Israel: 80% người đã tiêm vắc xin không lây virus ra cộng đồng
Dữ liệu của Bộ Y tế Israel cho thấy, 80% ca “nhiễm đột phá” (những ca nhiễm ở người đã được tiêm vắc xin đầy đủ) gần đây không làm làm lây bệnh cho những người xung quanh ở nơi công cộng.
Người dân Israel đeo khẩu trang khi đi trên đường phố Tel Aviv hôm 22/7 (Ảnh: Times of Israel).
Báo Times of Israel ngày 25/7 dẫn nguồn tin của Bộ Y tế nước này cho biết, đại đa số (80%) ca nhiễm đột phá không lây virus cho bất kỳ ai khác cho dù họ cùng tham gia các buổi hòa nhạc, ăn ở nhà hàng, đến phòng tập thể dục hay tham dự sự kiện tại hội trường…
Cũng theo nghiên cứu, 10% ca nhiễm đột phá lây cho 1 người khác; 3% làm lây nhiễm cho 2 hoặc 3 người và 7% còn lại chưa xác định có phải là nguồn lây nhiễm hay không. Tuy nhiên, báo cáo trên không cung cấp thông tin chi tiết về việc có bao nhiêu người bị lây nhiễm từ những cá nhân chưa tiêm vắc xin tại các địa điểm này.
Dữ liệu trên được công bố sau khi chính phủ nước này phải áp dụng trở lại một số biện pháp kiểm soát như người dân phải trình “thẻ xanh” – giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin, đã phục hồi sau khi nhiễm Covid-18 hoặc giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ – khi đến các tụ điểm công cộng trong không gian kín hay hạn chế số người tại các sự kiện văn hóa thể thao. Yêu cầu về “thẻ xanh” chỉ áp dụng cho những người từ 12 tuổi trở lên.
Các hạn chế phòng chống dịch được gia hạn, sẽ áp dụng cho cả các sự kiện trong nhà và ngoài trời với hơn 100 người tham gia, bắt đầu từ ngày 29/7.
Video đang HOT
Hôm 22/7, Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã ra “tối hậu thư” cho những người chưa tiêm vắc xin, rằng sẽ bắt đầu yêu cầu những người chưa tiêm phải tự bỏ tiền túi cho các xét nghiệm. “Không có lý gì mà những người đóng thuế và những người thực hiện nghĩa vụ công dân khi sẵn sàng đi tiêm vắc xin lại tài trợ tiền xét nghiệm cho những người từ chối tiêm vắc xin”, nhà lãnh đạo này nhấn mạnh.
Thủ tướng Bennett đang tiếp tục nỗ lực kêu gọi tất cả người dân Israel hãy nhanh chóng đi tiêm vắc xin, rằng những người đủ điều kiện tiêm nhưng từ chối tiêm có thể gây nguy hiểm cho phần còn lại của đất nước. Ông nhấn mạnh: “1 triệu người Israel vẫn không chịu đi tiêm. Họ đang gây nguy hiểm cho đất nước, họ đang gây nguy hiểm cho 8 triệu công dân khác”.
Ông cảnh báo, nếu tiếp tục chậm trễ trong việc tiêm vắc xin, chính phủ có thể sẽ phải tiếp tục áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ 4.
Theo số liệu mới công bố hôm 24/7, Israel ghi nhận 1.430 ca nhiễm mới trong ngày 23/7, cộng với 670 ca được xác nhận vào rạng sáng 24/7, nâng tổng số ca nhiễm hiện có lên 11.102. Số bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng đã tăng lên 89.
Giám đốc y tế công cộng Israel Sharon Alroy-Preis cho biết, hiện các quan chức đang tranh cãi về việc có nên tiêm mũi vắc xin tăng cường thứ 3 hay không, nhất là khi biến chủng Delta đang tấn công mạnh mẽ.
Trước đó, một ủy ban về vắc xin của Bộ Y tế Israel đã bỏ phiếu chống lại đề xuất tiêm mũi thứ 3 cho người cao tuổi, cho rằng sẽ hiệu quả hơn nếu chờ một loại vắc xin đặc trị biến chủng Delta của Pfizer.
Quyết định cuối cùng bây giờ sẽ thuộc về Tổng giám đốc Bộ Y tế Nachman Ash.
Tuần trước, Israel bắt đầu tiêm liều thứ 3 cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, bao gồm cả bệnh nhân ghép tim, gan và thận, mặc dù chưa có sự chấp thuận của các cơ quan quản lý ở nước ngoài.
