Israel cảnh cáo 6 cường quốc không được nhượng bộ Iran
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua (21/5) đã lên tiếng cảnh cáo các cường quốc thế giới không được nhượng bộ Iran trong vòng đàm phán hạt nhân sắp tới ở thủ đô Baghdad. Theo Israel, Iran tiếp tục là mối đe doạ hạt nhân đối với đất nước họ.
Thủ tướng Israel
“Iran muốn phá huỷ Israel và họ đang phát triển vũ khí hạt nhân để thực hiện mục tiêu đó”, Thủ tướng Netanyahu đã nói như vậy tại một cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua.
Video đang HOT
“Để dập tắt ý đồ xấu này, các cường quốc hàng đầu thế giới cần phải thể hiện sự quyết liệt và không được yếu đuối. Họ không nên có bất kỳ nhượng bộ nào trước Iran”, ông Netanyahu nhấn mạnh.
“Các cường quốc cần phải dứt khoát yêu cầu Iran ngừng ngay tất cả các hoạt động làm giàu hạt nhân, chuyển khỏi Iran toàn bộ số nhiên liệu đã được làm giàu cho đến thời điểm này, đồng thời tháo dỡ cơ sở hạt nhân ngầm dưới lòng đất gần thành phố Qom”, Thủ tướng Netanyahu nói thêm.
Những phát biểu trên của Nhà lãnh đạo Israel được đưa ra chỉ 2 ngày trước khi diễn ra vòng đàm phán hạt nhân mới giữa Iran và 6 cường quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức. Vòng đàm phán này dự kiến diễn ra vào ngày 23/5 tới ở thủ đô Baghdad, Iraq.
Israel luôn xem Iran là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của đất nước họ. Lý do là, giới lãnh đạo ở Tehran thường xuyên đe dọa sẽ xoá sổ Nhà nước Do Thái ra khỏi bản đồ thế giới. Mối quan ngại của Israel với Iran ngày một tăng lên khi Iran sở hữu một kho tên lửa hiện đại, đồng thời nước này bị nghi là đang theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân. Chính vì thế, Israel luôn để ngỏ khả năng tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Mới đây nhất, trong chuyến thăm Canada hồi tháng 3 vừa rồi, Thủ tướng Netanyahu đã tuyên bố: “Với tư cách là một quốc gia, chúng tôi có quyền tự do hành động để đối phó với những lời đe dọa xóa sổ chúng tôi ra khỏi bản đồ thế giới. Tôi nghĩ, đây là quyền mà quốc gia nào cũng cần và đòi hỏi phải có”.
Theo VNMedia
Iran "thất vọng" với các cường quốc
Iran hôm qua (13/4) cho biết, hy vọng của nước này về việc đạt được một bước đột phá trong các cuộc đàm phán hạt nhân diễn ra trong ngày hôm nay đã gần như vỡ tan sau khi phương Tây đưa ra lời cảnh báo rằng Tehran cần phải chứng minh sự đáng tin cậy.
Ngoại trưởng Iran
Sau 15 tháng bị đình trệ, các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran với 6 cường quốc (P5 1) gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức, sẽ được tái khởi động ở thủ đô Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày hôm nay (14/4). Cộng đồng quốc tế đang hy vọng, qua các cuộc đàm phán sắp tới, cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran kéo dài dai dẳng bao lâu nay sẽ được giải quyết.
Tuy nhiên, hy vọng trên đang có nguy cơ bị dập tắt vì sự thiếu tin tưởng cùng những khác biệt sâu sắc giữa Iran và các cường quốc. Một nguồn tin thân thiết với phái đoàn đàm phán của Tehran cho biết, những lời bình luận của phương Tây về việc Iran phải chứng minh sự đáng tin cậy của mình "đã không đem lại cho chúng tôi nhiều hy vọng".
"Cho đến lúc này, phái đoàn Iran nhận thấy lập trường của phương Tây được đưa ra trong cuộc họp G8 hôm 12/4 và được thể hiện qua báo chí thật đang thất vọng", nguồn tin giấu tên trên cho biết.
Ngoại trước các nước công nghiệp G8 hôm 12/4, đã kêu gọi Iran bắt đầu "một cuộc đối thoại nghiêm túc và mang tính xây dựng" nhưng cũng nhấn mạnh đến việc Tehran "liên tục không thực hiện các nghĩa vụ của nước này". Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton còn phát đi một thông điệp mang tính cảnh báo, nói rằng các cuộc đàm phán ở Istanbul là "một cơ hội để Iran để giải quyết những quan ngại của cộng đồng quốc tế".
Trước đó, Iran cũng đã khiến các cường quốc giận sôi khi tuyên bố không chấp nhận bất kỳ điều kiện nào được đặt ra trước các cuộc đàm phán hạt nhân. Mỹ và các đồng minh phương Tây muốn Tehran phải đóng cửa nhà máy hạt nhân kiên cố Fordo ngầm dưới lòng đất ở miền trung Iran và ngừng làm giàu uranium ở cấp độ tinh khiết 20% trước khi các cuộc đàm phán được khởi động.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Salehi đã khẳng định: "việc đặt ra các điều kiện trước vòng đàm phán có nghĩa là rút ra kết luận trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu. Điều này thực sự vô nghĩa và không bên nào sẽ chấp nhận điều kiện trước các cuộc đàm phán".
Tuy nhiên, mọi việc không hoàn toàn đáng thất vọng. Iran trong thời gian qua đã phát đi thông điệp cho biết, họ sẽ nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của nước này bằng những đề xuất thực tế trên bàn đàm phán.
Mỹ và các đồng minh phương Tây luôn nghi ngờ Iran đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc một chương trình hạt nhân dân sự. Tuy nhiên, Tehran luôn bác bỏ cáo buộc này, khẳng định chương trình hạt nhân của họ vì mục đích dân sự.
Theo VNMedia
Bí mật lý do nhiều nước sợ tên lửa Triều Tiên Cả hai lần Triều Tiên tuyên bố phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh vào vũ trụ là cả hai lần các cường quốc đều có những phản ứng vô cùng quyết liệt. Vậy vì lý do gì mà các cường quốc lại sợ Triều Tiên phóng tên lửa đến vậy? Có nguyên nhân bí ẩn gì đằng sau nỗi lo ngại...