Israel bị cáo buộc sát hại chuyên gia tên lửa Syria
Ông Aziz Asber, Giám đốc Trung tâm Học thuật và Nghiên cứu khoa học Syria ở Masyaf, gần tỉnh Hama, mới tử nạn trong một vụ đánh bom xe – báo al-Watan thân chính phủ Syria đưa tin.
Chính phủ các nước phương Tây xem cơ quan nghiên cứu trên liên quan đến chương trình vũ khí hóa học của Syria. Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR) nhấn mạnh: “Vị tướng này là người thân cận với Tổng thống Bashar al-Assad và với Iran”, đồng minh của chính phủ Syria.
Báo al-Watan hôm 5-8 đã cáo buộc cơ quan tình báo Mossad của Israel đứng đằng sau vụ sát hại quan chức trên, một chuyên gia về các hệ thống tên lửa, người chịu trách nhiệm cải thiện tầm bắn và độ chính xác loại tên lửa Scud của chính phủ Assad.
Ông Aziz Asber, chuyên gia tên lửa Syria, mới bị sát hại. Ảnh: FACEBOOK
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Liberman đã tìm cách phủ nhận khả năng Israel can dự vào sự việc trên ở Syria.
“Mỗi ngày ở Trung Đông xảy ra hàng trăm vụ nổ. Lần nào người ta cũng đều đổ lỗi cho chúng tôi. Vì thế, chúng tôi sẽ không quá quan tâm đến vụ này” – ông nói với báo Hadashot News.
Một viên chức chính phủ Israel đã từ chối bình luận thông tin về cái chết của ông Asber.
Theo SOHR, Israel đã thực hiện nhiều vụ tấn công bên trong lãnh thổ Syria kể từ năm 2017.
Trong khi đó, Lữ đoàn Abu Amara, một nhóm vũ trang Syria liên kết với quân nổi dậy Tahrir al-Sham, đã nhận trách nhiệm vụ tấn công nêu trên.
Nhóm này ra tuyên bố trên kênh Telegram thừa nhận đã gài chất nổ trong xe để sát hại ông Asber.
Video đang HOT
SOHR cho biết vụ nổ đã xảy ra đêm 4-8. Theo tổ chức này, Trung tâm Masyaf đã là mục tiêu trong các vụ không kích của Israel hồi tháng trước và hồi tháng 9-2017.
Lâu nay Mỹ vẫn cho rằng chất khí sarin được chế tạo tại trung tâm trên nhưng chính quyền Syria phủ nhận, đồng thời tuyên bố nước này không sở hữu bất cứ loại vũ khí hóa học nào sau khi đã đồng ý bàn giao kho vũ khí hồi năm 2013.
Người đứng đầu SOHR, ông Rami Abdul Rahman, cho biết các chuyên gia từ Iran có mặt ở Trung tâm Masyaf – nơi đang phát triển tên lửa đất đối đất tầm ngắn.
Hoài Vy (Theo The Guardian, TOI)
Theo NLĐ
Điều tra vũ khí hóa học Syria: Rối bời những công bố
Nga tố OPCW cố gắng tạo điều kiện để phương Tây viện cớ tấn công hóa học để tấn công tên lửa vào Syria.
Thông tấn TASS ngày 15/6 dẫn một báo cáo của Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) về việc sử dụng vũ khí hóa học ở tỉnh Hama (Syria) cho thấy chất độc thần kinh sarin và khí Clo rất có thể đã được sử dụng như vũ khí hóa học ở Ltamenah, phía nam Syria vào ngày 24- 25/3/2017.
Nga phản pháo: Tấn công hóa học Syria, điều tra một năm mới xong?
Phía Nga cho rằng, cuộc điều tra không đáp ứng được các tiêu chí thu thập và phân tích thông tin, đồng thời tạo ra nhiều nghi vấn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, báo cáo của OPCW chưa đạt được các yêu cầu về thu thập và phân tích thông tin trong điều tra sử dụng tác nhân hóa học được quy định rõ trong Công ước về Cấm vũ khí hóa học và các văn bản pháp quy khác của OPCW.
Báo cáo đặt ra một câu hỏi, vì sao nó lại được phát hành hơn một năm sau khi vụ vệc diễn ra? Đáng nói là những mẫu vật có được có thể bị ảnh hưởng qua thời gian và sẽ bị sai lệch nếu đưa đi phân tích.
"Tất cả nội dung trong báo cáo của OPCW đều là được sắp đặt cho phiên họp của các quốc gia thành viên. Cuộc họp này được sắp xếp vào dịp khác sau khi nhóm các thành viên phương Tây đã họp nhóm và có thể đưa ra các tuyên bố chung dựa trên số đông" - bà Zakharova cho hay.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga không loại trừ một báo cáo khác có thể xuất hiện gần ngày diễn ra phiên họp chung về việc sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Douma của Syria vào ngày 7/4/2018.
