Israel bước đầu nhất trí mở hành lang biển Cyprus – Gaza
Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn nguồn tờ Hayom ngày 27/12 cho biết nước này đã nhất trí “về nguyên tắc” cho phép Cộng hoà Cyprus, với sự hỗ trợ của Anh, mở hành lang biển nhân đạo tới Dải Gaza.
Theo nguồn tin từ Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ của Ai Cập, ngày 17/12/2023, cửa khẩu Kerem Shalom nằm giữa Israel và Gaza đã lần đầu tiên được mở cửa kể từ khi bùng phát xung đột Hamas-Israel, cho phép các xe tải chở hàng viện trợ đi qua. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Hayom, thông qua hành lang trên, các vật tư và thiết bị sẽ được đưa thêm vào Dải Gaza – nơi cho đến nay chỉ dựa vào cửa khẩu biên giới Rafah với Ai Cập và gần đây là cửa khẩu Karem Abu Salem (Kerem Shalom) với Israel. Ngoại trưởng Israel Eli Cohen đã thông báo về quyết định này tới những người đồng cấp CH Cyprus và Anh, đồng thời lưu ý hành lang biển nhân đạo có thể bắt đầu hoạt động “sau khi hoàn thành các bước chuẩn bị cần thiết”.
Liên quan đến cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza, ngày 27/12, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã hội đàm với Quốc vương Jordan Abdullah II đang ở thăm Cairo trong đó thảo luận về tình hình khu vực.
Video đang HOT
Tại cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi về xung đột tại Dải Gaza và nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Theo đó, cộng đồng quốc tế cần thúc đẩy lệnh ngừng bắn ngay lập tức và tạo điều kiện để đẩy nhanh việc tiếp nhận thêm viện trợ nhằm “tạo sự khác biệt thực sự” ở Gaza. Hai nhà lãnh đạo cũng phản đối mọi nỗ lực nhằm trục xuất người Palestine khỏi vùng đất của họ hoặc buộc họ phải di dời trong vùng lãnh thổ này. Ngoài ra, Tổng thống Abdel-Fattah EL-Sisi và Quốc vương Abdullah II cũng cảnh báo nguy cơ xung đột mở rộng có thể làm suy giảm tình hình an ninh và gây mất ổn định trong khu vực.
Cũng trong ngày 27/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó ông Macron nhấn mạnh Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas cần nỗ lực hướng tới lệnh ngừng bắn lâu dài “với sự hỗ trợ của tất cả đối tác khu vực và quốc tế”. Nhà lãnh đạo Pháp cũng cam kết hợp tác với Jordan để thực hiện các hoạt động nhân đạo trong những ngày tới. Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận các vụ tấn công liên tiếp của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm vào tàu thuyền trên Biển Đỏ, giao tranh xuyên biên giới giữa lực lượng Israel và phong trào Hezbollah tại Liban.
Cùng ngày, cơ quan y tế tại Dải Gaza cho biết Israel đã ném bom gần bệnh viện Amal, thành phố Khan Younis đông dân cư ở phía Nam vùng lãnh thổ này, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Người phát ngôn cơ quan y tế Dải Gaza, ông Ashraf al-Qedra, cho rằng số người thiệt mạng có thể còn tăng do lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm nạn nhân dưới đống đổ nát của một tòa nhà dân cư gần bệnh viện Amal. Ông cáo buộc Israel cố tình nhắm mục tiêu vào các vị trí xung quanh khu phức hợp y tế Nasser ở Khan Younis, đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế thực hiện các biện pháp hiệu quả và ngay lập tức để bảo vệ khu vực này cũng như đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế, những người bị thương cùng hàng nghìn người phải sơ tán trong vùng lãnh thổ Gaza.
Các nhà lãnh đạo GCC kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức tại Dải Gaza
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) ngày 5/12 đã cảnh báo về tình hình xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas, đồng thời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức.
Xe quân sự Israel di chuyển sát biên giới với Dải Gaza ngày 5/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong Tuyên bố Doha được thông qua tại phiên họp thứ 44 của Hội đồng tối cao GCC ở Qatar, lãnh đạo các nước GCC cảnh báo về mối nguy hiểm của việc mở rộng đối đầu và xung đột lan rộng sang các khu vực khác ở Trung Đông.
GCC nhấn mạnh rằng khu vực Trung Đông đang phải đối mặt với những thách thức nguy hiểm do việc Israel ném bom vào Dải Gaza dẫn đến bạo lực leo thang. Tuyên bố cũng kêu gọi đạt được lệnh ngừng bắn toàn diện và bền vững, đồng thời đảm bảo việc đưa tất cả hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza.
Lãnh đạo và đại diện của 6 nước GCC (gồm Qatar, Saudi Arabia, Bahrain, Oman, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE) cùng khách mời là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự hội nghị trên.
Theo Văn phòng truyền thông của Hamas, kể từ ngày 7/10 đến ngày 5/12, tổng cộng 16.248 người Palestine đã thiệt mạng do các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza, trong đó có tới 70% là phụ nữ và trẻ em. Trong khi đó, giới chức Israel cho biết khoảng 1.200 người tại Israel thiệt mạng, chủ yếu là dân thường. Ngoài ra, văn phòng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết hiện Hamas đang giữ 138 con tin.
Cũng trong ngày 5/12, Quốc vương Abdullah của Jordan cảnh báo rằng chiến dịch ném bom không ngừng của Israel đang khiến tình hình trở nên ngày càng "nguy hiểm", đồng thời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.
Quốc vương Jordan đưa ra phát biểu sau cuộc gặp với Tổng thống Cyprus Nikos Christodoulides tại thủ đô Amman. Tại cuộc gặp, Quốc vương Abdullah và Tổng thống Nikos Christodoulides đã đề cập việc tăng cường các nỗ lực nhằm cung cấp viện trợ nhân đạo và cứu trợ dân thường Palestine ở Dải Gaza.
Quốc vương Abdullah đã vận động các nhà lãnh đạo phương Tây gây áp lực đối với Israel để dòng viện trợ không bị gián đoạn và mở các cửa khẩu do chính quyền Tel Aviv kiểm soát để cung cấp đủ viện trợ cần thiết.
Hai bên cũng bày tỏ lo ngại bạo lực sẽ lan rộng ở vùng Bờ Tây giáp giới Jordan, khi người định cư Do Thái tấn công dân thường Palestine, tịch thu đất đai, trong bối cảnh các cuộc tấn công quân sự của Israel gia tăng.
130.000 lít dầu diesel sẽ được vận chuyển hằng ngày vào Dải Gaza Ngày 24/11, Ai Cập cho biết 130.000 lít dầu diesel và 4 xe tải chở khí đốt sẽ được đưa hằng ngày vào Dải Gaza sau khi thỏa thuận tạm ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực vào sáng cùng ngày. Đoàn xe tải chở hàng viện trợ cho Dải Gaza tại khu vực cửa khẩu Rafah ngày 31/10/2023. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN...