ISIS kiếm bội tiền từ những nguồn nào?
Gần đây, tờ The Independent (Anh) đưa tin cho hay, nhóm khủng bố ISIS hoạt động ở Iraq và Syria thu lợi lớn nhờ một chương trình ‘rửa tiền tinh vi’. Lực lượng khủng bố kiếm tiền chủ yếu từ các giao dịch qua ngân hàng ở miền nam nước Anh và việc nhập khẩu ô tô từ Anh vào châu Phi.
Vào ngày 16 tháng 10 năm nay, Tạp chí The Financial Times đã công bố kết quả điều tra của họ về những nguồn thu của ISIS. Tạp chí này cho biết, sau hơn một năm phương Tây tiến hành 10.500 cuộc không kích chống lại nhóm khủng bố, kết quả họ thu được chỉ là sự thất bại và phương Tây cũng không thể cắt đứt nguồn tài chính của ISIS.
Thu nhập của ISIS đến từ nhiều nguồn khác nhau. Theo các chuyên gia, bề ngoài ISIS tự cho mình là một tổ chức tôn giáo chính trị nhưng thực chất, nhóm này hoạt động như một băng nhóm tội phạm và nguồn thu chính của ISIS đến từ các vụ buôn lậu, bán dầu bất hợp pháp và các loại tội phạm khác. Không những vậy, chúng còn kiếm được tiền từ các vụ cướp ngân hàng, các khu nghỉ dưỡng ở Iraq và Syria, bắt cóc và tống tiền con tin.
Đặc biệt, vào tháng 6-2014, các tay súng ISIS đã cướp tiền ở một chi nhánh ngân hàng trung ương của Iraq ở Mosul. Theo một số người ước lượng, số tiền chugns được rơi vào khoảng 900 triệu đến 2 tỷ USD. Tuần trước, tại Mosul, các tay súng ISIS đã đột nhập vào một chi nhánh của ngân hàng Al-Rafidin. Các nhân chứng cho rằng, chúng đã tẩu thoát với 3 xe tải chở đầy tiền (số tiền chính xác bị mất không được tiết lộ, nhưng nhiều người ước đoán, ISIS đã cướp đi vài chục triệu USD của ngân hàng). Hơn nữa, ISIS còn nhận được tiền từ các nhà đầu tư tư nhân ở một số nước Vùng – Vịnh, đặc biệt là Cô-oét và Ả-rập Xê-út, những nước ủng hộ lật đổ chế độ của Bashar Assad. Việc này được thực hiện thông qua các quỹ từ thiện Hồi giáo, chủ yếu ở Qatar, Cô-oét và Ả-rập Xê-út. Do vậy, một thành viên ở Quốc hội Iran, Mohammad Saleh Jokar khẳng định rằng, ISIS đã nhận được sự hỗ trợ tài chính lên đến 4 tỷ USD từ việc tiến hành các hoạt động khủng bố ở Iraq. Giờ đây, theo ước tính của một số chuyên gia, ngân sách của tổ chức này có thể lên tới 7 tỷ USD. Gần đây, số tiền này đã giúp các tổ chức khủng bố tuyển thêm quân và thực hiện các chiến dịch tuyên truyền.
Vào ngày 18-12-2015, Mohammed al-Hakim, đại diện của Iraq tại Liên Hợp Quốc cho biết, nhóm Nhà nước Hồi giáo đã giết hại nhiều người để bán nội tạng của họ. Theo ông, trong ngôi mộ tập thể chôn các nạn nhân do ISIS sát hại, thi thể những người này đều có dấu hiệu bị phẫu thuật. Những người đó bị mất thận và một số cơ quan nội tạng khác.
ISIS cũng kiếm tiền từ việc buôn lậu ma túy. Theo ông Viktor Ivanov, giám đốc cơ quan Kiểm soát Ma túy Liên bang ở Nga, thu nhập hàng năm của ISIS qua việc vận chuyển heroin từ Afghanistan đến châu Âu lên tới một tỷ USD.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đang có xu hướng cho rằng, nguồn thu nhập chính của ISIS là buôn lậu dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ ở những cánh đồng dầu mỏ mà chúng đang kiểm soát và các nhà máy lọc dầu ở những khu vực trung gian của người Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd và người Jordan. Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ được bán với giá thấp hơn 2-3 lần so với giá thế giới. Mỗi ngày, ISIS thu được 3-3.5 triệu USD từ việc bán dầu mỏ. ISIS đã thành lập một Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia. Ngay cả các nhóm nổi dậy ở Syria cũng muốn mua các sản phẩm của ISIS.
