Israel: Chính phủ mới được thành lập sau hơn 1 năm khủng hoảng
Chính phủ mới của Israel ngày 17/5 đã tuyên thệ trước Quốc hội chấm dứt hơn một năm khủng hoảng chính trị ở nước này.
Chính phủ mới sẽ có 34 bộ trưởng nhưng sẽ tăng lên 36 khi cuộc khủng hoảng Covid-19 kết thúc theo thỏa thuận liên minh. Các vị trí trong nội các được chia đều giữa các khối Likud và liên minh Xanh – Trắng. Mỗi khối cũng sẽ có 8 thứ trưởng. Điều đó khiến chính phủ mới trở thành chính phủ lớn nhất trong lịch sử Israel.
Chính phủ mới của Israel tuyên thệ trước quốc hội. (Ảnh: Jpost)
Người đứng đầu đảng Likud ông Benjamin Netanyahu sẽ tiếp tục làm thủ tướng trong 18 tháng đầu tiên và lãnh đạo liên minh Xanh và Trắng ông Benny Gantz sẽ thay thế ông Netanyahu 18 tháng còn lại sau đó.
Trong một bài phát biểu trước quốc hội, ông Netanyahu nhấn mạnh một chính phủ đoàn kết đáp ứng mong đợi của người dân. Thủ tướng khẳng định đảng Likud và một liên minh Xanh- Trắng- hai lực lượng chính trị lớn nhất đã quyết định bỏ qua bất đồng để phục vụ người dân và tránh một cuộc bầu cử lập pháp thứ tư liên tiếp tốn kém.
Video đang HOT
Người đứng đầu chính phủ mới nhấn mạnh rằng bước đầu tiên mà chính phủ mới thực hiện là thành lập một hội đồng để ngăn chặn dịch Covid-19, sáp nhập Bờ Tây, tiếp tục chống lại các mối đe dọa của Iran ở Syria và ngăn cản chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Ông Netanyahu tuyên bố rằng nhà lãnh đạo liên minh Xanh-Trắng Gantz sẽ tiếp quản chính phủ mới vào ngày 17/11/2021 theo thỏa thuận luân chuyển được ký kết.
Lãnh đạo liên minh Xanh-Trắng Gantz tuyên bố chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử Israel và khởi đầu kỷ nguyên hòa giải. Ông Gantz là phó thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng trong 18 tháng đầu tiên.
Khủng hoảng chính trị hơn một năm qua và đại dịch Covid-19 khiến thất nghiệp của nước này tăng vọt lên 25%.
Tương lai chính trị của Thủ tướng Israel sẽ sớm được định đoạt?
Số phận chính trị của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có thể sẽ được định đoạt ngay trong tuần này.
Tòa án Tối cao Israel trước ngày 7/5 sẽ phải ra phát quyết liệu ông Netanyahu, người bị truy tố với tội danh tham nhũng và lạm dụng tín nhiệm, có được phép thành lập chính phủ mới hay không, cũng như thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa nhà lãnh đạo này và thủ lĩnh đảng Xanh- Trắng Benny Gantz có hợp hiến hay không? Bất kỳ quyết định nào đưa ra cũng đều sẽ có những tác động lớn, thậm chí là mang tính bước ngoặt tại quốc gia Trung Đông này.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: AP
11 thẩm phán của Tòa án tối cao Israel ngày 3/5 đã gặp nhau trong một phiên điều trần được truyền hình trực tiếp nhằm thảo luận vấn đề liệu Thủ tướng Netanyahu, người bị truy tố với tội danh tham nhũng và lạm dụng tín nhiệm, có được phép thành lập chính phủ mới hay không.
Phiên điều trần thứ 2 trong ngày 4/5 tập trung vào tính hợp hiến của thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa đảng Likud và đảng Xanh- Trắng? Tương lai chính trị của Thủ tướng Netanyahu sẽ sớm được định đoạt bởi ngày 7/5 tới là thời hạn chót để Quốc hội Israel thông qua thỏa thuận chia sẻ quyền lực.
Với hy vọng chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị dài nhất trong lịch sử đất nước và sau 3 cuộc bầu cử không thể tìm ra đảng nào tập hợp đủ thế đa số cần thiết, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Netanyahu và đối thủ chính Benny Gantz cách đây 2 tuần đã chấp nhận đình chiến và ký thỏa thuận thành lập chính phủ đoàn kết.
Thỏa thuận cũng cho phép Israel tập trung toàn lực cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, tới nay đã làm hơn 16.000 người tại nước này mắc bệnh, trong đó hơn 200 người chết, đồng thời đẩy nền kinh tế trước những thách thức chưa từng có. Các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tại Israel đã tăng lên gấp gần 9 lần chỉ trong vòng 1 tháng qua, từ 3.4% lên 27%.
Tuy nhiên, thỏa thuận giữa ông Netanyahu và ông Benny Gantz lại không nhận được sự ủng hộ của toàn thể người dân. Các cuộc biểu tình đã nổ ra tại thành phố Tel Aviv lớn nhất nước, bất chấp lệnh giãn cách xã hội.
Tòa án Israel đã nhận được ít nhất 8 đơn khiếu nại. Một trong số đó là của đảng trung dung Yesh Atid, từng thuộc liên minh trung hữu Xanh-Trắng của ông Benny Gantz. Đảng này cho rằng, một số điều khoản của thỏa thuận chia sẻ quyền lực là vi hiến, như việc tổ chức bầu cử trong vòng 3 năm tới, trong khi luật quy định là 4 năm.
Chánh án Tòa án Tối cao Israel Esther Hayut tuyên bố: "Chúng tôi đã nhận được tám kiến nghị, trong đó đặt ra các vấn đề pháp lý cơ bản. Một là liên quan đến việc trao trọng trách thành lập chính phủ cho một nhà lập pháp bị buộc tội về những vi phạm đạo đức. Hai là liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận liên minh ký ngày 20/04 giữa đảng Likud và đảng Xanh- Trắng".
Nếu như tại Israel, một vị Thủ tướng vẫn có thể tại vị bất chấp các cáo buộc hình sự. Tuy nhiên, vấn đề liệu một quan chức đang bị truy tố có thể lãnh đạo Chính phủ tương lai hay không lại cần phải thảo luận thêm. Đối với vấn đề này, Tổng chưởng lý Avichai Mandelblit, người từng tuyên án tham nhũng đối với ông Netanyahu, cho rằng không đủ cơ sở pháp lý để loại bỏ Thủ tướng Israel.
Là vị Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử Israel, ông Netanyahu, 70 tuổi, đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự liên quan tới tham nhũng, biển thủ và lạm dụng tín nhiệm trong một loạt vụ việc. Và theo Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz, nếu Tòa án tối cao ra phán quyết Thủ tướng Netanyahu không thể phục vụ đất nước trên cương vị Thủ tướng, thì đây sẽ là một cơn địa chấn, một cuộc tấn công chưa từng có vào nền dân chủ của đất nước.
Thế bế tắc có thể được phá vỡ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 2-2, sau khi các kết quả thăm dò sau bỏ phiếu cho thấy Đảng Likud của ông chiếm ưu thế. Ông Netanyahu còn cho biết sẽ sớm khởi động việc lập chính phủ liên minh. Ông Netanyahu (bên phải). Ảnh: Al-Monitor 3 kênh truyền hình...