IS treo thưởng 1.000 USD tuyển mộ người nghèo
Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đang xây dựng một đội quân tại căn cứ mới ở Libya bằng cách tuyển mộ chiến binh từ những nước nghèo nhất của châu Phi với phần thưởng là 1.000 USD.
Một người ủng hộ IS, được tin là gốc Sudan, ca ngợi vụ xử tử của nhóm phiến quân tại thành phố Sirte, Libya. Ảnh: Telegraph
Telegraph dẫn lời giới chức Libya cho hay chi nhánh của IS thu hút người dân từ các nước lân cận như Chad, Mali và Sudan. Ở những nước này, nhiều người chỉ sống với chưa đến một USD mỗi ngày và thu nhập cả năm chỉ ở mức vài trăm USD.
“Chúng tôi nghe tin IS đang thưởng tới 1.000 USD cho những người đến đây chiến đấu cho chúng. Đó là một khoản tiền lớn ở nhiều nơi của châu Phi”, Jamal Zubia, giám đốc ban truyền thông đối ngoại thuộc quốc hội Libya, cho hay.
Giới chức Libya thừa nhận họ gần như bất lực trước việc ngăn chặn dòng người đổ sang đây. Nhiều trường hợp sử dụng các tuyến đường buôn người hiện có mà người châu Phi dùng để di cư sang châu Âu.
IS đang đẩy mạnh phát triển lực lượng chiến binh da màu bên cạnh những phiến quân người Iraq và Syria đóng vai trò lãnh đạo nòng cốt.
“Tình trạng nhập cư bất hợp pháp là một mối đe dọa vì nó đưa và khuyến khích các chiến binh nước ngoài đến đây và tham chiến với IS”, đại tá Muncif al Walda, sĩ quan cảnh sát cấp cao ở thành phố Misrata, nói. “Hầu hết người di cư muốn sang châu Âu nhưng một số người cũng muốn tham gia IS. Không may, Libya lại nằm ngay giữa tuyến đường di cư”.
Video đang HOT
Cờ của IS tại một trung tâm hội nghị ở Sirte, Libya. Ảnh: The Telegraph
Mỹ và Anh đã gia tăng áp lực để chính phủ mới của Libya chấp thuận cho phương Tây hỗ trợ về quân sự nhằm chống lại mối đe dọa từ IS. Mỹ và Anh đã đề nghị cung cấp cho Libya 1.000 binh sĩ Anh và 5.000 binh sĩ Italy với vai trò huấn luyện.
Từ khi đặt chân đến thành phố Sirte một năm trước, IS được cho là đã xây dựng một đội quân gồm tới 2.000 – 3.000 chiến binh, biến thành phố cảng này trở thành phiên bản Libya của thành trì Raqqa ở Syria.
Khoảng 70% phiến quân IS ở đây không phải là người Libya và những chiến binh từ các nước châu Phi cận Sahara rất phổ biến trong lực lượng này.
Anh Ngọc
Theo VNE
Lực lượng ngầm chống IS trong lòng Raqqa
Bất chấp nguy cơ bị xử tử, nhiều người dân Raqqa, thành phố bị Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm đóng vẫn không chịu gia nhập lực lượng này.
Ibrahim Abdul Qader (trái) và bạn là Fares Hamadi thiệt mạng tại một thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Telegraph
"Sau hai năm kể từ khi bị IS kiểm soát, có một triệu dân thường ở thành phố vẫn chưa tham gia IS. Nhiều bác sĩ và luật sư chấp nhận thất nghiệp, không lương để không phải gia nhập IS", Abdalaziz Alhamza, người sáng lập nhóm "Raqqa bị giết chết trong im lặng" (RIBSS) nói.
Theo Sky News, một triệu công dân này thuộc loại "chống đối", có nguy cơ bị xử tử nếu lên tiếng chống lại IS và hệ tư tưởng của nhóm. RIBSS cung cấp những video hiếm hoi về cuộc sống ở Raqqa, trong đó có đoạn về trẻ em tham gia buổi hành quyết giả - một phần trong trại huấn luyện của IS. Trong một đoạn video khác, hai tù nhân bị ép dùng súng đánh đập lẫn nhau nếu không muốn bị đánh.
Ngoài ra, còn có video khủng khiếp cho thấy việc xử tử đã trở thành một phần của cuộc sống trên đường phố Raqqa.
RIBSS đã phải liều mạng để kể lại câu chuyện về những gì đang thực sự xảy ra trong thành lũy của IS. Một số thành viên RIBSS bị giết chết ngay tại Raqqa, số khác bị ám sát sau khi thoát khỏi Syria. Al Moutaz Bellah Ibrahim thiệt mạng năm 2014 sau khi IS tìm thấy các tập tin với logo RIBSS trên máy tính xách tay của anh. Mặc dù bị tra tấn, anh không tiết lộ tên của các thành viên khác.
Hồi tháng 10 năm ngoái, nhà đồng sáng lập của nhóm, Ibrahim Abdul Qadir bị chặt đầu ở Urfa, Thổ Nhĩ Kỳ. Anh là một trong những người đầu tiên IS ám sát ngoài khu vực chiếm đóng. Cuối tháng đó, nhà làm phim Naji Jerf của RIBSS cũng bị một sát thủ được cho là của IS ám sát khi đang ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hồi tháng 12, một thành viên khác, Ahmed Mohammed al Mousa, cũng bị ám sát ở tỉnh Idlib của Syria.
Nhà làm phim Naji Jerf ôm hai con gái. Ảnh: Telegraph
Tuy luôn đối mặt với nguy hiểm, nhưng các thành viên của RIBSS vẫn không ngừng tranh đấu.
"Tôi không hề thấy sợ hãi cho tới khi chúng giết Naji. Tôi biết chẳng mấy mà mình sẽ bị giết, tôi từng bị đe dọa nhiều lần và không biết sẽ chết lúc nào", Alhamza nói.
"Sau những gì đã xảy ra với Naji, tôi cảm thấy rằng tôi đã mất đi một phần linh hồn. Chúng biết cách tấn công chúng tôi. Nhưng bởi vì không tìm thấy nhiều thành viên của nhóm tại Syria nên chúng đã ra ngoài tìm chúng tôi".
IS kiểm soát các quán cà phê Internet ở Raqqa và xử những người bị bắt gặp đang chụp ảnh - ngay cả cảnh sinh hoạt bình thường trên phố. Tuy nhiên, 17 nhà hoạt động RIBSS vẫn ẩn náu trong thành lũy của IS, không ngừng tuồn hình ảnh và thông tin cho mạng lưới bên ngoài.
Alhamza hiện ở Đức. Ông chạy trốn khỏi Syria sau khi IS đã đột kích vào nhà ông, đúng lúc Alhamza vắng mặt. Sử dụng giấy tờ giả, Alhamza vượt biên sang Thổ Nhĩ Kỳ, nơi RIBSS được thành lập. Alhamza trả tiền cho những kẻ buôn người để lên một chiếc thuyền đến Hy Lạp. Từ đó, với giấy tờ giả, ông đã tới Berlin qua ngả Pháp.
Thành viên RIBSS bên ngoài Syria tuyên bố vẫn tiếp tục công việc, cho dù người thân ở quê nhà đang gặp nguy hiểm, thậm chí đã có người thiệt mạng dưới tay IS.
Duyên Nguyễn
Theo VNE
Mỹ sắp điều 1.800 bộ binh đến Iraq chống IS Lầu Năm Góc sẽ sớm khởi động hoạt động mặt đất chống lại IS ở Iraq, với việc triển khai Sư đoàn Lính dù 101. Sư đoàn Lính dù 101 Mỹ. Ảnh: AFP Trong một bài viết trên Politico hôm 22/1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói rằng đã đến lúc tăng cường nỗ lực quân sự chống lại nhóm phiến...