Israel báo hiệu tương lai sống chung với đại dịch
Việc số ca nCoV gia tăng tại Israel, nơi đã tiêm chủng đầy đủ cho 60% dân số, thúc đẩy thêm nghi ngờ Covid-19 sẽ không biến mất hoàn toàn.
Trong tuần này, Israel liên tiếp ghi nhận hơn 100 ca nhiễm nCoV mới mỗi ngày, mức tăng nhẹ so với nhiều quốc gia, nhưng là con số cao nhất tại nước này kể từ tháng 4. Nguyên nhân phần lớn được cho là bởi biến chủng Delta, lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ, len lỏi trong các trường học. Chính phủ Israel đang thúc đẩy tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm dân số 12-15 tuổi.
Theo trang web thống kê Our World in Data, khoảng 60% trong hơn 9 triệu dân Israel đã tiêm đủ hai mũi vaccine Pfizer- BioNTech. Chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng giúp giảm số ca nhiễm nCoV hàng ngày từ khoảng 10.000 vào tháng một xuống mức một con số. Giới chức đã gỡ bỏ hầu như toàn bộ biện pháp hạn chế trong nước, đồng thời dự định tái mở cửa cho những du khách đã tiêm chủng vào tháng 7.
Giờ đây, kế hoạch mở cửa du lịch bị hoãn đến tháng 8, quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín nơi công cộng cũng được tái áp đặt. Ngay cả những người đã tiêm chủng, hoặc từng nhiễm nCoV và bình phục, cũng dự kiến phải tự cách ly tối đa 14 ngày nếu được phát hiện tiếp xúc gần với ca nhiễm “biến chủng nguy hiểm” Delta.
Nachman Ash, lãnh đạo nhóm chuyên trách Covid-19 của Israel, hôm 23/6 cho biết còn quá sớm “để chắc chắn đây là tình huống cục bộ hay khởi đầu của một đợt bùng phát rộng hơn”. Mặc dù số ca nhiễm gia tăng, số ca nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19 chưa tăng lên tương ứng. “Hy vọng vaccine sẽ giúp chúng tôi tránh viễn cảnh số ca nhập viện tăng và bệnh tình của người nhiễm trở nặng”, Ash nói.
Một bệnh viện ở Tel Aviv, Israel, tổ chức buổi biểu diễn ăn mừng việc gỡ bỏ các lệnh hạn chế vì Covid-19 hôm 1/6. Ảnh: Reuters .
Trong khi còn nhiều điều chưa rõ ràng, Eyal Leshem, giám đốc phụ trách các bệnh nhiệt đới tại Trung tâm Y tế Sheba của Israel, vẫn đánh giá nước này “thực sự là trường hợp thử nghiệm” cho thế giới. “Israel là phòng thí nghiệm hàng đầu về viễn cảnh cuộc sống tại một quốc gia đã tiêm chủng cho 90% người trên 50 tuổi”, ông cho hay.
Theo Leshem, thế giới có thể đang chứng kiến dấu hiệu về một cuộc sống mà Covid-19 không bao giờ thực sự biến mất . “Chừng nào còn cho phép di chuyển quốc tế, trong khi dịch bệnh sẽ tiếp tục len lỏi toàn cầu vài năm tới, những người chưa tiêm chủng tại mọi quốc gia vẫn sẽ nhiễm virus. Câu hỏi quan trọng là nó sẽ tác động như thế nào đến y tế cộng đồng”, chuyên gia nhận định.
Nếu các ca nhiễm chủ yếu là những người trẻ và khỏe mạnh, như đợt bùng phát hiện nay tại Israel, Leshem cho rằng tác động có thể “khá nhỏ”. Ông thừa nhận một số ca nhiễm lớn tuổi hơn vẫn sẽ trở nặng, nhưng thực tế là điều này “xảy ra mỗi mùa đông vì bệnh cúm”.
Video đang HOT
Quan điểm này đang dần được hưởng ứng, bao gồm tại Singapore, đất nước cũng có diện tích khiêm tốn, nguồn lực tài chính mạnh và chương trình tiêm chủng Covid-19 nhanh chóng như Israel. Theo Our World in Data, Singapore đã tiêm đầy đủ cho khoảng 35% dân số tính đến đầu tuần này.
