IS trao đổi tù binh người nước ngoài với nhóm khủng bố đối địch ở Syria
Hôm qua (2-5), các nhóm khủng bố đối địch ở Syria là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Al- Nusra Front đã tiến hành trao đổi tù binh tại tỉnh Deir Ezzur, phía đông Syria.
IS và Al-Nusra Front trao đổi tù binh ở Deir Ezzur
Được biết, đây là lần đầu tiên hai nhóm đối địch tham gia vào việc trao đổi tù binh.
Theo báo cáo, yêu cầu trao đổi tù binh đã được đưa ra theo đề nghị của IS. Tuy nhiên, IS đã không tiết lộ danh tính các chiến binh của mình khi được Al-Nusra Front thả tự do. Chỉ biết rằng, hầu hết trong số tù binh được trao đổi là người nước ngoài.
Các báo cáo cũng cho biết, các tù binh của Al-Nusra Front bị IS giam cầm đều đến từ phía đông tỉnh Deir Ezzur. Trong khi đó, các nguồn tin địa phương tiết lộ rằng, 12 trong số các chiến binh Al-Nusra Front được giải thoát đã bị bắt giữ tại miền bắc Aleppo.
Al-Nusra Front là một nhánh chính thức của nhóm khủng bố Al-Qaeda ở Syria. Tại Syria, nhóm Nusra Front, đã tìm cách bắt tay với những nhóm phiến quân khác đối địch với IS và bị nhóm khủng bố IS tìm cách triệt hạ. Hai nhóm khủng bố khét tiếng này không thể hòa hợp do có những khác biệt về quan điểm.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Nga-Mỹ "chia bánh" Syria?
Mỹ nhận phần ảnh hưởng phía Đông sông Euphrates, trong khi phần phía Tây là của Nga. Mỹ điều thêm quân nhằm nhắc Nga về thỏa thuận này?
Không liên quan IS
Các nguồn tin quân sự của mạng "Debka" ngày 26/4 cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa thêm 250 binh sĩ tới Syria không liên quan tới cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), mà do tình trạng giao tranh ác liệt trong vài ngày qua giữa lực lượng Đơn vị Tự vệ Nhân dân người Kurd (YPG) và quân đội Syria tại thành phố Qamishli.
Mỹ hiện có khoảng 50 binh sỹ tại Syria và Washington đang lo ngại về ảnh hưởng gia tăng của Nga đối với người Kurd tại Syria, nhất là trong số những chỉ huy cấp cao của YPG.
Mỹ sẽ tung thêm 250 quân vào Syria
Theo mạng tin này, Nga chính là bên khuyến khích YPG tấn công quân đội Syria ở Qamishli - thủ phủ của người Kurd ở miền Bắc Syria. Việc Mỹ đưa thêm quân tới Syria nhằm cảnh báo Moskva ngừng dính líu tới người Kurd ở khu vực phía Đông sông Euphrates tại Syria.
Theo giới chức Nhà Trắng, việc Nga can dự tại Qamishli là sự vi phạm đầu tiên của Moskva đối với thỏa thuận đạt được cuối năm 2015 giữa Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga Putin.
Theo thỏa thuận này, tất cả phần phía Đông của sông Euphrates nằm trong khu vực ảnh hưởng của Mỹ, trong khi toàn bộ phần lãnh thổ phía Tây của con sông này nằm dưới tầm ảnh hưởng của Nga.
Mục đích tăng quân tới Syria được Mỹ công khai là nhằm hỗ trợ lực lượng nổi dậy ôn hòa đang từng bước giành lại nhiều vùng lãnh thổ từ tay IS. Tuy nhiên, hiện có những đánh giá trái chiều về động thái của Mỹ.
Mỹ điều quân vào Syria không phải để chống IS?
Có chuyên gia cho rằng, việc giúp các tay súng địa phương tiếp cận và tận dụng được sự hỗ trợ từ trên không của Mỹ có thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến ở Syria. Trong khi đó, một thành viên cấp cao trong gia đình hoàng tộc Saudi Arabia, vốn hậu thuẫn lực lượng phiến quân Syria, cho rằng điều này chỉ mang tính hình thức.
Khi công bố kế hoạch tăng quân, ông Obama đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phải duy trì những thành quả đã giành được trong cuộc chiến chống lại IS, đồng thời tái khẳng định binh sỹ Mỹ không phải là lực lượng mũi nhọn trong các cuộc giao tranh.
Phát biểu tại thành phố Hannover của Đức, điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du nước ngoài tới cả Saudi Arabia và Anh, ông Obama nói: "Tuy không dẫn đầu trên các chiến trường, song lực lượng Mỹ sẽ đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động huấn luyện và hỗ trợ lực lượng địa phương tiếp tục đẩy lùi IS".
Người Kurd thành trung tâm
Mỹ cùng các đồng minh phát động chiến dịch không kích chống IS tại Iraq và Syria từ năm 2014 nhưng bị đánh giá không hiệu quả, nhất là tại Syria do thiếu lực lượng đồng minh tại chỗ.
Trong khi đó, chiến dịch không kích mà Nga phát động tại Syria từ tháng 9 năm ngoái lại đạt nhiều thành tựu hơn nhờ sự phối hợp chặt chẽ với quân đội chính quyền Damascus. Ngoài ra, Nga cũng đang gia tăng ảnh hưởng với người Kurd ở Syria và khiến Mỹ hết sức lo ngại.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, người đứng đầu Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, coi động thái này của Washington là quá muộn và chưa đủ. Ông McCain nhận xét: "Chính quyền sẽ tiếp tục phải chứng kiến tình hình Syria ngày càng tồi tệ hơn nếu họ vẫn chần chừ trong việc can thiệp nhằm ngăn chặn tình hình leo thang".
Theo_Báo Đất Việt
Khủng bố Al-Nusra Front đang tập trung lực lượng tại Latakia, Syria Nhóm khủng bố al-Nusra Front tiếp tục tập trung lực lượng ở phía đông bắc tỉnh Latakia, Syria. Các chiến binh Al-Nusra Front Trong bản tin hàng ngày được đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Nga ngày 25-4, Bộ này cho biết: "Theo thông tin nhận được từ người dân và các lực lượng đối lập, nhóm khủng bố Jabhat al-Nusra...