Israel cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer, Moderna cho trẻ dưới 5 tuổi
Bộ Y tế Israel ngày 5/7 đã phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer và Moderna cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Ramat Gan gần Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Israel Nachman Ash, hội đồng chuyên môn của bộ đã tổ chức 2 phiên họp nhằm đưa ra quyết định liên quan vấn đề này, trong đó công bố dữ liệu về tác dụng phụ và mức độ hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 do hãng Pfizer và Moderna sản xuất. Hầu hết các chuyên gia đồng tình rằng các loại vaccine công nghệ mRNA này đều an toàn trong sử dụng, theo đó khuyến nghị việc tiêm vaccine cho trẻ em và trẻ sơ sinh có rủi ro sức khỏe tiềm ẩn, đồng thời nhất trí khởi động chiến dịch tiêm chủng cho trẻ có điều kiện sức khỏe bình thường.
Dựa trên khuyến nghị của các chuyên gia, Bộ Y tế Israel đã quyết định phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 hoặc 5 tuổi. Hơn 6 triệu người dân Israel đã được tiêm ít nhất 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó khoảng 17% là trẻ em từ 5-11 tuổi, nhóm trẻ nhất đủ điều kiện tiêm chủng cho đến khi giới chức Israel công bố phê duyệt mới nhất.
Hồi tháng 6, Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi và vaccine của Pfizer cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Động thái này đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vaccine công nghệ mRNA cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Cả hai loại vaccine trên đều đã được thử nghiệm đối với hàng nghìn trẻ em. Kết quả thử nghiệm cho thấy, vaccine có thể gây ra các phản ứng phụ ở mức độ nhẹ, trong khi cũng sản sinh kháng thể ở trẻ từ 6 tháng tuổi, tương tự như ở các nhóm tuổi lớn hơn. Theo các nhà khoa học, hiệu quả chống lại sự lây nhiễm cao hơn khi tiêm vaccine của Pfizer – khoảng 80%, trong khi ở Moderna là 51% đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi và 37% đối với trẻ từ 2-5 tuổi.
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Argentina, Bahrain, Chile, Trung Quốc, Cuba, Hong Kong (Trung Quốc) và Venezuela đã cấp phép sử dụng các mũi tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ em độ tuổi từ 1-3 tuổi, song không bao gồm vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA.
Moderna thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa virus HIV sử dụng công nghệ mRNA
Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I vaccine ngừa virus HIV được phát triển dựa trên công nghệ mRNA.
Ống tiêm chứa vaccine ngừa COVID-19 của Hãng công nghệ sinh học Moderna tại Las Vegas, Mỹ ngày 15/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Sau thành công của vaccine phòng COVID-19 cũng dựa trên công nghệ mRNA, Moderna kỳ vọng công nghệ này sẽ mang lại thêm những loại vaccine hiệu quả trong phòng ngừa các bệnh khác, trong đó có cả vaccine ngừa HIV. Nếu thành công với vaccine ngừa HIV, Moderna sẽ tạo cú đột phá lớn bởi hiện chưa có loại vaccine nào hiệu quả với virus này. Dù thế giới đã tìm ra một số loại thuốc điều trị giúp kiểm soát virus trong cơ thể người nhiễm hoặc ngăn tình trạng tiến triển sang giai đoạn AIDS nhưng cũng chưa có loại thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Công nghệ mRNA không được chú ý nhiều trong vài thập kỷ cho đến khi các hãng như Pfizer, BioNTech và Moderna công bố phát triển thành công vaccine phòng COVID-19 nhờ công nghệ này sau khoảng một năm dịch hoành hành, quãng thời gian ngắn nhất trong lịch sử phát triển vaccine. Tiến sĩ Stephen Hodge, Chủ tịch Moderna, cho biết việc phát triển một liệu trình vaccine có thể kích thích sản sinh lượng kháng thể chống lại virus HIV đủ để bảo vệ cơ thể trong lâu dài là điều rất khó khăn. Moderna tin tưởng mRNA sẽ mang lại hướng tiếp cận mới nhằm tháo gỡ thách thức này.
Moderna dự định sẽ mời 100 người không nhiễm virus HIV, từ 18-55 tuổi, tham gia nghiên cứu lâm sàng. Giai đoạn đầu sẽ xác định liều lượng cụ thể cho một mũi tiêm và theo dõi người được tiêm có phản ứng ra sao ở liều lượng đó và liệu việc tiêm vaccine có đưa các kháng nguyên vào cơ thể để tạo hiệu quả phản ứng với virus hay không. Công ty cũng đã tiêm thử vaccine cho tình nguyện viên đầu tiên.
Nếu thành công, việc phát triển được vaccine ngừa HIV sẽ được coi là một bước ngoặt trong y học hiện đại và với toàn bộ cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ. Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đi tìm một ứng cử viên vaccine ngừa HIV, virus dẫn tới hàng triệu ca tử vong mỗi năm. Đây cũng là mục tiêu tham vọng nhất trong kế hoạch hình thành một dòng sản phẩm vaccine dựa trên công nghệ mRNA của Moderna. Hiện công ty này cũng đang tìm cách phát triển vaccine ngừa RSV, vaccine phòng cúm và thậm chí là cả những phương pháp điều trị ung thư dựa trên công nghệ này.
Lợi ích của việc tăng thời gian chờ giữa hai mũi tiêm cơ bản bằng vaccine mRNA ngừa COVID-19 Theo hướng dẫn hiện nay của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ về vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA, thời gian chờ giữa mũi tiêm thứ nhất và thứ hai của vaccine do Moderna sản xuất là 28 ngày và của Pfizer/BioNTech là 21 ngày. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ...