Israel chi 6 tỷ USD để duy trì bảo hiểm cho các hãng hàng không
Ngày 12/10, Bộ Tài chính Israel cho biết Ủy ban Tài chính Quốc hội nước này đã thông qua kế hoạch cung cấp bảo lãnh nhà nước trị giá 6 tỷ USD để duy trì các hợp đồng bảo hiểm cho các hãng hàng không trước những rủi ro trong bối cảnh xảy ra xung đột Hamas-Israel.
Cơ chế bảo lãnh này sẽ giúp bảo đảm hoạt động hàng không tại Israel không bị gián đoạn.
Máy bay thuộc Hãng hàng không Israir của Israel hạ cánh xuống sân bay thành phố Eilat. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Do bùng phát xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel, các công ty bảo hiểm của các hãng hàng không El Al Airlines, Israir và Arkia cho biết những điều khoản trong hợp đồng của họ nêu rõ rằng trong thời gian xảy ra xung đột thì công ty bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trong vòng 7 ngày kể từ ngày thông báo. Do đó, Bộ Tài chính Israel đã tìm kiếm sự bảo lãnh của nhà nước nhưng kế hoạch này cần được Quốc hội thông qua.
Trong khi nhiều hãng hàng không toàn cầu đã hủy các chuyến bay đến Tel Aviv, 3 hãng hàng không trên của Israel vẫn duy trì hoạt động bay, thậm chí còn tăng số chuyến bay để đưa công dân nước này về nước.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich và Thống đốc Ngân hàng trung ương Amir Yaron đã nhóm họp tại Jerusalem để đánh giá tình hình kinh tế hiện nay của đất nước sau khi xảy ra xung đột Hamas-Israel. Trong tuyên bố chung, hai cơ quan trên cho biết Bộ trưởng Smotrich và Thống đốc Yaron đã thảo luận các biện pháp khả thi trong tương lai để hỗ trợ nền kinh tế, khu vực kinh doanh và thị trường tài chính.
Kể từ khi xảy ra xung đột Hamas-Israel hồi cuối tuần trước, các quan chức Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương Israel đã nhóm họp nhiều lần và cho biết sẽ tiếp tục thực hiện công tác này thường xuyên.
Palestine phản đối Israel hợp pháp hóa 155 tiền đồn định cư tại khu Bờ Tây
Ngày 19/8, chính quyền Palestine đã lên tiếng phản đối kế hoạch của Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich nhằm hợp pháp hóa các tiền đồn định cư của Israel tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng.
Quang cảnh khu định cư Maale Adumim của Israel ở Bờ Tây. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một thông cáo báo chí, người phát ngôn Phủ Tổng thống Palestine Nabil Abu Rudeineh nhấn mạnh nhà nước này "lên án và phản đối" kế hoạch trên, đồng thời nêu rõ rằng "căn cứ các nghị quyết quốc tế, việc định cư của người Israel trên các vùng đất của Palestine là bất hợp pháp".
Ông Abu Rudeineh nêu rõ Nghị quyết 2334 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành vào tháng 12/2016 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phá dỡ tất cả các khu định cư trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế.
Động thái của Israel trong việc thiết lập các khu định cư tại Bờ Tây bị chiếm đóng đang đẩy khu vực vào vòng xoáy bạo lực và leo thang căng thẳng liên tục tái diễn.
Trước đó, đài phát thanh Israel đưa tin Bộ trưởng Smotrich đã bắt đầu xúc tiến kế hoạch nhằm kiểm soát khu vực C thuộc Bờ Tây, trong đó có việc hợp pháp hóa 155 tiền đồn định cư. Là khu vực lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng chiến lược nhất thuộc Bờ Tây, khu vực C chiếm khoảng 60% diện tích của vùng lãnh thổ này, nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Israel về an ninh, quy hoạch và sử dụng đất.
Theo số liệu chính thức từ phía Palestine, trên 600.000 người định cư Israel đang sinh sống ở Bờ Tây và Đông Jerusalem. Bất chấp sự chỉ trích của quốc tế, Israel vẫn duy trì quyền kiểm soát khu vực Bờ Tây từ Chiến tranh Trung Đông năm 1967. Người Palestine và phần lớn cộng đồng quốc tế coi việc mở rộng khu định cư của Israel tại đây là một trở ngại lớn đối với hòa bình giữa Israel và Palestine.
Nguyên nhân lệnh áp trần giá dầu Nga của phương Tây ngày càng kém hiệu quả Không ai muốn cấm hoàn toàn dầu của Nga khỏi thị trường toàn cầu vì điều đó sẽ gây ra thâm hụt và đẩy giá lên cao. Ý tưởng đằng sau việc giới hạn giá dầu chỉ đơn thuần là để Nga không nhận được một phần doanh thu nhất định từ việc bán dầu. Nga vẫn có doanh thu từ xuất khẩu...