IS tấn công trường học, bắt cóc 120 học sinh
Lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã bắt cóc 120 học sinh ở thành phố Mosul (Iraq).
Thời báo Israel trích dẫn một nguồn tin ở Iraq cho biết các em học sinh với độ tuổi từ 12 đến 15 bị ép ra khỏi phòng học và di chuyển lên một chiếc xe quân sự của IS.
Các em học sinh này sẽ phải gia nhập IS và được huấn luyện thành chiến binh nhí. Những đứa trẻ có gia cảnh khá giả sẽ bị dùng như công cụ để IS đòi tiền chuộc.
Thành phố Mosul là thành phố chiến lược trong công cuộc đánh bại IS. Mosul hiện vẫn là thành trì vững chắc của quân IS từ khi quân khủng bố chiếm đóng thành phố vào tháng 6-2014.
Video đang HOT
Cư dân ở Amerli, người lớn và cả trẻ em, đang tích cực tham gia chống lại quân khủng bố IS
Mỹ, Canada, và các nước châu Âu sau đó đã liên quân tiến hành hỗ trợ quân đội cho chiến dịch đánh bại IS của người Kurd. Hiện nay, không quân Mỹ đang tập trung tấn công vào phía nam thành phố Tikrit trong khi quân đội Iraq và Shia tiến quân ra phía bắc, hướng về thành phố Mosul.
Đã có nhiều cuộc tấn công vào thành phố nhưng vẫn thất bại. Vấn đề ở đây là cần có sự giúp đỡ, sự liên kết từ quân đội Iraq, cộng đồng người dân ở Sunni và quân đội Mỹ và quân đồng minh.Quân đội Kurd đã đến biên giới thành phố Mosul và đang cố tiến quân vào trung tâm thành phố, Sunni Arab. Ngày 2-4-2015, tờ IBTimes UK trích dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Falah Mustafa cho biết thành phố Mosul là nơi trọng yếu trong công cuộc đánh bại IS ở Iraq.
Nhật Anh
Theo_PLO
Vì sao bọn khủng bố tấn công trường đại học Kenya?
Ngày 5-4, các máy bay Kenya đã ném bom hai trại của tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Shabab ở Somalia.
Đây là đòn đáp trả quân sự quy mô đầu tiên của Kenya kể từsau vụ trường đại học ở TP Garissa bị tấn công hôm 2-4 (vụ tấn công đẫm máu nhất ở Kenya sau vụ Al Qaeda tấn công đại sứ quán Mỹ năm 1998 làm 213 người chết).
Al-Shabab gần như mất chỗ đứng trong các thành phố và rút về hoạt động ở vùng nông thôn. Vậy tại sao chúng từ Somalia sang Kenya tấn công? Theo các chuyên gia, đầu tiên chúng muốn chứng minh không hề suy yếu sau khi thủ lĩnh Ahmed Abdi Godane bị tiêu diệt hồi tháng 9 năm ngoái. Kế tiếp, chúng xâm nhập Kenya dễ dàng bởi quân đội và cảnh sát Kenya khó kiểm soát biên giới do nạn tham nhũng hoành hành.
Chuyên gia Hervé Maupeu ở ĐH Pau (Pháp) ghi nhận Kenya tham gia quân đội Liên minh châu Phi tiêu diệt khủng bố ở Somalia, bọn Al-Shabab đã từng hăm dọa các nước Liên minh châu Phi, dù vậy chúng chỉ tấn công Kenya vì đây là mắt xích duy nhất suy yếu trong khu vực. Chúng né Ethiopia bởi quân đội Ethiopia mạnh và có kỷ luật. Chúng tránh Uganda và Burundi vì quá xa.
Trong khi đó, TP Garissa ở Kenya là trung tâm thương mại quan trọng giữa Somalia và Kenya. Kenya lại không đủ biện pháp ngăn chặn các phần tử Hồi giáo cực đoan len lỏi vào xã hội.
Chuyên gia Abdirashid Hashi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Heritage ở Somalia, nhận định chiến lược của bọn khủng bố là phá hoại ngành du lịch, gieo rắc hoảng sợ và mất đoàn kết trong dân Kenya. Chúng tấn công để Kenya phải rúng động rút quân khỏi Somalia nhằm củng cố an ninh trong nước.
Tại sao chúng lại chọn trường đại học? Chuyên gia Samuel Nguembock ở Viện Quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp nhận định chúng chọn trường đại học vì đây là nơi đào tạo lực lượng ưu tú của xã hội. Các chuyên gia tâm lý hình sự Emma Bradford và Margaret A. Wilson ở ĐH Liverpool (Anh) phân tích trường học là mục tiêu dễ bị tổn thương và tấn công vào trường học dễ gây cảm xúc mạnh.
Báo Daily Nation (Kenya)phân tích trường đại học ở Garissa có đầy đủ yếu tố để bọn khủng bố nhắm đến. Đó là trường đại học công lập duy nhất ở miền Bắc Kenya, trường chưa từng bị tấn công qua 11 vụ tấn công ở Garissa, trường nằm biệt lập cách thành phố 2 km và là nơi tập trung các sinh viên nhiều tôn giáo và nhiều sắc tộc.
Điều đáng tiếc là cơ quan tình báo Kenya đã nắm được thông tin trường đại học, nhà thờ Công giáo và siêu thị ở Garissa có thể bị tấn công. Tuy nhiên, thông tin này không được chuyển cho trường đại học trong khi trước đó nhà trường đã yêu cầu tăng cường bảo vệ nhưng không được đáp ứng. Và rồi thảm kịch đã xảy ra ngày 2-4! Trường hợp "biết mà không tránh" đã từng xảy ra trong vụ trung tâm thương mại Westgate ở Nairobi bị tấn công hồi tháng 9-2013 làm 67 người chết.
TNL
Theo_PLO
Hình ảnh khó quên về Sài Gòn 1972 của Kemper (1) Cụ binh Mỹ Kemper đã ghi lại những hình ảnh rất sinh động về Sài Gòn 1972 khi ông công tác ở thành phố này. Chốt gác của lính Mỹ bên ngoài căn cứ không quân Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn năm 1972. Quầy phục vụ trong USO (United Services Organizations, tổ chức phi lợi nhuận đưa các hoạt động giải trí...