Israel chia sẻ dữ liệu với Pfizer-BioNTech để được bảo đảm nguồn cung vaccine
Israel đã được bảo đảm tiếp nhận một lượng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do Pfizer- BioNTech sản xuất, theo thỏa thuận giữa hai bên, trong đó có điều khoản về việc Israel chấp thuận chia sẻ dữ liệu về phản ứng của sản phẩm một cách nhanh chóng.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng ở Tel Aviv, Israel ngày 31/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến nay, Israel đã tiêm mũi đầu tiên của vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 2 triệu người – được xem là đạt tốc độ nhanh nhất thế giới, trong khi nhiều nước giàu hơn vẫn đang chật vật tìm kiếm nguồn cung vaccine. Tuy nhiên, không rõ số lượng vaccine cụ thể Israel được tiếp nhận.
Thỏa thuận có tên gọi “Hợp tác bằng chứng dịch tễ học trong thế giới thực” không nêu các điều khoản cụ thể về dữ liệu liên quan đến liều lượng vaccine. Mục đích của thỏa thuận là nhằm “đo lường và phân tích dữ liệu dịch tễ học phát sinh từ sản phẩm vaccine được tiêm chủng trong chiến dịch tiêm phòng. Cả hai bên đều thừa nhận rằng khả năng tồn tại và thành công của dự án là phụ thuộc vào tỷ lệ và phạm vi tiêm chủng ở Israel.
Đầu tháng 1/2021, Thủ tướng Benjamin Netanyahu thông báo Israel đã chấp nhận chia sẻ với Pfizer và toàn thế giới dữ liệu thống kê hỗ trợ phát triển các chiến lược chống virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Tehilla Shwartz Altshuler, chuyên gia bảo mật dữ liệu thuộc Viện Dân chủ Israel, cho biết hệ thống dữ liệu y tế số hóa của Israel là tài sản bất khả xâm phạm. Theo bà, các nhà lập pháp cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Pfizer do tình huống cấp bách, song công ty này hiện vẫn đang tìm kiếm dữ liệu toàn diện hơn về sản phẩm của họ.
Bà cảnh báo chương trình tiêm chủng của Israel sử dụng vaccine Pfizer là cuộc thử nghiệm trên người lớn nhất trong thế kỷ thứ 21. Theo bà, cần có sự thảo luận công khai hơn về vấn đề chia sẻ dữ liệu của chiến dịch tiêm chủng.
* Nam Phi ngày 18/1 thông báo nước này đã nhận được cam kết từ hãng dược phẩm Johnson&Johnson về việc cung cấp 9 triệu liều vaccine cho nước này. Theo đó, Nam Phi dự kiến sẽ nhận được tổng cộng hơn 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Richmond, Johannesburg, Nam Phi, ngày 18/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong số 30 triệu liều kể trên ngoài 9 triệu liều của Johnson&Johnson, còn 12 triệu liều từ cơ chế COVAX, 12 triệu liều từ thỏa thuận với Liên minh châu Phi, và 1,5 triệu liều từ Viện Serum của Ấn Độ.
Nam Phi hiện là quốc gia ảnh hưởng nhất của dịch bệnh COVID-19 tại châu Phi với 1,3 ca nhiễm trong đó có hơn 37.000 ca tử vong do COVID-19.
* Ngày 18/1, Bộ trưởng Anh phụ trách triển khai công tác tiêm chủng vaccine Nadhim Zahawi cho biết công tác tiêm chủng tại nước này gặp nhiều hạn chế do tiến trình sản xuất vaccine bị hạn chế do Pfizer thay đổi quy trình sản xuất, ngoài ra sự trậm trễ của hãng dươc phẩm AstraZeneca cũng có thể khiến nguồn cung vaccine có nguy cơ “đứt gẫy”.
Anh đến nay đã tiêm chủng mũi thứ nhất cho hơn 3,8 triệu người và mũi thứ 2 cho gần 450.000 người. Tính tỷ lệ người được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên 100 người, Anh hiện là nước có số người tiêm chủng đứng thứ 4 thế giới, sau Israel, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain. Theo ông Zahawi, Anh đang tiến gần đến mục tiêu tiêm chủng đã đề ra, mặc dù lô vaccine 2 triệu liều đến cuối tháng 2 mới có mặt tại Anh, tức chậm hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Ông Zahawi thông báo Pfizer cho biết hãng sẽ tạm thời giảm phân phối vaccine tới châu Âu trong khi nâng cấp năng lực sản xuất. Điều này theo ông Zahawi có thể làm gián đoạn nguồn cung vaccine tới Anh.
Hàng trăm người dân Israel mắc Covid-19 dù đã tiêm vắc-xin
Hãng thông tấn RT dẫn nguồn truyền thông Israel cho biết, số ca nhiễm Covid-19 dù được tiêm vắc-xin ở nước này đã lên tới 240 người.
Giới chức y tế Israel nhận định, lý do hàng trăm người trên nhiễm bệnh, dù đã được tiêm loại vắc-xin do Pfizer và BioNTech bào chế, có thể là vì mã gien trong vắc-xin cần thời gian để 'dạy' hệ miễn dịch nhận biết và tấn công bệnh tật.
Người dân Israel đi tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, vắc-xin Pfizer/BioNTech cần hai mũi tiêm. Một số nghiên cứu chỉ rõ, khả năng miễn dịch của người nhận vắc-xin chỉ đạt 50% sau khi tiêm mũi thứ nhất từ 8-10 ngày. Khả năng miễn dịch sẽ tăng lên 95% một tuần sau khi tiêm mũi thứ hai.
Do vậy, nguy cơ nhiễm Covid-19 vẫn còn khoảng 5% dù người nhận vắc-xin được tiêm đầy đủ cả hai mũi.
Số liệu từ Worldometers tính tới ngày 2/1 cho thấy, Israel đã phát hiện hơn 428.500 ca dương tính Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát, trong đó khoảng 3.350 trường hợp tử vong.
Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ áp sát mốc 17 triệu, Ấn Độ xấp xỉ 10 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 15/12 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 73.347.127 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.631.196 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 51.485.004 người. Nữ y tá Sandra Lindsay (trái) được tiêm mũi vaccine phòng COVID-19...