Trong khi Israel đang thúc đẩy tiêm chủng cho cả thanh thiếu niên, Singapore hôm 11/6 cũng mở đơn đăng ký tiêm chủng cho những người từ 12 đến 39 tuổi. Hôm 24/6, giới chức Singapore cho biết họ đã sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine lên 80.000 liều mỗi ngày.
Cũng vào hôm 24/6, các bộ trưởng thuộc nhóm chuyên trách Covid-19 của Singapore, gồm Gan Kim Yong, Lawrence Wong và Ong Ye Kung, đã đăng một bài xã luận lên tờ Straits Times với tiêu đề “Sống bình thường cùng Covid-19″. Họ hạ bớt kỳ vọng vào việc xóa sổ virus, ví nó như bệnh cúm, đồng thời nhấn mạnh công tác tiêm chủng và những biện pháp khác có thể giúp đại dịch trở nên “bớt nguy hiểm hơn nhiều”, để mọi người “tiếp tục cuộc sống”.
Trong suốt đại dịch, giới chuyên gia đã đưa ra những ước tính khác nhau về tỷ lệ tiêm chủng cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng với Covid-19, thường là lên tới 60%. Tuy nhiên, hy vọng về trạng thái này dường như đang tắt dần.
Theo một bài báo trên tạp chí Nature hồi đầu năm, “quan điểm từng rất phổ biến rằng hầu hết chuỗi lây nhiễm sẽ được ngăn chặn khi có đủ số lượng người miễn dịch, hay còn gọi là ngưỡng miễn dịch cộng đồng, bắt đầu có vẻ khó xảy ra”. Bài báo nêu ra sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, như tâm lý ngần ngại vaccine, sự không chắc chắn về khả năng ngăn lây nhiễm của vaccine, hay rủi ro từ các biến chủng.
Những quốc gia được tiêm chủng rộng rãi có thể sống chung với Covid-19 như một căn bệnh tương tự cúm. Tuy nhiên, mối lo ngại khẩn cấp hiện nay là liệu Delta, hay những biến chủng khác, có thể phá vỡ “lá chắn vaccine” và đẩy các nền kinh tế trở lại thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch hay không.
Về vấn đề này, Leshem bày tỏ lạc quan, chỉ ra nghiên cứu gần đây tại Anh cho thấy vaccine của Pfizer-BioNTech và AstraZeneca đạt hiệu quả 90% trong việc ngăn chặn các ca nhập viện vì biến chủng Delta. “Thực sự yên tâm vì nó cho thấy vaccine giúp ngăn bệnh tình trở nặng vì biến chủng”, ông nói.
Đối với Israel, cùng những nước khác đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng vẫn ghi nhận các ca nhiễm rải rác, nhiệm vụ khó khăn nhất giờ đây có lẽ là điều chỉnh các biện pháp phòng ngừa sao cho hợp lý.
“Đó là sự cân bằng giữa chính sách thận trọng, không để số ca nhiễm gia tăng quá nhiều, và cho phép cuộc sống bình thường, nền kinh tế và giáo dục tiếp tục hoạt động”, Leshem nói.
Mỹ cảnh báo sự cố viêm tim do vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ cho biết sẽ sớm bổ sung cảnh báo về các trường hợp bị viêm tim hiếm gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ vào thông tin chỉ dẫn về vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna.
Một phụ nữ được tiêm vắc xin COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech ở Pennsylvania, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, các nhóm cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã họp và thảo luận về các trường hợp gặp vấn đề về tim sau khi tiêm vắc xin.
Cụ thể, một vài người đã tiêm đủ vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna gặp tình trạng viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim.
Bệnh viêm cơ tim là bệnh trong đó lớp cơ dày của thành tim bị viêm, khiến cơ tim bị tổn thương và có thể hoại tử, từ đó ảnh hưởng tới chức năng co bóp của cơ tim.
Màng ngoài tim là màng mỏng bao quanh tim. Viêm màng ngoài tim là sự "phồng" lên và kích ứng của màng ngoài tim gây đau ngực và những triệu chứng khó chịu khác.
Các chuyên gia ở Mỹ kết luận các trường hợp viêm tim được ghi nhận ở thanh thiếu niên và người lớn có khả năng liên quan đến vắc xin COVID-19 bằng công nghệ mRNA, nhưng lợi ích của tiêm phòng vượt trội rủi ro.
Sau tin này, công bố ngày 23-6, cổ phiếu của Hãng Moderna giảm 4,2% và cổ phiếu của Pfizer giảm 1,4%.
Ngay sau đó, Pfizer ra tuyên bố cho biết công ty đã biết về các trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc xin bằng công nghệ mRNA của hãng. Dù vậy, lợi ích của vắc xin Pfizer/BioNTech vẫn lớn hơn rủi ro.
Hãng Moderna cũng xác nhận đã biết về các trường hợp viêm tim sau khi tiêm vắc xin công nghệ mRNA và đang hợp tác với các cơ quan chức năng.
Theo Reuters, cơ quan quản lý y tế ở nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tìm hiểu liệu vắc xin Pfizer/BioNTech và Moderna - những loại cùng sử dụng công nghệ mRNA mới - có gây rủi ro cho người sử dụng hay không, và nếu có, mức độ nghiêm trọng là thế nào.
Đầu tháng 6-2021, Bộ Y tế Israel, quốc gia đã tiêm cho phần lớn người dân bằng vắc xin của Pfizer, cho biết có sự liên quan giữa các trường hợp viêm tim với vắc xin COVID-19 của Pfizer.
Theo CDC, các bệnh nhân bị viêm tim liên quan đến vắc xin đa số hồi phục và khỏe mạnh bình thường.
Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ và các hiệp hội hàng đầu về y khoa ở Mỹ, các chuyên gia về y tế cộng đồng đã cùng đưa ra tuyên bố chung nhấn mạnh tính an toàn và hiệu quả của vắc xin.
Tuyên bố khẳng định những tác dụng phụ ở tim là "cực kỳ hiếm" và kêu gọi tất cả những ai từ 12 tuổi trở lên, đủ điều kiện tiêm các loại vắc xin được cấp phép khẩn cấp, hãy đi tiêm phòng COVID-19.
Các bác sĩ và bệnh viện ở Mỹ đã được CDC yêu cầu theo dõi các triệu chứng của viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim.
Từ các trường hợp được báo cáo, có thể thấy những trường hợp này xảy ra sau mũi tiêm thứ hai từ 1-3 tuần, phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới.
Theo dữ liệu của Hệ thống báo cáo sự cố nặng do vắc xin ở Mỹ (VAERS), có 347 ca viêm tim xảy ra sau khi tiêm liều thứ hai ở nam giới từ 12-24 tuổi.
Có 309 trường hợp nhập viện do viêm tim ở người dưới 30 tuổi, 295 người trong đó đã xuất viện. Theo quan sát, tỉ lệ gặp tác dụng phụ này là 12,6 ca trên 1 triệu người trong vòng 3 tuần sau khi tiêm liều thứ hai, ở người từ 12-39 tuổi.
Chưa rõ vì sao các triệu chứng xuất hiện ở thanh thiếu niên, chủ yếu dưới 25 tuổi. Tác dụng phụ này hầu như biến mất ở nhóm tuổi lớn hơn, từ 50 tuổi trở lên.
Đã có hơn 151 triệu người Mỹ đã được tiêm đủ liều vắc xin (45,6%) theo số liệu cập nhật của CDC.
Tiêm vắc xin COVID-19 quá liều, chưa có tai biến lớn Đã có một số trường hợp hy hữu bị tiêm vắc xin COVID-19 quá liều ở Mỹ, châu Âu, châu Á, Trung Đông. Các trường hợp này được theo dõi y tế, nhưng chưa có trường hợp nào gặp biến chứng nặng. Tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: REUTERS Tháng 4-2021, tại bang Iowa, 77 phạm nhân của một nhà tù ở bang...