Israel chuẩn bị cho cuộc chiến nhiều mặt trận với Iran
Israel tuyên bố đã sẵn sàng cho “mọi khả năng” ở phía trước với “ Chiến dịch Lá chắn và Mũi tên”.
Thủ tướng Israel Netanyahu (phải) trong cuộc họp với các quan chức quân sự cấp cao. Ảnh: GPO
Israel sẵn sàng chiến đấu với Iran trên nhiều mặt trận nếu cần, Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày 9/5 cho biết, sau khi khởi động Chiến dịch Lá chắn và Mũi tên (Shield and Arrow).
Theo ông Netanyahu, “95% các vấn đề an ninh của Israel đến từ Iran”, đề cập đến “một nỗ lực của Iran nhằm khởi động một chiến dịch nhiều mặt trận chống Israel”.
“Israel sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân và thiết lập các mặt trận khủng bố xung quanh chúng tôi”, ông Netanyahu nói tại một hội nghị gồm các cựu quan chức quốc phòng cấp cao Israel.
Tuyên bố trên được ông Netanyahu đưa ra ngay sau khi Israel mở Chiến dịch Lá chắn và Mũi tên – một cuộc tấn công chủ động của Israel, nhằm vào ba thủ lĩnh Jihad Hồi giáo Palestine ở dải Gaza. Chiến dịch này được các quan chức chính trị và quân sự Israel coi là một động thái nhằm thiết lập lại khả năng răn đe sau loạt tên lửa và cuộc không kích hôm 2-3/5.
Video đang HOT
Chiến dịch trên đã dẫn đến những phản ứng khác nhau từ các bên liên quan. Một quan chức Mỹ cho biết họ đang “theo dõi chặt chẽ” các cuộc không kích của Israel ở dải Gaza đã khiến 3 thủ lĩnh của Jihad Hồi giáo Palestine thiệt mạng.
Trong khi đó, điều phối viên của Liên hợp quốc về Tiến trình Hòa bình Trung Đông Tor Wennesland cho biết ông “hết sức lo lắng” trước chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza, đồng thời chỉ trích các hành động đã khiến dân thường thiệt mạng liên quan đến cuộc tấn công mà ông cho rằng đã giết chết 5 phụ nữ, 4 trẻ em và một bác sĩ.
“Tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế tối đa và tránh leo thang. Chúng tôi vẫn tham gia đầy đủ với tất cả các bên trong nỗ lực tránh một cuộc xung đột rộng lớn hơn với những hậu quả tàn khốc cho tất cả”, ông Wennesland nói.
Về phần mình, EU nêu rõ: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về tình hình leo thang ở Gaza sau các cuộc không kích của Israel. Tính mạng của thường dân phải được bảo vệ trong mọi tình huống. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tối đa, thúc đẩy hòa bình và hướng tới một giải pháp chính trị nhằm ổn định khu vực”.
Trung Đông thêm bước tiến lớn đến hòa bình
Liên đoàn Ả Rập đã thống nhất tái khôi phục tư cách thành viên của Syria sau 10 năm đình chỉ, một bước tiến gần hơn đến hòa bình ở Trung Đông.
Ngoại trưởng từ các quốc gia thành viên Liên đoàn Ả Rập trong cuộc họp ngày 7.5 đã bỏ phiếu đồng ý khôi phục tư cách thành viên của Syria sau 10 năm đình chỉ, hãng Al Jazeera đưa tin.
Quyết định được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Ả Rập tại Ả Rập Xê Út vào ngày 19.5 và trong bối cảnh khu vực đang có nhiều nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Damascus.
Phiên khai mạc cuộc họp của các ngoại trưởng Ả Rập tại Trụ sở Liên đoàn Ả Rập ngày 7.5. Ảnh REUTERS
Tư cách thành viên Liên đoàn Ả Rập của Syria đã bị thu hồi sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị cáo buộc đàn áp những người biểu tình vào tháng 3.2011, đẩy đất nước vào cuộc nội chiến giết chết gần nửa triệu người và khiến 23 triệu người phải sơ tán.
Trước việc được khôi phục tư cách thành viên, Syria hôm 7.5 kêu gọi các quốc gia Ả Rập thể hiện "sự tôn trọng lẫn nhau". Bộ Ngoại giao nước này đồng thời nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc hợp tác và đối thoại để giải quyết những thách thức mà các nước Ả Rập phải đối mặt".
Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Ahmed Aboul Gheit hôm 7.5 cũng cho biết ông al-Assad có thể dự hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn vào cuối tháng này. "Nếu ông ấy muốn, bởi vì Syria, bắt đầu từ tối nay, là thành viên đầy đủ của Liên đoàn Ả Rập, và từ sáng mai họ có quyền ngồi bất cứ chỗ nào", ông Gheit nói.
Dù vậy, ông Gheit nói thêm rằng việc đưa Syria trở lại Liên đoàn không có nghĩa là bình thường hóa quan hệ giữa các nước Ả Rập và nước này. "Đây là một quyết định mang tính chủ quyền đối với mỗi quốc gia", ông nói, theo hãng tin Reuters.
Các nhóm đối lập đã chỉ trích việc bình thường hóa quan hệ với Damascus, nhưng khối Ả Rập cho rằng đó là con đường cần làm. "Chúng tôi tôn trọng mọi ý kiến về vấn đề này. Chúng tôi hiểu những gì phe đối lập đang nói và chúng tôi hiểu rằng họ đang ở một vị trí khó khăn", Trợ lý Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Hossam Zaki nói với Al Jazeera.
Việc khôi phục quan hệ với Damascus đã được đẩy nhanh trận động đất chết người ngày 6.2 ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, và việc tái thiết quan hệ giữa Ả Rập Xê Út và Iran, vốn ủng hộ các phe đối lập trong cuộc xung đột Syria.
"Sự hiểu biết ngày càng tăng trong vài tháng qua, đặc biệt là sau thảm họa động đất, rằng không có sự chú ý rõ ràng nào của quốc tế nhằm thúc đẩy một giải pháp ở Syria", ông Zaki nói.
Ông nói thêm rằng cuộc khủng hoảng Syria đã và đang gây ra những tác động rất tiêu cực. Các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt là các nước Ả Rập cảm thấy cần phải giải quyết tình trạng này.
Trong khi đó, Qatar, quốc gia trước đây phản đối việc Syria quay lại Liên minh, cho biết quan điểm của họ về bình thường hóa không thay đổi và họ hy vọng sự đồng thuận trong khu vực về Syria có thể là động lực để chính quyền Damascus "giải quyết gốc rễ của cuộc khủng hoảng", theo hãng thông tấn nhà nước QNA.
Về phía Mỹ, Bộ Ngoại giao nước này cho biết Washington chia sẻ các mục tiêu của các đối tác Ả Rập ở Syria, bao gồm xây dựng an ninh và ổn định, nhưng vẫn "hoài nghi về sự sẵn sàng của ông Assad trong việc thực hiện các bước cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng", theo Reuters.
Nga, một đồng minh của chính quyền Damascus, đã ca ngợi việc tái gia nhập của Syria. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow hoan nghênh bước đi được chờ đợi từ lâu này.
Iran, Syria ký thỏa thuận tăng cường hợp tác kinh tế Ngày 27/4, Iran và Syria đã ký biên bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau. Bộ trưởng Vận tải và phát triển đô thị của Iran Mehrdad Bazrpash. Ảnh: IRNA/TTXVN Hãng thông tấn bán chính thức Fars của Iran cho biết Bộ trưởng Phát triển đô thị và đường bộ Iran Mehrdad Bazrpash cùng Bộ...