Isle of Arrows Game phòng thủ tháp với thiết kế tòa tháp trên mây kỳ lạ
Mang đến một lối chơi thủ tháp quen thuộc song Isle of Arrows lại hớp hồn người chơi bằng sự mới lạ trong thiết kế và các chế độ chơi.
Chúng tưởng chừng khá đơn giản nhưng khi chơi lại rất dễ để gây nghiện.
Isle of Arrows là tựa game được phát triển bởi Daniel Lutz, người từng là Giám đốc Sáng tạo của Hitman Go và Lara Craft Go. Vì vậy, rõ ràng là một sản phẩm chiến thuật thủ tháp nhưng tựa game này vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận.
Daniel Lutz vốn nổi tiếng bởi sức sáng tạo vô hạn của mình. Do đó, người chơi có quyền kỳ vọng rất lớn vào trò chơi này mặc dù lịch ra mắt chính thức của Isle of Arrows vẫn đang là một ẩn số.
Thoạt nhìn, trò chơi này nhìn trông có vẻ khá đơn giản nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn thì nó sở hữu rất nhiều điểm thú vị mà bạn không ngờ tới. Nó là sản phẩm của sự pha trộn độc đáo giữa các thể loại bổ sung thêm yếu tố chiến lược mới vào công thức Tower Defense..Người chơi sẽ phải từng ô phòng thủ và sắp xếp cấu trúc trong một bản đồ tương đối hẹp.
Với thiết kế cấu trúc kiểu Roguelike, trò chơi được tạo ngẫu nhiên với các ô, cùng kẻ thù, phần thưởng và sự kiện khác nhau. Vào cuối mỗi đợt, bạn sẽ nhận được một ô được rút ngẫu nhiên để đặt trên lãnh thổ của mình. Ô tiếp theo luôn hiển thị trước một lượt chiến đấu. Nó giống như việc bạn đi khám phá bản đồ, hãy có chiến lược và tiết kiệm tiền để vượt qua ô của bạn nếu nó không phù hợp với phòng thủ của bạn.
Có thể bạn muốn xem thêm: Paradise: Waifu Dream – Game đấu tướng Anime cực đỉnh chuẩn bị “đáp cánh” thị trường Đông Nam Á
Mặc dù dạng thiết kế giống kiểu các hòn đảo trên mây song quân địch chỉ tấn công theo một hướng duy nhất đó là đi bộ. Do đó mà việc xây tháp phòng thủ cũng sẽ đơn giản hơn là việc bạn phải đối phó với kẻ thù từ mặt đất lẫn trên trời. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy khởi động làn sóng kẻ thù tiếp theo và theo dõi hoạt động của các tháp phòng thủ từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Điểm thú vị ở tựa game này đó chính là việc người chơi không chỉ chiến đấu trên bản đồ có sẵn như thông thường mà bạn còn có thể tự mình mở rộng đất và phát triển căn cứ bằng việc chiến thắng các đợt quái, lấy tài nguyên và mua thêm các ô đất. Ngoài ra, Isle of Arrows còn có hàng loạt các chế độ chơi, bang hội, công cụ sửa đổi trò chơi và thử thách làm cho mọi trò chơi trở nên độc đáo và thêm khả năng chơi lại vô tận.
Game dự kiến ra mắt vào mùa hè nhưng ngày tháng cụ thể thì chưa được NSX tiết lộ. Bạn có thể lưu link tải tại đây hoặc nhấn đăng ký tại địa chỉ chính của tựa game này để nhận thông báo về ngày ra mắt của Isle of Arrows nhé!
Denis Đặng ra mắt phim ngắn kinh dị Con Cưng với cái kết đầy ám ảnh!
Phim ngắn phản ánh mâu thuẫn gia đình giữa kì vọng cha mẹ và ước mơ của con cái
Sau khi khiến khán giả không khỏi tò mò với poster và tạo hình cho dự án phim ngắn, tối 07/04 Denis Đặng đã chính thức cho ra mắt phim ngắn Con Cưng (The Golden Child) và ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng. Dự án cũng đánh dấu lần đầu tiên Denis Đặng đảm nhiệm gần như mọi vai trò chủ chốt: Đạo diễn, Giám đốc Sáng tạo, Biên kịch, Dựng phim kiêm nam diễn viên chính - chứng tỏ sự đa năng của chàng Giám đốc Sáng tạo sinh năm 1993. Chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim ngắn đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem với vô số bình luận, bàn tán về nội dung Con Cưng (The Golden Child) đến từ khán giả trong nước lẫn không ít khán giả nước ngoài.
Nội dung của phim ngắn Con Cưng (The Golden Child) kể về một đào nương đã lớn tuổi (do NS Thanh Hiền thủ vai) sống một mình, lầm lũi trong căn nhà cổ và luôn ao ước có được một đứa con trai để nối dõi tông đường. Người phụ nữ sống trong căn nhà rộng rãi không một bóng người, chẳng có con cháu mà trên bàn thờ dày đặc di ảnh người quá cố chứng tỏ gia tộc này gần như tuyệt tự, không có con trai để nối dõi tông đường. Mọi áp lực từ đó đè nặng lên vai người phụ nữ già nua suốt nhiều năm về việc phải có một đứa con trai.
