IS thiêu sống thuộc hạ sau thất bại tại Ramadi
Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thiêu sống những tay súng của nhóm này chạy về thành phố Mosul sau thất bại tại Ramadi (Iraq).
Các tay súng IS tại thành phố Mosul, Iraq – Ảnh: Reuters
“Họ bị bắt đứng thành nhóm theo hình tròn và sau đó bị thiêu sống”, Fox News ngày 12.1 dẫn lời một số người từng sống tại Mosul (Iraq) kể lại với người thân họ. Thành phố Mosul cách thành phố Ramadi khoảng 400 km về phía bắc.
Các tay súng IS thất trận tại Ramadi bị xa lánh và hành quyết vì đã không chiến đấu đến cùng. Chuyên gia về khủng bố Michael Pregent cho biết hành động như trên không phải là điều quá mới mẻ đối với tổ chức cực đoan này. Khi IS mất quyền kiểm soát thành phố Tikrit, quê nhà của cựu tổng thống Saddam Hussein, vào tay lực lượng người Kurd vào năm 2015, nhiều tay súng của tổ chức này cũng bị mang ra xét xử.
Mất Ramadi là thất bại lớn của IS. Thành phố này là thủ phủ tỉnh Anbar, nơi chủ yếu là người Hồi giáo dòng Sunni sinh sống. Ramadi cách thủ đô Baghdad khoảng 128 km về phía tây. Sau khi mất Ramadi và với việc quân chính phủ, người Kurd và lực lượng liên quân đang chuẩn bị tiến đến Mosul, IS giờ đây đang trở nên cuồng bạo hơn.
Fox News dẫn nguồn tin cho hay IS đến từng nhà, bắt trẻ em và cáo buộc những đứa trẻ này là gián điệp. Nếu người mẹ khóc và đau buồn, IS cũng sẽ cho là gián điệp luôn và bắt bỏ tù, sau đó sát hại.
IS đang cho thấy sự tuyệt vọng sau khi mất dần lãnh thổ – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Theo chuyên gia Pregent, người từng là cố vấn tình báo cho tướng David Petraeus (cựu giám đốc CIA) tại Iraq, các lãnh đạo IS đang cảm thấy sức nóng của một cuộc tấn công sắp đến, tổ chức này đang bị lung lay. Ông Pregent cho biết IS có 2 cơ quan tình báo, một xử lý các mối đe doạ từ bên trong và một từ bên ngoài. Và cả 2 cơ quan này đều tập trung loại trừ những mầm mống nguy hiểm dưới trướng của mình. Theo ông Pregent, giới lãnh đạo IS đang dùng việc hành quyết phụ nữ và trẻ em để đe doạ thuộc hạ, một chiến thuật đáng sợ hơn nhưng cũng cho thấy sự tuyệt vọng hơn.
Nhà phân tích Clint Watts của Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại (trụ sở tại bang Pennsylvania, Mỹ) cũng đồng quan điểm trên và so sánh IS với nhóm al-Shabaab tại Somalia. Khi al-Shabaab mất lãnh thổ và số người đào ngũ tăng lên, nhóm này bắt đầu nhiều cuộc thanh trừng nội bộ và trừng phạt hà khắc hơn, làm mất thêm sự ủng hộ của dân địa phương.
Đầu năm 2016, nhóm Mosul Eye chuyên theo dõi tình hình tại thành phố Mosul cho hay IS đã thực hiện cuộc hành quyết lớn đối với đàn ông và trẻ em tại làng Alhud ngay phía nam thành phố vì cáo buộc cả làng bỏ đạo và nghe theo cảnh sát địa phương. Cuối tháng 12.2015, nhiều thiếu niên từ 12-16 tuổi bị bắt khi đang vượt sông Tigris về phía khu vực của người Kurd. Những thiếu niên này sau đó bị buộc tội gián điệp và bị hành quyết công khai trước mặt gia đình.
Fox News dẫn nguồn tin cho hay cư dân tại Mosul sống trong cảnh thiếu điện, nước, người lao động không có lương, không có dịch vụ y tế cho người bệnh. Người dân đang tuyệt vọng và sợ hãi, không biết khi nào sẽ đến lượt bị giết.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Cảnh sống mà như chết bên trong thành phố Ramadi
Chết chóc là tất cả những gì bạn có thể nhìn thấy, đó là lời miêu tả ngắn gọn của một người dân Ramadi sau nhiều tháng sống dưới sự cai quản của Nhà nước Hồi giáo.