Video đang HOT
Mặc dù quân đội Mỹ liên tục thông báo, họ phát hiện ngày càng nhiều các phi vụ buôn lậuu và thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu của ISIS ở Iraq và Syria nhưng các vụ đánh bom của Mỹ vẫn chưa có kết quả nào đáng kể. Lợi nhuận ISIS thu được từ việc kinh doanh dầu mỏ gần như không bị giảm sút và đang đạt mức 500 triệu USD/ năm (tương đương 30-40 thùng dầu mỗi ngày). Chỉ riêng điều này đã là một dấu hiệu rõ ràng cho sự thất bại của cuộc chiến chống lại ISIS do Mỹ dẫn đầu.
Tên lửa Tomahawk từ tàu chiến của Mỹ bắn vào các mục tiêu của IS tại Syria (Ảnh Reuters)
Trước các cuộc không kích ISIS của Mỹ, nhóm khủng bố này đã thích nghi một cách nhanh chóng. Chúng giao quá trình lọc dầu cho hàng trăm doanh nghiệp thủ công và khắc phục những tổn thất nhỏ sau những hoạt động của liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Một loạt biện pháp không hiệu quả của Mỹ nhằm cắt đứt các thương vụ xuất khẩu dầu mỏ của ISIS ra ngoài khu vực nhóm khủng bố kiểm soát tỏ ra không có tác dụng. Năm ngoái, ISIS tiếp tục bán dầu không chỉ qua Thổ Nhĩ Kỳ mà còn qua các kênh tham nhũng của chính quyền Kiev ở cảng biển Odessa, cũng như qua nhiều bên trung gian ở khu vực.
Ngoài ra, ISIS còn đẩy mạnh vị thế tài chính của mình bằng việc đáp ứng nhu cầu của thị trường nội bộ vì sản phẩm nhiên liệu diesel của ISIS cung cấp không chỉ cho các nhóm dân cư ở Iraq và Syria mà còn cho các nhóm quân phiến loạn ở khu vực phía tây Cộng hòa Ả-rập Syria (SAR), kể cả những nhóm phản đối ISIS. Người dân địa phương chủ động tham gia vào quá trình này dù họ không trực tiếp liên hệ với ISIS. Theo họ, quy trình làm việc, hậu cần, tiếp thị và quản lý hoạt động của ISIS đều rất tốt.
Giới kinh doanh dầu mỏ của ISIS còn liên hệ với các chuyên gia không chỉ trong khu vực mà còn với bên ngoài. ISIS sẵn sàng trả họ mức lương đầy hấp dẫn. Hội đồng An ninh ISIS kiểm soát chặt chẽ các giàn khoan dầu và việc phân phối sản phẩm. Đối với ISIS, lĩnh vực dầu mỏ có tầm quan trọng ngang với các hoạt động chủ yếu khác của nhóm khủng bố và nằm dưới sự điều hành trực tiếp của “Hội đồng tối cao”.
Ở một chừng mực nhất định, việc phương Tây và Liên Hợp Quốc không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả ngành kinh doanh dầu mỏ của ISIS ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và một số nước Trung Đông khác có thể giải thích dựa trên những yếu tố sau. Trước hết, vào năm ngoái, tổ chức khủng bố này đang “phá giá” đáng kể khối lượng lớn dầu mỏ trên các thị trường bên ngoài.Việc làm này phù hợp với lợi ích của Mỹ vì Mỹ muốn dùng “công cụ” này nhằm gây ra thiệt hại tài chính cho Nga. Ngân sách của Nga có thể tăng lên hay không đang phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu toàn cầu.
Dù Mỹ hùng biện rất hay trên các phương tiện truyền thông về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế của họ nhưng chứng cứ cho thấy Mỹ hậu thuẫn thầm lặng cho ISIS thể hiện rõ ở việc, Mỹ không áp đặt bất kỳ lệnh cấm vận nào đối với các nước hoặc các tổ chức giúp đỡ ISIS.
