Israel – Ấn Độ hợp tác phát triển tên lửa phòng không tầm trung
Ấn Độ đang gần hoàn tất một dự án quốc phòng lớn với Israel, điều sẽ tăng cường mối quan hệ hiện đang rất sâu rộng, nhưng bí ẩn giữa 2 nước.
Một nguồn tin từ nội bộ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, uỷ ban thương thuyết hợp đồng đã hoàn tất được thoả thuận phát triển chung hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm trung (MR-SAM), qua việc hơp tác giữa công ty Bharat Dynamics, Tổ chức Nghiên cứu và phát triển Ấn Độ (DRDO) và công ty công nghệp hàng không Israel (IAI).
Ấn Độ và Israel cùng nhau phát triển một hệ thống tên lửa đánh chặn mới
Thông tin này đến cùng lúc với việc Israel cũng vừa kí các thoả thuận trị giá khoảng 10 tỉ USD kéo dài trong 15 năm tới, để hợp tác với Ấn Độ trong việc phát triển các hệ thống máy bay không người lái do thám và tấn công, cũng như các hệ thống tên lửa và radar công nghệ cao.
Video đang HOT
Trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Moshe Ya”alon thậm chí đã đề nghị chế tạo các hệ thống đánh chặn tên lửa “Iron Dome” ở nội địa Ấn Độ như chính sách mong muốn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Thoả thuận mới hoàn toàn khác so với các dự án tên lửa đất đối không (SAM) đang được phát triển cho không quân và hải quân Ấn Độ. Trong khi các phiên bản cho hải quân và không quân thường có tầm bắn khoảng 70km thì phiên bản cho quân bộ binh chỉ có tầm bắn 50km.
Những hệ thống SAM này đều là các vũ khí phòng vệ khu vực, có thể xác định, dò tìm và tiêu diệt các máy bay tên lửa tấn công. Chúng đều là các phiên bản hiện đại hơn của hệ thống phòng không Barak-I với tầm bắn 9km, mới được lắp đặt trên các tàu chiến của Ấn Đọ những năm gần đây.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc hoàn tất chuyến bay đầu tiên chạy bằng 'dầu ăn bẩn'
Ngày 21.3, hãng hàng không Hải Nam (Trung Quốc) hoàn tất chuyến bay thương mại đầu tiên sử dụng xăng máy bay pha với "dầu ăn bẩn".
Một máy bay của hãng hàng không Hải Nam (Trung Quốc) - Ảnh: AFP
Máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Hải Nam cất cánh từ thành phố Thượng Hải đến thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), sử dụng nhiên liệu sinh học do Công ty xăng dầu hàng không quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn hóa chất và dầu khí Trung Quốc sản xuất và cung cấp, AFP dẫn thông cáo của hãng sản xuất máy bay Mỹ Boeing.
Nhiên liệu sinh học làm từ "dầu ăn bẩn" thu thập từ các nhà hàng ở Trung Quốc. Chiếc Boeing 737 sử dụng hỗn hợp xăng máy bay thông thường và "dầu ăn bẩn" pha với tỉ lệ 50 - 50.
"Dầu ăn bẩn" là tâm điểm của truyền thông Trung Quốc với hàng loạt vụ phanh phui các nhà sản xuất tái chế dầu ăn đã qua sử dụng từ các nhà hàng để bán cho người tiêu dùng.
Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec) từng chỉ trích một bộ phim tài liệu về dầu ăn bẩn trên truyền hình Trung Quốc, cho rằng dầu ăn bẩn có thể được được sử dụng với mục đích tốt đẹp hơn, bảo vệ môi trường.
Chuyến bay đầu tiên bằng nhiên liệu sinh học diễn ra vào năm 2012, cất cánh từ thủ đô Ottawa của Canada, nhưng đến nay chỉ có một số ít hãng hàng không trên thế giới sử dụng nhiên liệu sinh học pha với xăng máy bay truyền thống, theo AFP.
Hãng Qantas (Úc) và Air Canada (Canada) đã thử nghiệm sử dụng nhiên liệu sinh học trên các chuyến bay thương mại.
Hồi năm 2014, Boeing tuyên bố sẽ hợp tác với Tập đoàn Máy bay thương Mại Trung Quốc phát triển xăng sinh học dành cho máy bay.
Trung Quốc là thị trường then chốt của Boeing. Boeing ước tính nước này sẽ cần 6.020 máy bay, với tổng trị giá khoảng 870 tỉ USD, từ nay cho đến năm 2033.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Cuba hoàn tất trao trả 53 tù nhân Mỹ Cuba vừa hoàn tất trao trả 53 tù nhân Mỹ, thực hiện đúng lời hứa với Washinton trong công cuộc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước sau nửa thế kỷ đóng băng, Reuters dẫn lời chính phủ Mỹ ngày 12.1. Cuba hoàn tất trả tù nhân, đánh dấu một bước tiến bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ -...