IS tuyên bố giết 6 thành viên Taliban
Tổ chức khủng bố IS-K nhận trách nhiệm loạt vụ tấn công ở thành phố Jalalabad, khiến ít nhất 6 thành viên Taliban thiệt mạng.
Nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), chi nhánh tại Afghanistan của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhận trách nhiệm ba vụ tấn công ở thành phố Jalalabad tại miền đông đất nước hôm 22 và 23/9, gồm hai vụ tấn công bằng súng và một vụ dùng thiết bị nổ.
IS-K nói 6 thành viên Taliban thiệt mạng. Truyền thông Afghanistan trước đó đưa tin ba dân thường tử vong.
Taliban hiện chưa bình luận về thông tin, song quan chức an ninh lực lượng cho biết ba thành viên IS-K đã bị tiêu diệt hôm 21/9, một ngày trước khi IS-K thực hiện loạt vụ tấn công ở Jalalabad.
Video đang HOT
Tay súng Taliban đứng gác trên đường phố Kabul, Afghanistan, hôm 16/9. Ảnh: Reuters.
IS-K hôm 19/9 cũng nhận trách nhiệm các vụ đánh bom ở thành phố Jalalabad, khiến 35 thành viên Taliban thiệt mạng. Phía Taliban chưa xác nhận thương vong.
IS-K trước đó còn nhận trách nhiệm tấn công ở sân bay Kabul hôm 26/8, khiến hơn 170 người thiệt mạng.
6 năm trước, những thành viên người Pakistan bất mãn của Taliban đã tách ra và tự thành lập IS-K. Đây là một trong nhiều nhánh của IS ra đời sau khi nhóm phiến quân này trỗi dậy ở miền bắc Iraq hồi năm 2014, tạo ra sức ảnh hưởng rộng lớn.
Taliban, “kẻ thù không đội trời chung” của IS-K, được cho là sẽ không tránh khỏi những mối đe dọa từ nhóm này trong bối cảnh vừa giành quyền kiểm soát Afghansitan. Các thủ lĩnh của IS-K đã lên án việc Taliban tiếp quản đất nước, chỉ trích cách điều hành của lực lượng này không đủ cứng rắn.
Mỹ miễn trừng phạt, mở đường viện trợ Afghanistan
Mỹ thông báo hai quyết định miễn trừ trừng phạt với Afghanistan để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động viện trợ quốc gia Trung Á dưới thời Taliban.
Các điều khoản miễn trừ cho phép chính phủ Mỹ, các nhóm viện trợ và các tổ chức quốc tế "tham gia hoạt động cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Afghanistan hoặc các hoạt động khác hỗ trợ nhu cầu cơ bản của con người", Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 24/9.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cho phép thực hiện "một số giao dịch nhất định liên quan đến xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, thuốc và thiết bị y tế", thông cáo có đoạn. Tuy nhiên, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lệnh trừng phạt "đối với Taliban, mạng lưới Haqqani và các thực thể bị trừng phạt khác" tại Afghanistan.
Các thành viên Taliban đi bên ngoài cổng chính của sân bay Kabul ngày 28/8. Ảnh: AFP .
"Bộ Tài chính Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức tài chính, các tổ chức quốc tế và cộng đồng tổ chức phi chính phủ để khơi thông dòng chảy các nguồn lực quan trọng như hàng hóa nông nghiệp, thuốc men và các nguồn cung cấp thiết yếu khác cho những người có nhu cầu", Andrea Gacki, giám đốc Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ, cho biết.
Đối mặt với các lệnh trừng phạt và cắt giảm viện trợ sau khi Taliban tiếp quản quyền lực hồi tháng 8, Afghanistan đứng trước một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng leo thang khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng, còn tiền mặt cạn kiệt.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đình chỉ hoạt động tại Afghanistan sau khi Taliban tiếp quản quyền lực, dẫn tới việc đình chỉ viện trợ và 340 triệu USD dự trữ mới được IMF phát hành hồi tháng 8.
Mỹ cũng ngăn Afghanistan tiếp cận phần lớn trong khoản dự trữ 9 tỷ USD của quốc gia Trung Á đang được gửi ở nước ngoài. Cựu giám đốc ngân hàng trung ương Afghanistan Ajmal Ahmady cảnh báo khủng hoảng tiền mặt do động thái trên gây ra có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế ở quốc gia Trung Á.
Taliban bị "tố" giết hại dân thường sau khi chiếm thành trì Panjshir Taliban bị nghi đã hành quyết ít nhất 20 dân thường ở thung lũng Panjshir sau khi nhóm vũ trang này giành quyền kiểm soát khu vực từng là thành trì của lực lượng kháng chiến. Các tay súng Taliban ở Afghanistan (Ảnh: Reuters). BBC đưa tin, dựa trên một đoạn video mà họ có được, các tay súng Taliban được cho đã...