Israel bình luận về cơ hội cuối cùng để ngăn chặn cuộc chiến với Liban
Liên quan đến vụ tấn công Cao nguyên Golan hôm 27/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel Oren Marmorstein tuyên bố cách duy nhất để ngăn chặn cuộc chiến tiềm tàng với Liban là phong trào Hezbollah phải rút quân.
Khói bốc lên sau vụ không kích của Israel xuống Shihin, Liban ngày 13/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Quân đội Israel, 12 thanh niên và trẻ em đã thiệt mạng hôm 27/7 tại Cao nguyên Golan do các cuộc pháo kích từ Liban. Israel cho biết đã xác định được khoảng 30 quả rocket bay từ Liban vào lãnh thổ Israel và cáo buộc phong trào Hezbollah gây ra vụ tấn công này.
Tuy nhiên, Hezbollah đã phủ nhận liên quan đến cuộc tấn công trên.
Video đang HOT
“Cách duy nhất mà thế giới có thể ngăn chặn cuộc chiến toàn diện có thể tàn phá cả Liban là buộc Hezbollah thực hiện Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thời điểm hiện tại chính là phút chót để thực hiện điều đó bằng biện pháp ngoại giao”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel tuyên bố trên mạng xã hội X.
Cuộc tấn công tại Cao nguyên Golan là sự leo thang lớn trong những tháng bất ổn ở khu vực biên giới Israel – Liban. Israel và Hezbollah đã đấu súng ở khu vực biên giới trong gần 10 tháng với mức độ ngày càng dữ dội và thậm chí trước cuộc tấn công hôm 27/7, các lãnh đạo khu vực đã cảnh báo rằng cuộc xung đột đang đạt đến đỉnh điểm.
Các vụ đấu hỏa lực trở nên thường xuyên hơn trong những tuần gần đây và cả Hezbollah lẫn Israel đều nhắm mục tiêu vào những địa điểm ngày càng sâu hơn trong lãnh thổ Liban, Israel.
Căng thẳng gia tăng khi Israel tiêu diệt hai chỉ huy cấp cao của Hezbollah là Sami Taleb Abdullah vào tháng 5 và Muhammed Neamah Naser vào tháng 6. Israel cáo buộc hai nhân vật này chỉ đạo các cuộc tấn công khủng bố trước và sau vụ việc ngày 7/10/2023. Hezbollah đã trả đũa bằng cách bắn hàng trăm tên lửa vào Israel. Tuy nhiên, căng thẳng vẫn chưa leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện.
Trước năm 1967, Cao nguyên Golan là một phần của tỉnh Quneitra của Syria, nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Arab Druze. Tuy nhiên, 2/3 lãnh thổ chiến lược của cao nguyên này đã bị Israel chiếm giữ trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 và Chiến tranh Arab – Israel lần thứ tư năm 1973. Tel Aviv đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này vào năm 1981, nhưng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bác bỏ tuyên bố này, coi Cao nguyên Golan là lãnh thổ Syria bị chiếm đóng.
Israel cáo buộc rocket phóng từ Liban khiến nhiều người thương vong
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, sáng 14/2, một loạt quả rocket từ Liban bắn qua biên giới vào các địa phương ở miền Bắc Israel đã khiến 1 người thiệt mạng và 7 người khác bị thương.
Khói bốc lên sau một vụ phóng tên lửa từ khu vực miền nam Liban xuống Upper Galilee, miền bắc Israel, ngày 2/1/2024. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ra thông báo cho biết chỉ trong vòng chưa đầy 15 phút, còi báo động đã vang lên 2 lần tại các khu dân cư Netu'a và Manara, đồng thời một loạt rocket khác cũng nhằm vào một căn cứ quân sự của IDF tại miền Bắc.
Cơ quan cứu thương thông báo 1 người đã thiệt mạng và 7 người khác bị thương ở thành phố Safed.
Trước đó, tối 13/2, Tổng thư ký Phong trào Hezbollah ở Liban, ông Hassan Nasrallah tuyên bố nhóm vũ trang này sẽ chỉ chấm dứt pháo kích miền Bắc Israel chừng nào nước này kết thúc chiến dịch quân sự ở Dải Gaza.
Trong vài ngày qua, phong trào Hồi giáo này đã liên tục bắn pháo và phóng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đáp lại, IDF cũng điều động máy bay chiến đấu không kích nhiều vị trí của Hezbollah ở miền Nam Liban để trả đũa.
Khu vực biên giới Liban-Israel đã và đang chứng kiến căng thẳng ngày càng gia tăng kể từ bùng phát cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel ngày 7/10 năm ngoái. Tình trạng bạo lực tại khu vực biên giới giữa Israel và Liban đã buộc hàng chục nghìn người phải sơ tán ở cả hai phía, cũng như làm dấy lên lo ngại về khả năng xung đột leo thang.
Cuộc sống khó khăn của người dân ở miền Bắc Israel khi chiến sự kéo dài Các cuộc tấn công qua lại giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Liban khiến hàng chục nghìn người dân sống ở các khu vực gần biên giới phải rời bỏ nhà cửa gần 9 tháng qua. Với những người chọn ở lại, họ phải đối mặt với cuộc sống vô vàn khó khăn. Gia đình ông Moneeb có một cửa hàng kinh...