Israel: Ai Cập mua hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga
Một quan chức tình báo Israel ngày 13/5 nói rằng Ai Cập đã nhận các hệ thống phòng không S-300 của Nga, thương vụ mà Cairo không lên tiếng xác nhận.
Khi được hỏi về quan ngại của Israel, quan chức Ai Cập nói trên Reuters rằng tên lửa S-300 không nhằm đe dọa Jerusalem.
“Nếu chúng tôi sở hữu tên lửa S-300 thì đó là nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ phía đông, chứ không phải phía bắc”, quan chức này ám chỉ Iran, quốc gia đang phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa khiến nhiều quốc gia Ả Rập và cả Israel quan ngại.
Không quân Israel đứng trước thách thức mới nếu Ai Cập sở hữu hệ thống phòng không S-300 của Nga.
Israel và Ai Cập đã chính thức ký kết hiệp định hòa bình năm 1979 và hai nước trong thời gian qua đã cùng nhau ngăn chặn sự bành trướng của Nhà nước Hồi giáo IS.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một mặt Israel ủng hộ việc Mỹ hỗ trợ vũ khí cho Cairo để chống lại IS, mặt khác Israel cũng lo ngại khả năng Ai Cập sở hữu các loại vũ khí chiến lược.
Trong một báo cáo ngày 6/3, hãng tin tức TASS (Nga) nói rằng Ai Cập sẽ nhận được các hệ thống phòng không Antey-2500, một biến thể của S-300 với trị giá hợp đồng lên tới hàng tỷ USD. Phía Nga cũng không xác nhận việc bán S-300 cho Ai Cập.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên nước ngoài ngày 13/5, quan chức tình báo Israel nói rằng: “Nếu các bạn hỏi về S-300, đúng là họ (Ai Cập) đã mua các hệ thống phòng không này. Tôi không biết rằng Ai Cập cần S-300 để ngăn chặn mối đe dọa nào nhưng Israel không coi Ai Cập là kẻ thù”.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 có khả năng bắn hạ nhiều mục tiêu ở tầm xa và đây cũng là thách thức với không quân Israel. Hồi tháng trước, Nga đã lên kế hoạch chuyển giao các tổ hợp S-300 cho Iran trong năm nay.
Cuối cùng, khi được hỏi về số tiền mà Cairo chi trả cho thương vụ mua bán vũ khí của Nga sau 4 năm đất nước kiệt quệ vì bất ổn, quan chức Ai Cập chỉ tiết lộ: “Chúng tôi vẫn còn tiền tiết kiệm”.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Pháp chào hàng tên lửa hành trình và tàu ngầm với Ba Lan
Pháp đã chào hàng tên lửa hành trình sau khi Ba Lan tuyên bố cần mua tên lửa để trang bị cho 3 tàu ngầm mới, theo trang tin quốc phòng Defense News.
Tên lửa hành trình MdCN của Pháp - Ảnh chụp màn hình Naval-technology.com
Trang tin quốc phòng Defense News (Mỹ) ngày 11.5 đưa tin Pháp đã chào hàng tên lửa hành trình MdCN (loại phóng từ tàu ngầm, tàu chiến) cho Ba Lan sau khi nước này tuyên bố muốn mua tên lửa trang bị cho 3 tàu ngầm mới. MCN của Pháp là loại tên lửa hành trình tầm xa do tập đoàn sản xuất tên lửa MBDA phát triển.
Theo kế hoạch hiện đại hóa quân đội giai đoạn từ 2013 - 2022, Ba Lan sẽ mua 3 tàu ngầm mới, trong đó 2 chiếc sẽ được bàn giao cho hải quân nước này vào năm 2022 và chiếc còn lại sẽ được bàn giao trong năm 2023. Bên cạnh đó, Ba Lan sẽ trang bị 24 tên lửa cho 3 chiếc tàu ngầm.
Bản tin của Defense News cho biết các tàu ngầm Ba Lan sẽ mua là tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp. Tờ báo Gazeta Wyborcza (Ba Lan) cũng đưa tin hãng đóng tàu DCNS của Pháp đảm nhận thương vụ tàu ngầm này.
Trước đó, hồi tháng 3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, ông Tomasz Siemoniak cho biết Warsaw đang trong quá trình đàm phán với Washington và Paris về thương vụ mua tên lửa hành trình, một phần trong chương trình nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của Ba Lan. Hợp đồng mua tên lửa hành trình có thể sẽ được ký vào năm 2017.
Ba Lan xem xét mua sắm tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp - Ảnh: Tập đoàn DCNS
Thời gian gần đây, Ba Lan liên tục đầu tư vào việc hiện đại hóa quân đội. Reuters ngày 22.4 đưa tin Ba Lan có kế hoạch mua 8 hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot của hãng Raytheon (Mỹ) từ nay đến năm 2025. Ngoài ra, Ba Lan cũng xem xét hợp đồng trị giá 3 tỉ USD mua 50 trực thăng H225M Caracal của hãng Airbus Helicopters (Pháp, thuộc tập đoàn Airbus châu Âu), có thể bắt đầu giao hàng vào đầu năm 2017.
Theo The Wall Street Journal ngày 21.4, Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski đã đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa quân đội với kinh phí dự trù đến 40 tỉ USD để đối phó tình hình căng thẳng ở khu vực sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Israel mua 4 tàu tuần tra của Đức Israel vừa ký hợp đồng mua 4 tàu tuần tra do Đức sản xuất trị giá 430 triệu euro để tăng cường bảo vệ các mỏ khí đốt của nước này trên Địa Trung Hải; trong đó Berlin trợ cấp một phần đáng kể chi phí, theo Bộ Quốc phòng Israel ngày 11.5. Tàu tuần tra lớp Saar 5 của Hải quân Israel...