Theo một báo cáo hôm 23/7, Israel có thể sẽ tiêm vắc xin cho trẻ em tại các trường học khi nước này chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Lá chắn Vòm Sắt Israel bắn nhầm tiêm kích đồng đội
Hệ thống phòng không Vòm Sắt khai hỏa nhằm vào tiêm kích F-15, quả đạn được kích nổ trước khi đánh trúng đích và khiến phi cơ bị hư hại.
Kênh truyền hình Channel 12 của Israel hôm 14/7 tiết lộ hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) đã vô tình khóa mục tiêu vào một tiêm kích hạng nặng F-15 đang hoạt động trên vùng trời Dải Gaza trong giai đoạn cao điểm xung đột giữa Israel và dân quân Hamas hồi tháng 5.
Một quả đạn được phóng về phía chiếc F-15, nhưng kíp vận hành hệ thống Vòm Sắt kịp phát lệnh hủy đạn trước khi nó tới đích. Tuy nhiên, mảnh văng từ tên lửa vẫn đánh trúng chiến đấu cơ.
Hệ thống Vòm Sắt khai hỏa ở thành phố Ashkelon của Israel hôm 17/5. Ảnh: AFP .
Trong khi đó, kênh truyền hình Channel 13 cho rằng hệ thống Vòm Sắt đã chủ động khóa mục tiêu vào chiếc F-15 do nhầm lẫn nó với đạn pháo phản lực phóng về phía lãnh thổ Israel. "Phép màu đã diễn ra khi không có ai bị thương", kênh này cho hay.
Quân đội Israel sau đó xác nhận thông tin, cho biết đã có nhiều bài học được rút ra từ sự việc. "Đó là sự cố rất phức tạp, khi không quân vừa phải đánh chặn pháo phản lực đối phương vừa phải tấn công Gaza. Chúng tôi đang điều tra sự việc để cải thiện khả năng chiến đấu, cũng như tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ Israel", Bộ Quốc phòng Israel ra thông cáo cho hay.
Đây không phải lần đầu quân đội Israel thừa nhận hệ thống Vòm Sắt khóa mục tiêu vào máy bay đồng đội. Bộ Quốc phòng Israel cuối tháng 5 cho biết lá chắn này đã bắn hạ một máy bay không người lái Skylark, khiến nhiều quan chức tại Tel Aviv lo ngại nguy cơ bắn nhầm nhằm vào các lực lượng Israel trong xung đột cường độ cao.
Một tổ hợp Vòm sắt hoàn chỉnh gồm 3-4 bệ phóng, mỗi bệ trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir, cùng với đó là radar cảnh giới và dẫn bắn, hệ thống điều khiển và quản lý tác chiến. Mỗi quả đạn Tamir có giá khoảng 40.000-100.000 USD.
Phần lớn hoạt động của Vòm sắt được tự động hóa để rút ngắn thời gian phản ứng và giảm yêu cầu về nhân lực vận hành. Tuy nhiên, điều này từng dẫn tới những sự cố ngoài ý muốn, trong đó có vụ 10 tên lửa đánh chặn được khai hỏa sau khi hệ thống này nhầm lẫn tiếng súng máy của Hamas là một vụ phóng rocket hồi năm 2018.
Tiêm kích F-15I của không quân Israel. Ảnh: IAF .
Quân đội Israel cho biết trong 11 ngày giao tranh, Hamas và các nhóm vũ trang Hồi giáo khác ở Gaza đã phóng 4.070 quả rocket về phía Israel, phần lớn nhằm vào các khu vực đông dân cư, nhưng hầu hết bị hệ thống phòng không Vòm sắt của nước này đánh chặn. Hiện chưa rõ Israel đã khai hỏa bao nhiêu quả đạn trong hệ thống Vòm sắt để chặn số rocket này.
Các đợt tấn công rocket khiến 12 người ở Israel thiệt mạng, trong đó có một trẻ em, một người Ấn Độ và hai công dân Thái Lan. Palestine tuyên bố loạt đòn không kích từ Israel đã khiến hơn 230 người thiệt mạng, trong đó có 65 trẻ em, biến các tòa nhà thành đống đổ nát và khoảng 120.000 người phải sơ tán.
Phá kỷ lục ca mắc mới, Malaysia nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19 Bất chấp nỗ lực phong tỏa toàn quốc, Malaysia vẫn ghi nhận số ca bệnh tăng vọt trong thời gian qua và lên mức cao chưa từng có, đẩy hệ thống y tế nước này vào nguy cơ "vỡ trận". Malaysia hiện là một trong những vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á (Ảnh: Reuters). Malaysia ngày 13/7 ghi nhận 11.079 ca Covid-19...