Khung cảnh hoang tàn bên trong thành phố Ramadi, Iraq. Ảnh: World Bulletin
Người đàn ông trên cùng 50 gia đình khác ngày 30/12 được sơ tán khỏi Ramadi sau khi chính quyền Iraq tuyên bố giải phóng hơn 70% thành phố chiến lược này khỏi tay Nhà nước Hồi giáo (IS). Đồ dùng mà họ mang theo không có gì ngoài bộ trang phục đang mặc trên người, theo VOA.
"Khi lực lượng an ninh ở tỉnh Anbar bị đánh bại, cuộc sống của chúng tôi chẳng khác gì cái chết. Thậm chí ngay cả khi có người bảo với tôi rằng chúng ta đang sống, điều đó vẫn có chút gì đó không đúng", người đàn ông này nói. "Chết chóc là tất cả những gì chúng tôi thấy. Những kẻ điên cuồng, không mảy may quan tâm đến nhân tính, kiểm soát chúng tôi. Chúa trời phù hộ các bạn vì đã giải cứu chúng tôi".
Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ cùng chính quyền Iraq đang nỗ lực hết sức, chạy đua với thời gian để có thể nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của người dân như thức ăn, nước uống, lều trại khi mà mùa đông đang đến gần.
"Theo những gì chúng tôi nghe được, người dân đang gặp khó khăn trong việc sơ tán khỏi khu vực", Grainne O'Hara từ Ủy ban Người Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) cho hay.
"Hãy đặt mình vào hoàn cảnh những người ở đó", bà O'Hara nói. "Hầu hết bọn họ đang phải trốn chạy trong điều kiện vô cùng tồi tệ. Họ chỉ có thể mang theo quần áo và các vật dụng cá nhân nhỏ gọn".
Theo UNHCR, vẫn còn những khu vực ở Ramadi không được an toàn, nhiều nơi trải đầy bom đạn. Các cuộc xung đột cùng đòn không kích nhằm tái chiếm thành phố đã phá hủy nhiều nhà cửa, đường sá, các công trình phục vụ dân sinh như trạm điện, nguồn cung cấp nước...
Một bộ phận người tị nạn còn xuất hiện triệu chứng bị tổn thương về tâm lý, bà O'Hara cho biết thêm.
Phiến quân IS được cho là đã dùng cả dân thường làm lá chắn sống để bảo vệ những tay súng của tổ chức trong các cuộc giao tranh.
"Chúng tôi đã sơ cứu, cung cấp thức ăn và trả tự do cho hơn 52 gia đình bị Daesh sử dụng làm lá chắn sống. Cảm ơn Chúa trời vì chúng tôi đã cứu được họ và nay chúng tôi đang chuyển họ tới nơi an toàn hơn", lãnh đạo đơn vị chống khủng bố Iraq Salam Hussein nói, sử dụng tên viết bằng tiếng Arab của IS.
Trong cuộc họp báo diễn ra hôm 30/12 , một quan chức tình báo liên quân tiết lộ hiện vẫn còn 700 chiến binh IS đóng quân tại trung tâm thành phố và khu ngoại ô phía tây.
Vị trí thành phố Ramadi. Đồ họa: BBC
Um Mohammed chia sẻ đối với ông cuộc sống trong hang ổ của IS giống như địa ngục và thân phận của những người dân bình thường như ông không khác gì nô lệ. Mohammed là một giáo viên vật lý trốn chạy thành công khỏi Ramadi.
"IS coi phụ nữ như súc vật vậy", Mohammed nói.
Nhiều người phải vật lộn để sinh tồn chỉ dựa vào số rau củ và bột mỳ ít ỏi mà các tay súng cung cấp, ông cho biết thêm. Tình trạng thiếu khí đốt thường xuyên xảy ra. Người dân phải đốt gỗ để sưởi ấm và sinh hoạt.
Theo lời kể của Omar, một cư dân khác ở Ramadi, anh cùng một số người phải ăn bánh mỳ cũ và khoai tây thối để sống sót qua ngày.
"Nhiều khi tôi nghĩ chắc có lúc mình sẽ phải giết thịt cả những con mèo cưng mình nuôi để tồn tại vì không còn gì ăn", Omar nói.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Người khiến IS hứng chịu thảm bại ở Ramadi Vai trò và uy tín của tỉnh trưởng al-Rawi đã thống nhất được các lực lượng an ninh, thu phục lòng dân Ramadi, tạo điều kiện giải phóng thành phố nhanh chóng. Các lực lượng an ninh Iraq tiến vào trung tâm thành phố Ramadi. Ảnh: Reuters Ngày 27/12, xe tăng, xe bọc thép của các lực lượng an ninh Iraq đã tiến...