Trong những hoàn cảnh đó, sự trợ giúp của Nga theo yêu cầu của chính phủ Syria thông qua việc triển khai lực lượng không quân Nga và tấn công vào các mục tiêu quân sự và cơ quan tài chính của ISIS chắc chắn có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến chống lại những nhóm khủng bố này.
Theo New Eastern Outlook
Thủ lĩnh al-Qaeda tuyên chiến với nhóm phiến quân nhà nước Hồi giáo
Thủ lĩnh của al-Qaeda, tên Ayman al-Zawahiri, vừa tung thông điệp cáo buộc thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi của nhóm nhà nước Hồi giáo (IS) xúi giục nổi loạn, và bác bỏ tuyên bố mà al-Baghdadi từng đưa ra khẳng định y là vua của mọi người Hồi giáo.
Thủ lĩnh al-Qaeda al-Zawahiri (Ảnh: Examiner)
Tuyên bố trên được al-Zawahiri, một bác sỹ người Ai Cập được chọn thay thế Osama bin Laden sau khi tên này bị tiêu diệt, đưa ra chỉ một ngày trước lễ kỷ niệm 14 năm vụ tấn công khủng bố 11/9 vào nước Mỹ.
Với giọng điệu đầy giận dữ, al-Zawahiri cáo buộc thủ lĩnh của IS, tên Abu Bakr al-Baghdadi đã xúi giục nổi loạn. Ông trùm al-Qaeda cũng tuyên bố al-Baghdadi không phải thủ lĩnh của toàn bộ người Hồi giáo hay các chiến binh jihad, như lời tên này từng tuyên bố 14 tháng trước tại một ngôi đền ở thành phố Mosul, Iraq.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tuyên bố trên đã khơi mào cho sự chia rẽ "không thể hàn gắn" giữa hai nhóm trên.
"Điều này thật thú vị", cựu giám đốc Trung tâm chống khủng bố quốc gia, Mỹ Matthew Olsen nhận định. "Zawahiri lâu nay vẫn không muốn công khai lên án Baghdadi và ISIS. Tuyên bố này cho thấy sự chia rẽ giữa những kẻ cầm đầu al-Qaeda và ISIS đang sâu sắc ra sao. Những khác biệt rõ ràng là không thể hàn gắn".
Nếu ISIS và al-Qaeda bắt tay với nhau, đó sẽ là một điều "kinh khủng", ông Olsen nhận định. Sự chia rẽ này có thể là một gợi mở để các chiến dịch chống khủng bố của Mỹ có thể tìm cách khai thác.
Olsen tin rằng Mỹ có thể tận dụng thời cơ để khiến các nhóm này càng thêm đối địch với nhau, và khuyến khích những vụ đấu súng và ám sát lẫn nhau như từng diễn ra. ISIS được cho là đã sát hại một thân tín cấp cao của Zawahiri khi tên này cố gắng tìm cách đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn giữa hai nhóm hồi tháng 2/2014.
Trong đoạn băng ghi âm được tung lên mạng hôm thứ Tư kèm một bức ảnh của al-Zawahiri, kẻ cầm đầu al-Qaeda dường như xác nhận rằng đã không trực tiếp chỉ đạo những đấu đá nội bộ giữa các phần tử jihad của ISIS và nhánh al-Qaeda tại Syria có tên Mặt trận al Nusra.
ISIS, trước đây là một nhánh của al-Qaeda tại Iraq, đã tách khỏi nhóm này 2 năm trước. Trong đoạn băng, al-Zawahiri cũng cáo buộc Baghdadi phớt lờ những người Hồi giáo khốn khổ tại Gaza và Pakistan.
"Mọi người đều bị ngạc nhiên trước tuyên bố của Baghdadi tự nhận ông ta là vị vua thứ 4 trong lịch sử Hồi giáo", Zawahiri nói, và khẳng định al-Baghdadi đã làm việc này mà "không tham vấn toàn bộ người Hồi giáo".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ABC News
Thích thú với trào lưu "trồng cây" trên đầu ở Trung Quốc Từ các bé gái nhỏ tuổi, thiếu nữ sành điệu cho tới nam thanh niên đều chuộng phong cách này. Thời gian gần đây, giới trẻ tại Trung Quốc đại lục, đặc biệt là Bắc Kinh đang rất thịnh hành trào lưu "trồng cây" ngay trên đầu khiến nhiều người thích thú. Theo Shanghaiist, để trở thành một phần của trào lưu này,...