iSpace ký kết hợp tác với Kaspersky Lab đào tạo nhân lực an ninh mạng
Ngày 22/11/2018, Trường Cao đẳng An ninh mạng iSpace ký hợp tác với Kaspersky Lab Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng chất lượng cao.
Trường Cao đẳng An ninh mạng iSpace là mô hình trường chuyên ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) được thành lập năm 2008, trong đó có hệ thống Thao trường mạng ( Cyber Range) để nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực an ninh mạng. Trong bối cảnh không gian mạng đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, iSpace đã ký hợp tác với Kaspersky Lab Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng có chuyên môn sâu, kỹ năng tác chiến tốt, quản trị được hệ thống an ninh mạng tích hợp nhằm kịp thời cung ứng ngay cho các cơ quan, doanh nghiệp.
Cụ thể, các nội dung được ký kết giữa hai bên gồm: Thông qua iSpace, Kaspersky Lab tài trợ một hệ thống chuyên dụng để nghiên cứu, đào tạo và phát triển các chuyên đề nâng cao về an ninh, an toàn thông tin mạng cho sinh viên ngành CNTT nói chung, chuyên ngành an ninh mạng nói riêng. Song song đó, Kaspersky Lab cũng hỗ trợ chuyên gia hướng dẫn, đào tạo chuyên môn sâu về an ninh mạng cho cán bộ, giảng viên, sinh viên iSpace. Ngoài ra, hai bên cũng phối hợp nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu trong việc phòng vệ mạng, phòng chống mã độc và bảo vệ hệ thống cơ sở dự liệu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hợp tác với Kaspersky Lab Việt Nam lần này là một trong những hoạt động quan trọng phục vụ trực tiếp chương trình đào tạo “vệ sỹ mạng” mà nhà trường đang triển khai, giúp sinh viên học được cách rà soát và khắc phục tất cả các lỗ hổng và nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn thông tin trong hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức; Rà soát và xây dựng hoàn thiện các quy định đối với người dùng đầu cuối khi sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức; Sử dụng các giải pháp bảo mật để phát hiện, phân tích, và tư vấn về sự cố mạng cho tổ chức.
Theo Báo Mới
Video đang HOT
Thiệt hại về uy tín, tài chính là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng
Nhận định tấn công mạng có thể để lại hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp, hơn 1/4 số người được hỏi trong nghiên cứu mới của Kaspersky Lab xác định thiệt hại về uy tín (28%) và tài chính (25%) là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng.
Nghiên cứu mới của Kaspersky Lab về vai trò và những thách thức đối với các Giám đốc An ninh thông tin - CISO tại doanh nghiệp vừa được hãng công bố
Các CISO tại doanh nghiệp đang chịu nhiều áp lực
Các Giám đốc An ninh thông tin (Chief Information Security Officer - CISO) tại các doanh nghiệp trên toàn cầu đang đau đầu khi chống lại tội phạm mạng. Họ không có tiếng nói trong ban lãnh đạo và cảm thấy khó khăn khi lý giải cho ngân sách mà họ cần, điều này vô hình chung tạo ra nhiều lỗ hổng trong doanh nghiệp. Đây là một trong những phát hiện thuộc báo cáo mới từ hãng cung cấp giải pháp an ninh mạng Kaspersky Lab.
Báo cáo của Kaspersky Lab cho thấy 95% các Giám đốc An ninh thông tin được khảo sát tin rằng vi phạm an ninh mạng là không thể tránh khỏi, trong đó các nhóm tội phạm hoạt động vì mục tiêu tài chính là mối lo ngại lớn nhất.
Sự gia tăng các mối đe dọa cùng với sự biến đổi kỹ thuật số nhiều doanh nghiệp hiện đang đối mặt làm cho vai trò của CISO ngày càng quan trọng. Báo cáo của Kaspersky Lab cũng chỉ ra rằng các Giám đốc An ninh thông tin tại doanh nghiệp đang phải chịu nhiều áp lực: 57% cho rằng cơ sở hạ tầng phức tạp liên quan đến đám mây và di động là thách thức hàng đầu; 50% lo lắng về sự gia tăng liên tục của các cuộc tấn công mạng.
