Israel có tân Thủ tướng
Tân thủ tướng Israel Bennett tuyên thệ nhậm chức sau khi quốc hội phê chuẩn chính phủ liên minh mới, chấm dứt 12 năm nắm quyền của Benjamin Netanyahu.
Quốc hội Israel hôm 13/6 phê chuẩn chính phủ liên minh mới do lãnh đạo đảng Yamina Naftali Bennett dẫn dắt, sau cuộc bỏ phiếu với kết quả 60 phiếu thuận và 59 phiếu chống, chỉ có một phiếu trắng.
Phát biểu trước quốc hội, Bennett, 49 tuổi, khẳng định chính phủ liên minh của ông “đại diện cho toàn thể Israel”. Ông cho rằng sau 4 cuộc bầu cử chỉ trong chưa đầy hai năm, Israel đã rơi vào “đống lửa của hận thù và giao tranh”.
Tại thủ đô Tel Aviv, hàng nghìn người đã đổ ra đường ăn mừng kết quả bỏ phiếu của quốc hội. “Tôi ở đây để đánh dấu sự kết thúc cho một thời kỳ ở Israel. Chúng tôi muốn họ cùng thành công và đoàn kết với nhau”, cư dân tên Erez Biezuner nói tại quảng trường Rabin.
Chính phủ của tân Thủ tướng Bennett đang lên kế hoạch tránh tác động sâu rộng về các điểm nóng quốc tế như chính sách với người Palestine và thay vào đó là tập trung cải cách các vấn đề trong nước.
Video đang HOT
Tân Thủ tướng Israel Naftali Bennett phát biểu trước quốc hội hôm 13/6. Ảnh : AFP.
Tuy nhiên, cựu thủ tướng Israel Netanyahu, 71 tuổi, cho biết ông sẽ “sớm trở lại”. “Nếu chúng tôi được định là phe đối lập, chúng tôi sẽ tuân theo với tư thế ngẩng cao đầu cho tới khi chúng tôi có thể lật đổ họ”, Netanyahu phát biểu trước quốc hội.
Theo thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh của tân Thủ tướng Bennett và chủ tịch đảng Yesh Atid, Yair Lapid, hai lãnh đạo này sẽ cùng nhau chia sẻ 4 năm làm thủ tướng, trong đó Bennett đảm nhận hai năm đầu nhiệm kỳ.
Tổng thống Joe Biden đã gửi lời chúc mừng Bennett và Lapid, bày tỏ hy vọng tăng cường quan hệ “chặt chẽ và lâu dài” giữa Mỹ và Israel. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng chúc mừng chính phủ của tân Thủ tướng Bennett, hy vọng hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cũng gửi lời chúc tới chính quyền của Thủ tướng Bennett cũng như bày tỏ hy vọng tiếp tục hợp tác với nước này.
Israel là một nước cộng hòa, trong đó tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, tổng thống Israel chỉ là vị trí mang tính tượng trưng, mọi quyền lực hành pháp đều thuộc về thủ tướng.
Sau một cuộc bầu cử, tổng thống sẽ đề cử một thành viên quốc hội để trở thành thủ tướng, sau khi hỏi ý kiến lãnh đạo các đảng về việc họ ủng hộ ai cho vị trí này. Ứng viên được chọn phải có khả năng thành lập một chính phủ mới kiểm soát đa số trong 120 ghế ở quốc hội.
Trong 42 ngày sau khi được đề cử, ứng viên phải thành lập được một liên minh các đảng thỏa mãn điều kiện đó. Người này sau đó trình bày phương án tổ chức nội các của mình và phải vượt qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội. Nếu vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, người đó sẽ trở thành tân thủ tướng Israel.
Nga bác tin sắp phóng vệ tinh mắt thần cho Iran
Tổng thống Putin phủ nhận thông tin Nga sẽ phóng vệ tinh tiên tiến cho Iran, giúp nước này sở hữu năng lực trinh sát mạnh chưa từng có.
"Đó là tin vịt. Tôi không biết gì về thông tin này, những ai đề cập điều đó có lẽ sẽ biết nhiều hơn. Đây là thông tin vô nghĩa và nhảm nhí", Tổng thống Vladimir Putin nói trong cuộc phỏng vấn ngày 11/6 với kênh NBC khi được hỏi về thông tin Nga sắp cung cấp cho Iran vệ tinh Kanopus-V.
Trước đó, truyền thông Mỹ ngày 10/6 đưa tin Nga chuẩn bị phóng vệ tinh Kanopus-V với camera độ phân giải cao cho Iran, cho phép nước này theo dõi nhiều địa điểm trọng yếu như các nhà máy lọc dầu ở Vùng Vịnh, căn cứ quân sự Israel và vị trí tập kết lính Mỹ ở Iraq.
Tên lửa Soyuz 2.1a của Nga đưa tàu vũ trụ Soyuz MS-14 lên quỹ đạo từ Baikonur tháng 8/219. Ảnh: RIA Novosti .
Các quan chức và cựu quan chức Mỹ cho biết việc phóng vệ tinh có thể diễn ra sau vài tháng, là kết quả từ các chuyến thăm Nga của lãnh đạo Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Dù camera của Kanopus-V kém các vệ tinh do thám do Mỹ sản xuất, hệ thống vẫn giám sát được các mục tiêu tại khu vực Trung Đông.
Truyền thông Mỹ cho biết Kanopus-V có thể được phóng ở Nga, dù kỹ thuật viên nước này đã tới hỗ trợ nhân viên mặt đất của Iran vận hành vệ tinh này từ một cơ sở mới gần thành phố Karaj.
Quan hệ giữa Iran và các quốc gia trong khu vực căng thẳng thời gian gần đây, trong đó có Israel, làm dấy lên lo ngại nước này có thể chia sẻ thông tin tình báo với các nhóm dân quân tại Yemen, Iraq và Lebanon.
Thông tin Nga phóng vệ tinh cho Iran được đưa ra trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden, dự kiến diễn ra ngày 16/6 tại thành phố Geneva của Thụy Sĩ. Biden được cho là sẽ nêu ra hàng loạt khiếu nại khi gặp Putin, bao gồm cáo buộc Nga can thiệp bầu cử và liên quan đến các vụ tấn công mạng.
Thông tin này cũng được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm khi các cường quốc trên thế giới đang nhóm họp nhằm đưa Mỹ trở lại với thỏa thuận hạt nhân và yêu cầu Iran tuân thủ cam kết.
Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2018 và áp đặt loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran, khiến nước này tái khởi động hoạt động làm giàu uranium vốn bị hạn chế theo cam kết được lập năm 2015.
Mỹ kêu gọi Israel và Palestine tránh các hành động gây căng thẳng Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 9/6, Mỹ kêu gọi người dân Israel và Palestine tránh các hành động khiêu khích và duy trì một lệnh ngừng bắn sau khi nội các Israel cho phép các nhóm cực hữu tổ chức tuần hành tại Đông Jerusalem vào tuần tới. Cảnh đổ nát sau loạt không kích của Israel xuống thành phố Gaza,...