IS vươn “vòi bạch tuộc” tới châu Phi tuyển tân binh
Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chi nhánh ở Libya đang xâm nhập vào một khu vực rộng lớn ở châu Phi để tuyển tân binh ở cả những vùng hẻo lánh không có Internet nên không thể tiếp cận chiến dịch tuyên truyền trên mạng của tổ chức khủng bố khét tiếng này.
Theo New York Times, các cuộc không kích của Mỹ tại vùng tây bắc Libya cuối tuần trước đã giúp giới chức phương Tây nhận thức vấn đề này và những mối đe dọa từ việc IS “vươn vòi bạch tuộc” tới châu Phi để tuyển tân binh.
Chi nhánh của IS ở Libya đang ra sức tuyển tân binh ở châu Phi.
Cụ thể, các cuộc không kích của Mỹ đã hủy diệt một trại huấn luyện của IS và nhằm vào một chỉ huy hàng đầu người Tunisia của IS. Trong số những tay súng IS bị tiêu diệt, có hơn 30 chiến binh được cho là đến từ Tunisia và các nước châu Phi khác. Nhóm này cũng được cho là đã tham gia khóa huấn luyện tấn công nhắm vào các mục tiêu phương Tây.
Video đang HOT
Các cơ quan báo Mỹ khẳng định rằng, chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu đã góp phần làm giảm số lượng các chiến binh IS ở Iraq và Syria xuống chỉ còn khoảng 25.000 người so với mức ban đầu là 31.500 người.
Tuy nhiên, trong cùng thời gian này, số lượng chiến binh IS tại Libya lại đang tăng gần gấp đôi và hiện ở mức khoảng 6.500 người. Theo các nguồn tin, các thủ lĩnh hàng đầu của IS tại Syria đang khuyến kích các tân binh đến từ các quốc gia châu Phi ở lại Libya chiến đấu, thay vì tới Trung Đông (Iraq và Syria).
Thông tin IS “vươn vòi bạch tuộc” tới châu Phi tuyển tân binh được đưa ra trong bối cảnh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang yêu cầu các cố vấn quân sự hàng đầu nghiên cứu việc triển mạnh sâu rộng hơn các lực lượng Mỹ ở Libya để mở một mặt trận mới chống IS.
Washington cũng đang ra sức hỗ trợ các đồng minh châu Phi khác ngoài Libya để tạo thành một liên minh vững chắc chống lại sự bành trướng của IS. Lầu Năm góc đã quyết định sẽ chi 200 triệu USD trong năm nay để giúp huấn luyện và vũ trang cho các lực lượng an ninh cũng như quân đội ở một số nước Bắc và Tây Phi.
Thjeo Danviet
Mỹ ngừng kiểm soát dịch Ebola tại cửa khẩu
Từ ngày 19.2, Mỹ hủy bỏ các biện pháp tăng cường kiểm soát vệ sinh dịch tễ tại các cửa khẩu biên giới, áp dụng từ năm 2014 vì dịch Ebola ở một số nước châu Phi.
Chính phủ Mỹ đã ngừng kiểm soát dịch Ebola tại cửa khẩu - Ảnh: AFP
"Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh thông báo rằng Tây Phi đã hết dịch Ebola, và hôm nay các biệp pháp tăng cường kiểm soát dịch bệnh đối với những người đến từ khu vực này được hủy bỏ", Bộ trưởng Johnson tuyên bố, theo hãng tin RIA (Nga).
Theo ông Johnson, các biện pháp này được thực hiện từ năm 2014, cho phép kiểm soát tất cả những người nhập cảnh từ Tây Phi, và người bị phát hiện các triệu chứng Ebola sẽ được cách ly để điều trị triệt để.
Sự bùng phát dịch Ebola được ghi nhận trong tháng 2.2014 ở Guinea, sau đó virus đã lây lan sang hai nước láng giềng Sierra Leone và Liberia. Kể từ ngày đó, tại cả ba nước đã có hơn 11.000 người chết vì bệnh sốt Ebola, 28.000 người khác bị nhiễm loại virus nguy hiểm này.
Trong cùng năm đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi tên ba mối hiểm họa đe dọa toàn cầu: dịch Ebola, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và Nga (vì tình hình ở Crimea và Ukraine).
Phạm Bá Thuỷ
Theo Thanhnien
Tổng thống 92 tuổi Zimbabwe muốn tại vị tới khi 'Thượng đế gọi' Tổng thống Zimbabwe, người tuần này sẽ bước sang tuổi 92, đáp trả những người chỉ trích rằng ông nắm quyền quá lâu. Tổng thống Zimbabwe, 91 tuổi, phát biểu tại một sự kiện ngày 10/2 ở thủ đô Harare. Ảnh: Reuters "Tôi sẽ tiếp tục ở đó chừng nào Thượng đế gọi 'đến đây'", ông Robert Mugabe, lãnh đạo cao tuổi nhất...