Israel chỉ nguyên nhân Nga cấp thêm tên lửa cho Syria
Nga vừa có quyết định bất ngờ khi cấp thêm loạt hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn mới cho Syria sau thông tin bị thiệt hại nặng.
Al-Masdar News dẫn nguồn tin quân sự Nga tiết lộ, trong đợt tăng cường mới cho phòng không Syria lần này, Nga sẽ cấp thêm hệ thống Pantsir-S1 và Pechora-2M. Những tổ hợp này được cho là sẽ giúp Syria hoàn thiện lưới phòng không đa tầng khi kết hợp với các hệ thống tên lửa S-300 Nga sắp chuyển giao.
Tuyên bố về việc chuyển giao vũ khí này được đưa ra sau khi trinh sát cơ Il-20 chở 15 người của Nga bị tên lửa S-200 Syria bắn rơi hôm 17/9.
Phòng không Syria.
Được biết, S-125 Pechora được Liên Xô phát triển để bổ sung lưới phòng không tầm trung, bên cạnh dòng S-25 Berkut và S-75 Dvina. Các phiên bản Pechora có thể đánh chặn mục tiêu bay thấp hơn so với tổ hợp S-75, trong khi khả năng kháng nhiễu được tăng cao đáng kể. Tên lửa 5V27 của tổ hợp Pechora có tầm bắn 35 km và trần bắn 18 km, tốc độ tối đa 4.320 km/h.
Đến đầu thập niên 2000, Nga bắt đầu phát triển biến thể Pechora-2M, nhằm tăng cường khả năng chiến đấu cho các tổ hợp S-125 đời cũ. Hệ thống này có khả năng kết nối với những tổ hợp phòng không tầm xa như S-300, được trang bị nhiều cảm biến mới để phát hiện mục tiêu cả ngày lẫn đêm và trong điều kiện đối phương gây nhiễu mạnh.
Trong khi đó, hệ thống Pantsir-S1 được quân đội Nga biên chế từ năm 2012 với vai trò chủ yếu là phòng thủ điểm, tiêu diệt các mục tiêu bay thấp trong một khu vực nhất định.
Video đang HOT
Hệ thống chiến đấu gồm hai pháo tự động 2A38M với 1.500 viên đạn cỡ 30 mm, có tầm bắn 4 km và tốc độ bắn tối đa 5.000 phát/phút. Mỗi xe Pantsir-S1 còn được trang bị 12 tên lửa tầm ngắn 57E6 có khả năng diệt mục tiêu từ khoảng cách 20 km.
Với quyết định tăng cường vũ khí cho Syria lần này, Nga đã giúp hoàn thiện lưới lửa phòng không đa tầng với hệ thống S-300 là nòng cốt.
Tuy nhiên, theo tờ Haaretz của Israel, việc Nga tăng cường tên lửa phòng không cho Syria nhằm bù đắp vào những thiệt hại nặng nề do Không quân của Tel Aviv không kích từ hồi đầu năm 2018.
Haaretz cho biết, hôm tháng 2/2018, lực lượng phòng không Syria đã lập nên chiến tích hiếm hoi đó là bắn rơi một tiêm kích F-16D của Không quân Israel khiến 2 phi công bị thương (có nguồn tin là đã tử vong trong quá trình cứu chữa) bằng cách lợi dụng sơ hở trong tác chiến.
Theo ước tính của Quân đội Israel, thiệt hại như trên là ở mức tối thiểu, phi vụ của tốp máy bay tiêm kích đã hoàn thành yêu cầu đề ra, đáng nói hơn là các đòn trả đũa sau đó đã tiêu diệt tới một nửa lực lượng phòng không của Tổng thống Bashar al-Assad.
Chính vì vậy, việc Nga tăng cường số vũ khí nói trên nhằm lấp vào chỗ thiếu hụt bị Israel phá hủy. Như vậy, về cơ bản, số lượng hệ thống tên lửa phòng không của Syria vẫn không có gì thay đổi so với trước và lực lượng này vẫn bị coi là vô hại với Không quân Israel.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Lý do Putin không làm căng với Israel, trả thù cho Il-20 bị bắn
Nhà lãnh đạo Nga đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Israel, bởi những lợi ích chiến lược khiến Tổng thống Nga không thể gây thêm căng thẳng vì vụ trinh sát cơ Il-20 bị bắn rơi ở Syria.
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu
Không giống như vụ máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi vào tháng 11.2015, thổi bùng lên căng thẳng giữa Moscow và Ankara một thời gian, các nhà lãnh đạo Nga và Israel đã tìm cách xoa dịu sự việc trinh sát cơ Nga Il-20 bị bắn hạ trong một cuộc không kích của Israel vào Syria tối 17.9.
Phía Israel thì khăng khăng đổ lỗi cho phòng không Syria và nhấn mạnh rằng, F-16 đã trở lại không phận Israelrồi trinh sát cơ Nga mới bị bắn hạ đồng thời họ đã cảnh báo trước với Nga về cuộc không kích vào các mục tiêu ở Syria.Trước đó, Nga đã cáo buộc tiêm kích F-16 của Israel cố tình dùng chiến thuật "núp bóng" để gài bẫy trinh sát cơ Nga khi không kích mục tiêu ở Syria, khiến chiếc Il-20 rơi vào tầm ngắm của tên lửa phòng không S-200 Syria và bị bắn hạ.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, Israel chỉ thông báo về vụ không kích 1 phút trước khi khai hỏa.
Theo BBC, người Nga rõ ràng đã tức giận. Họ đã mất một chiếc máy bay và phi hành đoàn 15 người. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố với người đồng cấp Israel Avigdor Lieberman rằng, Israel "phải chịu trách nhiệm hoàn toàn" cho vụ việc và rằng Nga có quyền trả đũa, nhiều người đã quan ngại căng thẳng giữa 2 nước sẽ bùng lên.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã nhanh chóng lên tiếng xóa tan quan ngại trên với tuyên bố rằng, vụ việc là "một chuỗi các tình huống bi thảm, ngẫu nhiên" - động thái phản ánh việc nhà lãnh đạo Nga không muốn biến vụ việc thành một tình huống căng thẳng với Israel.
Theo bình luận viên Tom Rogan của Washington Examiner, về mặt chiến thuật, ông Putin hiểu rất rõ rằng Israel không phải là bên duy nhất có lỗi trong vụ Il-20 bị bắn rơi và vụ việc cho thấy Nga còn rất nhiều việc phải làm để củng cố năng lực phòng không cho đồng minh Syria.
Theo các chuyên gia phân tích, rõ ràng khả năng nhận diện kẻ thù và đồng minh của các chỉ huy tên lửa Syria còn nhiều hạn chế, dẫn đến quyết định sai lầm. Đáng lẽ khi nhận thấy đốm sáng chỉ thị mục tiêu trên màn hình radar lớn bất thường, chỉ huy khẩu đội phải nhận ra đây không phải là tiêm kích F-16, vốn có tiết diện radar nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên, quả tên lửa S-200 vẫn rời bệ phóng và lao thẳng vào chiếc Il-20 Nga.
Vì mối quan hệ tối đẹp, Moscow lâu nay cũng không can thiệp vào các hoạt động quân sự của Tev Avil ở Syria dù các máy bay Israel nhiều lần không kích các mục tiêu của các lực lượng Syria mà Nga đang dốc sức hậu thuẫn.Hơn nữa Israel và Nga vốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ đáng kể và nhà lãnh đạo của hai nước cũng có mối thân tình đặc biệt. Hồi tháng 5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tới Moscow đã tới dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga trong khi các lãnh đạo phương Tây đều khước từ lời mời từ Điện Kremlin.
Tổng thống Nga cũng biết rõ rằng Israel có mục tiêu chiến lược là ngăn chặn Iran củng cố lực lượng và hiện diện quân sự lâu dài trên lãnh thổ Syria. Để chống lại mối đe dọa từ Iran, Israel không còn cách nào khác ngoài việc thu thập thông tin tình báo và tiến hành các cuộc không kích trên lãnh thổ Syria.
Nga vốn đã chấp nhận các lợi ích chiến lược của Israel ở Trung Đông và theo đó, giới phân tích nhận định, ông Putinsẽ không đánh đổi mối quan hệ mang tính chiến lược này để gây căng thẳng với Tel Aviv sau sự cố. Moscow rõ ràng không muốn mạo hiểm xen vào giữa "cuộc chiến ngầm" tranh giành ảnh hưởng đang diễn ra giữa Israel và Iran.
"Nga sẽ không cản trở hoạt động của Israel ngằm ngăn chặn sự bành trướng của Iran ở Syria, bởi họ biết rằng đây là yếu tố mang tính sống còn với Tel Aviv", Jonathan Spyer, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Jerusalem, nói. "Moscow đang tìm cách làm bạn với tất cả, với Assad, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và cả người Kurd, dù điều này có thể gây rắc rối với họ".
Ngoài ra, việc Tel Aviv nhanh chóng giải thích bằng sự nhún nhường, bày tỏ sự hối tiếc khi 15 sĩ quan Nga thiệt mạng ngay sau khi Il-20 bị bắn rơi dường như cũng là một phần lý do khiến Putin dịu giọng, không muốn làm căng với Israel.
Theo Danviet
S-300 vào trận, Israel dùng F-35I, cầu viện ADM-160 MALD? Căn cứ kinh nghiệm thực chiến của Mỹ trong trận không kích Syria hồi tháng 4, rất có thể Israel sẽ sớm yêu cầu được viện trợ tên lửa ADM-160 MALD. Hiện nay công tác bàn giao tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 đang được Nga đẩy nhanh tiến độ, điều này khiến những cuộc đàm phán tích cực của...