Nhiều Giám đốc An ninh thông tin nhận định các băng nhóm tội phạm với động cơ tài chính (40%) và các cuộc tấn công từ kẻ xấu trong nội bộ (29%) là những rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp của họ vì đây là những mối đe dọa cực kỳ khó phòng ngừa, vì chúng là những tên tội phạm chuyên nghiệp, hoặc chúng được hỗ trợ bởi những nhân viên đắc lực.
Cũng theo nghiên cứu của Kaspersky Lab, ngân sách được phân bổ cho an ninh mạng đang tăng lên. 70% các Giám đốc An ninh thông tin tham gia khảo sát của Kaspersky dự kiến ngân sách của họ sẽ tăng trong tương lai và 25% số người được hỏi cho rằng ngân sách vẫn nên giữ nguyên.
Tuy nhiên, các Giám đốc An ninh thông tin tại doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức lớn về ngân sách, bởi vì hầu như chúng không mang lại lợi tức đầu tư rõ ràng (ROI) hoặc không bảo vệ 100% khỏi các cuộc tấn công mạng.
Ví dụ, hơn một phần ba (36%) các Giám đốc An ninh thông tin nói rằng họ không thể yêu cầu ngân sách an ninh CNTT như mong muốn bởi họ không thể đảm bảo sẽ không có sự cố nào xảy ra. Lý do thứ nhất là khi ngân sách an ninh của một doanh nghiệp thường được xem như một phần chi tiêu CNTT tổng thể, các Giám đốc An ninh thông tin nhận thấy mình đang "tranh đua" ngân sách với các phòng ban khác, hoặc có thể là do ngân sách an ninh đã là một phần của ngân sách CNTT tổng.
Ngoài ra, một phần ba các Giám đốc An ninh thông tin (33%) cho biết ngân sách mà họ yêu cầu có thể được ưu tiên phân bổ cho các dự án kỹ thuật số, đám mây hoặc các dự án CNTT khác - vì chúng có thể chứng minh được ROI rõ ràng hơn.
Đâu là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng?
Tấn công mạng có thể để lại những hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp: hơn một phần tư số người được hỏi trong nghiên cứu của Kaspersky Lab đã xác định thiệt hại về uy tín (28%) và tài chính (25%) là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng.
Tuy nhiên, mặc cho tác động tiêu cực của một cuộc tấn công mạng, chỉ có 26% các nhà lãnh đạo an ninh CNTT được khảo sát là thành viên của hội đồng quản trị tại doanh nghiệp. Trong số những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị, một phần tư (25%) tin rằng nên có người hiểu biết về kỹ thuật số trong Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Phần lớn các Giám đốc An ninh thông tin (65%) tin rằng họ đang tham gia đầy đủ vào việc ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, khi chuyển đổi kỹ thuật số trở thành chìa khóa cho định hướng chiến lược của các doanh nghiệp lớn, an ninh mạng cũng nên như vậy. Vai trò của Giám đốc An ninh thông tin cần được phát triển để phản ánh những thay đổi này, giúp họ có tầm ảnh hưởng đến các quyết định của công ty.
Maxim Frolov - Phó Giám đốc Kinh doanh toàn cầu Kaspersky Lab, cho biết, trước đây, ngân sách an ninh mạng không được chú trọng nhưng điều này không còn đúng nữa. Tấn công các doanh nghiệp hiện đại đang ngày càng tăng về cả tần suất, tác động và chi phí. Kết quả, ngày càng có nhiều chuyên gia C-Level hiện xem việc xử lý bảo mật CNTT như một khoản đầu tư.
"Ngày nay, rủi ro an ninh mạng là mối quan tâm chính của các CEO (Giám đốc Điều hành - PV), CFO (Giám đốc Tài chính) và Giám đốc xử lý rủi ro. Thực tế, ngân sách an ninh mạng không chỉ là một cách để ngăn chặn sự cố và rủi ro nặng nề mà còn là cách để bảo vệ tính liên tục của doanh nghiệp, cũng như đầu tư cốt lõi của công ty", ông Maxim Frolov nhấn mạnh.
Theo Báo Mới
Coi thường bảo mật đòi 'chơi' 4.0: Có ngày ăn quả đắng Vụ việc dữ liệu thông tin cá nhân, được cho là khách hàng của Thế giới di động, bị đăng tải công khai trên mạng, đến nay vẫn thiếu căn cứ khẳng định bị tin tặc tấn công, đánh cắp. Tuy nhiên, đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về nguy cơ mất an toàn thông tin với các DN Việt Nam. "Mất bò...