"Chúng tôi sẽ không bất ngờ vào đêm trước của cuộc hội nghị, một báo cáo điều tra khác về cáo buộc vũ khí hóa học ở Douma sẽ được tung ra. Nội dung đó khác hẳn với với những thông tin tin cậy, chính xác mà các chuyên gia quân sự Nga trên chiến trường cung cấp. Chúng tôi cũng nhiều lần nói rõ về bản chất của vụ việc" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Nga đã nhiều lần đưa các bằng chứng và nhân chứng ở Syria tới trụ sở OPCW để chứng minh về những thông tin được dàn dựng bởi nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng rằng có một vụ tấn công hóa học ở Douma và những thành viên này đã phải dùng nước xối vào đầu những em nhỏ tại bệnh viện để cứu chữa bước đầu.
Moscow khẳng định rằng, vụ tấn công hóa học giả mạo ở Douma hôm 7/4 là một minh chứng nữa cho thấy liên minh Mỹ- Anh- Pháp muốn tận dụng cái cớ vũ khí hóa học để tấn công tên lửa vào Syria dù những nơi bị tấn công không có dấu vết của vũ khí hóa học, chất độc hóa học.
Hôm 13/6, OPCW đã phát đi báo cáo của Sứ mệnh tìm kiếm thực tế (FFM) thuộc tổ chức này cho thấy, chất độc thần kinh sarin rất có thể đã được sử dụng như vũ khí hóa học ở Ltamenah, phía nam Syria, trong vụ tấn công ngày 24/3/2017. Còn khí Clo rất có thể được sử dụng tấn công vào Bệnh viện Ltamenah và khu vực xung quanh vào ngày 25/3/2017.
Báo cáo của FFM về sự việc xảy ra tại Ltamenah đã được chia sẻ với các Quốc gia thành viên ký Công ước Vũ khí Hóa học. Bản báo cáo cũng được chuyển đến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua Tổng thư ký LHQ.
Nhiệm vụ của FFM là xác định liệu vũ khí hóa học hay hóa chất độc hại đã được sử dụng ở Syria hay chưa. Nó không bao gồm xác định ai chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công bị cáo buộc. Ghi nhận thực tế là một phần của nhiệm vụ của Cơ chế điều tra chung của OPCW-UN, được thành lập bởi Hội đồng Bảo an LHQ, hiện đã hết hạn vào tháng 11/2017.
FFM được phép nghiên cứu thông tin có sẵn liên quan đến cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, bao gồm thông tin do chính phủ Syria và các nguồn khác cung cấp.
Nhóm điều tra FFM sử dụng phương pháp phỏng vấn các nhân chứng và lấy mẫu môi trường, y tế sinh học và bằng chứng vật lý để phân tích.
Nga nhắc lại OPCW là công cụ của phương Tây
Nga đã nhiều lần tố các nước phương Tây sử dụng OPCW thành công cụ để gây sức ép chính trị ở Syria.
Bộ Quốc phòng Nga hồi giữa tháng 5 nhấn mạnh rằng, Washington và các đồng minh đang tìm cách buộc OPCW đưa ra cáo buộc nhằm vào Damascus mặc dù không có bằng chứng chắc chắn về khả năng xảy ra tấn công hóa học ở Syria.
"Những người khởi xướng cuộc không kích tên lửa (nhằm vào các mục tiêu của chính phủ Syria hồi tháng 4) đã tìm cách buộc OPCW đưa bất kỳ cáo buộc nào chống lại Damascus, dù việc tìm ra thủ phạm nằm ngoài phạm vi của cơ quan này"- tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, mục tiêu cuối cùng của Mỹ và các đồng minh là biến OPCW thành "công cụ do Mỹ điều khiển để gây sức ép chính trị ở Syria".
Mỹ, Anh và Pháp đặc biệt nỗ lực làm điều này để biện minh cho cuộc không kích vào các cơ sở quân sự và dân sự Syria.
Nếu họ thành công, những cáo buộc đó sẽ được sử dụng như một cớ để giao thẩm quyền mới cho phái đoàn điều tra của OPCW ở Syria. Cụ thể là liên quan đến việc xác định bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột chịu trách nhiệm về bất cứ sự cố hóa học nào.
Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc, mục đích sâu xa của kế hoạch này là đưa phái đoàn điều tra của OPCW thay thế cho Cơ chế điều tra chung (JIM) vốn bị mất uy tín trước đây.
JIM đã hết hạn thực hiện nhiệm vụ vào tháng 11/2017 và Mỹ luôn tìm cách để "hồi sinh" cơ chế này. Moscow đã nhiều lần chỉ trích của điều tra của JIM trong vụ tấn công hóa học ở Khan Sheikhoun, Syria là không chuyên nghiệp. Vụ tố tấn công hóa học ở Khan Sheikhoun được Tổng thống Trump viện cớ để tấn công 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Syria.
Theo Sơn Dương
Báo Đất Việt
Căn cứ quân sự Syria bị nã tên lửa, 40 người nghi thiệt mạng Theo truyền thông Syria, các tên lửa chưa rõ nguồn gốc đã bị nã vào căn cứ quân sự của nước này tại các tỉnh Hama và Aleppo, gây ra các vụ nổ lớn và nghi làm hơn 40 người thiệt mạng. (Ảnh minh họa: Sputnik) Hãng tin Sana trích một nguồn tin quân sự cho biết, sự việc xảy ra vào 22h30...