IS tháo chạy khỏi Kobane
5 cuộc không kích của Mỹ và liên quân Ả Rập xung quanh TP Kobane – Syria ngày 6 và 7-10 đã phát huy tác dụng khi làm cho Nhà nước Hồi giáo (IS) dừng bước tiến và rút lui khỏi một số khu vực đang diễn ra xung đột với người Kurd.
Lãnh đạo Đảng Thống nhất Dân chủ người Kurd và Syria (PYD) cho biết tình hình đêm 7-10 vẫn rất căng thẳng dù các tay súng IS đã rút lui khỏi một số khu vực phía Đông và rìa phía Tây Nam TP Kobane. Ngay sau đó, họ tập hợp ở phía Đông và rìa phía Nam thị trấn Kobane nhưng vắng bóng ở khu vực phía Tây.
Lực lượng vũ trang người Kurd tên gọi Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) đang phải chịu áp lực lớn trong các cuộc xung đột hạng nặng để bảo vệ dân thường.
IS và lực lượng người Kurd vẫn giằng co xung quanh thị trấn chiến lược Kobane. Ảnh: ARA News
Các cuộc không kích của Mỹ và liên quân Ả Rập xung quanh khu vực Kobane cuối cùng cũng phát huy tác dụng. 5 cuộc tấn công vào IS ngày 6 và 7-10 khiến các tay súng thánh chiến phải chùn bước, không dám xâm nhập sâu hơn vào thành phố chiến lược của người Kurd ở miền Bắc Syria này. Ít nhất 4 xe quân sự của IS bị phá hủy và đã có thương vong được ghi nhận.
Video đang HOT
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 15 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình của người Kurd nhằm phản đối Ankara không hỗ trợ họ chống lại IS, đang hoành hành ở khu vực biên giới. Nhiều lần lấy lý do để không can thiệp quân sự giúp lực lượng người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu nhiều cuộc biểu tình từ đầu tháng 10 ở các tỉnh Diyarbakir, Mardin, Siirt, Mus, Van và Batman.
Người Kurd xô đổ hàng rào ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, đòi gia nhập lực lượng chống IS ở Kobane. Ảnh: EPA
Chính quyền Ankara đã ban hành lệnh giới nghiêm tại các tỉnh kể trên, đóng cửa trường học sau khi cơ sở hạ tầng ở các khu vực này bị đập phá gây hư hại nghiêm trọng. Những người tham gia biểu tình chủ yếu là người ủng hộ Đảng Công nhân người Kurd (PKK), bắt đầu tuần hành hôm 6-10 nhưng sau đó gia tăng thành bạo lực.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cũng dùng tới hơi cay và vòi rồng để giải tán người biểu tình ở Istanbul và Ankara.
Trong một nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng biên giới, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhiều lần điện thoại cho thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, yêu cầu tìm giải pháp dứt điểm cuộc xung đột. Chính quyền Washington cũng bày tỏ thất vọng về lời bào chữa không can thiệp quân sự của Ankara.
Theo Người Đưa Tin
Canada đưa chiến đấu cơ CF-18 Hornet sang Iraq không kích IS
Canada dự định sẽ gửi máy bay chiến đấu CF-18 Hornet sang Iraq tham gia không kích tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" - IS trong thành phần lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu.
Theo phóng viên Chinanews tại Toronto ngày 3-10 cho biết, trong phiên họp Hạ viện tại thủ đô Ottawa ngày 3-10, Thủ tướng Canada Harper đã tuyên bố không quân nước này sẽ tham gia chiến dịch không kích chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) tại Iraq kéo dài trong 6 tháng, nhưng không gửi bộ binh tham gia.
Thủ tướng Harper đã đệ trình lên Hạ viện phê chuẩn cho phép không quân Canada tham gia không kích nhóm vũ trang "Nhà nước Hồi giáo", theo đó sẽ cần 1 chiếc máy bay tiếp dầu CC-150 Polaris, 2 chiếc trinh sát CP-140 Aurora và một số binh sĩ thực hiện nhiệm vụ quân sự này.
Trong báo cáo, Thủ tướng Harper lên án mạnh mẽ hành động tàn nhẫn của nhóm vũ trang "Nhà nước Hồi giáo", đe dọa đến hòa bình đồng thời cũng bày tỏ quan điểm rằng, nếu cứ buông lỏng cho "Nhà nước Hồi giáo" phát triển, Canada sẽ bị uy hiếp vì vậy không thể bàng quan khoanh tay đứng nhìn.
Cách đây một tháng, Thủ tướng Harper khẳng định sẽ không triển khai lực lượng tác chiến trên bộ và tuyên bố quân đội Canada sẽ chỉ tham gia hỗ trợ nhiệm vụ an ninh trong cuộc xung đột ở Iraq, bao gồm vận chuyển vũ khí và hỗ trợ lực lượng an ninh ở miền Bắc nước này.
Theo Thủ tướng Harper, hiện nay tham gia và không kích "Nhà nước Hồi giáo" có các nước: Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Jordan, Saudi Arabia, Bahrain, các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE)... Ông Harper hy vọng, sau đợt tham gia này, vai trò của Canada có thể được nâng cao hơn.
Máy bay chiến đấu CF-18 Hornet của không quân Canada.
Thủ tướng Canada cho biết, nhiệm vụ không kích "Nhà nước Hồi giáo" ở Iraq của Canada sẽ được giới hạn trong phạm vi nước Iraq, bởi vì Canada chỉ có thể tiến hành không kích khi nước sở tại đồng ý với yêu cầu này của Canada. Hiện mới chỉ có Iraq đống ý cho phép các nước tiến hành hoạt động này.
Công ty phát thanh truyền hình Canada cho biết, tại phiên họp Hạ viện, Thủ tướng Harper đã đưa ra kiến nghị, bước đầu dự định gửi 6 chiếc máy bay chiến đấu CF-18 Hornet để tham chiến và để thực hiện nhiệm vụ này cần phải có 600 binh sĩ quân đội Canada. Tuy nhiên, quyết định này cần phải được thông qua trong phiên thảo luận của hạ viện Canada vào ngày 6-10 tới.
Theo tin tức Văn phòng Thủ tướng Harper thông báo, những chiến đấu cơ này có thể sẽ được bộ quốc phòng nước này triển khai đến Iraq trong vòng ba tuần tới. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ lần không kích đầu tiên của không quân Canada vào các cứ điểm của "Nhà nước Hồi giáo" sẽ diễn ra vào thời điểm nào.
Quốc hội Canada đang bất đồng sâu sắc về việc tham gia liên minh quốc tế chống IS do Mỹ đứng đầu, song phe bảo thủ chiếm đa số của Thủ tướng Harper tại Hạ viện dự kiến sẽ bật đèn xanh cho quyết định triển khai quân sự.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nước Mỹ đối mặt với thách thức an ninh mới đầy nguy hiểm Các cuộc không kích tại Iraq, vụ hai nhà báo Mỹ bị hành quyết một cách tàn bạo và dã man... đã phủ bóng đen lên lễ tưởng niệm 13 năm ngày xảy ra vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Sự trỗi dậy và không ngừng lớn mạnh của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã khiến nước Mỹ phải...