếp tục tăng lên các mức kỷ lục mới, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi số nhân viên phải cách ly bắt buộc ngày càng nhiều. Bộ Ytế Israel cho biết trong 24 giờ qua tại nước này đã có trên 48.000 ca mắc mới, và số ca nặng tăng lên 283 ca.
100% bệnh nhân COVID-19 nặng nhất ở Israel chưa tiêm vaccine Khi biến thể Omicron của virus SARS-Cov-2 lây lan nhanh chóng ở Israel, số bệnh nhân nhập viện là người chưa tiêm vaccine ngày càng tăng dù nhóm này chỉ chiếm khoảng 1/5 dân số trưởng thành tại Israel. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN Trong khi đó, theo các...