Bà thường đi cầu tự (xin con) ở một gốc cây thị thần bí nhưng những quả thị trên cây chỉ luôn nở ra cho bà những đứa con gái. Mỗi lần như vậy, bà luôn tự tay tước đi sinh mệnh của những đứa con gái bất hạnh bằng chính cây lược bằng bạc khiến họ trở lại nguyên hình là trái thị và chôn vùi chúng trong một hũ mắm đặt ở gian bếp. Cho tới một ngày, quả thị nở ra một đứa con trai tuấn tú như bà hằng ao ước, vai diễn do Denis Đặng thủ vai.
Bà bao bọc, che chở và đặt trọn kì vọng vào đứa con trai sẽ sớm thực hiện trách nhiệm nối dõi tông đường, luôn ép con vào khuôn khổ của sự nam tính mà xã hội kì vọng, khi thấy con xem phim hoạt hình Thủy Thủ Mặt Trăng bà ngay lập tức chuyển kênh sang một cảnh tình yêu nam nữ, đồng thời liên tục thúc ép con trai phải vào những khuôn khổ của người nam như "khỏe mạnh", "lấy vợ".
Nào ngờ, đứa con cưng của bà lại mong ước mình sẽ trở thành một thiếu nữ như những đứa con gái trước đây. Người phụ nữ chết lặng khi thấy đứa con trai mình đặt quá nhiều kì vọng lại khoác lên trang phục phụ nữ, chải chuốt làm dáng trước gương,... Đến hôm sau, trong lúc chải tóc cho con trai, bà lạnh lùng kết liễu người con đã "dám" đi ngược với sự kì vọng của bà - chiếc lược cắm phập xuống và một trái thị vàng ươm xuất hiện.
Vòng lặp cầu tự cứ thế mà quay: một lần nữa bà thất bại, một lần nữa bà xuống tay, một lần nữa bà chôn vùi đứa con vào hũ mắm và thêm một lần nữa bà tiếp tục nuôi hy vọng ra gốc thị để cầu tự. Oan hồn của những người con gái bị bà xuống tay hạ sát đêm đêm cũng chỉ có thể trở về gian bếp để ăn cơm thừa canh cặn rơi vãi. Người phụ nữ chìm đắm trong chính những tội lỗi ngày càng chất chồng, trói chặt trong những gông cùm xiềng xích của chính tư duy "trọng nam khinh nữ".
Câu chuyện trong Con Cưng (The Golden Child) nhấn mạnh sự xung đột giữa kì vọng, áp đặt của cha mẹ và ước mơ thật sự của con cái. Denis Đặng xuyên suốt không có bất kì lời thoại nào trong khi người mẹ liên tục nói chuyện thể hiện việc không tìm được tiếng nói chung giữa các thế hệ. Bên cạnh đó, Denis Đặng thông qua sản phẩm này cũng muốn ngầm ý phản ánh hiện thực về hành động thụ tinh nhân tạo và chọn phôi, trong đó quả thị chính là phôi tuyển chọn.
Loạt hình ảnh trong phim ngắn cũng mang tính biểu tượng cao: hình ảnh ổ khóa xiềng xích tượng trưng cho sự kiểm soát quá mức của người mẹ, chiếc lược bạc phản ánh việc sự yêu thương quá mức của cha mẹ lại có thể vô tình làm tổn thương con. Đây cũng là câu chuyện mang tính thời sự gây xôn xao xã hội thời gian vừa qua.
Trong phim ngắn Con Cưng, nam ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân cũng khiến người hâm mộ thích thú khi góp giọng trong phần soundtrack ở ngay đoạn người con trai tìm ra bản ngã thật của chính mình. Chỉ với 2 câu hát, Nguyễn Trần Trung Quân đủ khiến cảm xúc của người xem lên cao trào.
Phần phục trang cũng là một điểm sáng của phim ngắn khi Denis Đặng kết hợp với thương hiệu Việt phục Hoa Niên - Năm Tháng Tươi Đẹp cho tạo hình ca nương của người mẹ già gồm chiếc áo dài năm thân may theo lối cổ, các loại phục sức, khăn vấn đều được phỏng dựng tương đối chuẩn xác với giai đoạn cuối TK 19 - đầu TK 20. Chiếc áo của người phụ nữ không cài nút phần cổ để thể hiện thân phận quá khứ của người phụ nữ thực chất là một "đào rượu" chứ không giống các đào nương cài áo nghiêm cẩn "bán nghệ không bán thân".
Phim ngắn Con Cưng (The Golden Child) là tác phẩm mà Denis Đặng và ekip gửi gắm nhiều tâm huyết để gửi đến cuộc thi #TikTokShortFilm do LHP Cannes kết hợp với TikTok tổ chức. Nếu giành chiến thắng tại cuộc thi này, Denis Đặng và phim ngắn sẽ là một trong những đại diện chính thức của Việt Nam đến tham dự LHP Cannes x TikTok tổ chức vào tháng 5/2022, thi đấu với sản phẩm của nước bạn. Mặc dù chỉ là một phim ngắn với thời lượng 3 phút nhưng Denis Đặng và ekip vẫn đầu tư chuyên nghiệp và chỉn chu trong từng khung hình với chất lượng tiệm cận điện ảnh.
Trailer Con Cưng
Denis Đặng tung poster phim ngắn tiếp theo đầy ám ảnh, fan phấn khích tột độ! Tấm poster của phim ngắn "Con Cưng" được vẽ tay hoàn toàn, thể hiện một chàng trai tóc trắng xõa dài đang nằm ngủ ngon giấc trong lòng một bàn tay khổng lồ, nhăn nheo. Đúng 07h04 tối 06/04, Giám đốc Sáng tạo Denis Đặng đã khiến người hâm mộ phấn khích khi chia sẻ poster giới thiệu dự án nghệ thuật kế...