IS sở hữu vũ khí sản xuất ở 25 quốc gia
Các khí tài hạng nặng và vũ khí cầm tay được các nước phương Tây chuyển tới Iraq sau năm 2003 nhiều khả năng bị rơi vào tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Các tay súng Nhà nước Hồi giáo ngồi trên xe tăng diễu hành trên đường phố Raqqa, Syria. Ảnh: AP
Dựa trên việc phân tích hàng nghìn video và hình ảnh, bản báo cáo của tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế rút ra kết luận rằng các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tiếp cận được với “một kho vũ khí lớn”, bao gồm những trang bị và đạn dược được chế tạo hoặc sản xuất tại hơn 25 quốc gia khác nhau. Vũ khí mà tổ chức này nắm giữ bao gồm các khẩu súng trường M16 của quân đội Mỹ, súng bắn tỉa của Nga và Áo hay súng máy của Trung Quốc, Bỉ, Independent hôm nay đưa tin.
Cũng theo báo cáo này, rất nhiều loại vũ khí mà IS chiếm dụng nhiều khả năng thuộc về lô hàng mà các nước phương Tây hỗ trợ lực lượng an ninh Iraq từ năm 2003 đến 2007. Quân khủng bố đoạt được chúng sau khi chiếm đóng các cơ sở quân sự tại Iraq.
Nhấn mạnh vào vai trò của Anh, bản báo cáo cho hay “một loạt vũ khí cầm tay và vũ khí hạng nhẹ” được xuất khẩu từ Bosnia và Herzegovina hay Serbi đến Anh vào năm 2005 – 2006, trước khi được “tái xuất khẩu” sang Iraq. Khoảng 20.000 vũ khí hạng nặng Trung Quốc cũng được xuất từ Anh sang Iraq vào đầu năm 2007 và phần lớn đều thất lạc sau đó.
“Việc nguồn vũ khí liên tục được tuồn vào Iraq trong nhiều thập kỷ đồng nghĩa IS như ‘chuột sa chĩnh gạo’ khi chiếm đóng những khu vực này. Thực tế phũ phàng là nhiều quốc gia, bao gồm cả Anh, đã vô tình trang bị vũ khí cho IS. Điều này khiến chúng ta phải cân nhắc đến việc tạm ngừng các thỏa thuận mua bán vũ khí hiện tại”, ông Oliver Sprague, giám đốc chương trình vũ khí của tổ chức Ân xá Quốc tế trụ sở ở Anh, nhận xét.
“Chúng ta cần xem xét kỹ các rủi ro và không nên chờ tới lúc viễn cảnh tồi tệ nhất xảy ra thì mới hành động để ngăn cản việc buôn bán vũ khí, vốn là căn nguyên của những tội ác tàn bạo”, Sprague khẳng định.
Theo báo cáo, nhiều vũ khí mà IS sử dụng tương đối hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết súng chúng sở hữu lại được sản xuất từ cách đây ít nhất một phần tư thế kỷ. Thứ vũ khí lâu đời nhất trong kho của IS được cho là một loại súng trường lên đạn từng viên xuất hiện từ Thế chiến I.
Video đang HOT
Anh “rất có trách nhiệm trong quá trình xuất khẩu vũ khí, đồng thời áp dụng một trong những hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt bậc nhất thế giới. Hoạt động của Daesh ở Syria và Iraq diễn ra trong bối cảnh an ninh tại đây hết sức lỏng lẻo, khiến hàng loạt vũ khí và phương tiện được lưu thông không có kiểm soát trong nhiều thập kỷ”, một quan chức chính phủ nói, sử dụng tên viết tắt bằng tiếng Arab của IS.
“Daesh chủ yếu chiếm đoạt vũ khí bằng cách cướp của phe đối lập hay lơi dụng các chợ đen ở địa phương và khu vực. Khả năng chúng giành thêm các khí tài từ tay lực lượng quân đội vẫn hiện hữu chỉ cho đến khi ta thực thi những giải pháp nhằm thu hẹp phạm vi hoạt động và xóa sổ nơi ẩn náu an toàn của chúng”, ông cho biết thêm
Ngọc Huyền
Theo VNE
Thảm cảnh đẩy người dân Syria vào vòng tay IS
Tuyệt vọng vì bị dồn vào đường cùng, nhiều người chấp nhận tham gia IS để có tiền trang trải cuộc sống và hưởng những đãi ngộ đặc biệt.
Các tay súng IS cưỡi xe tăng đi trên đường phố Raqqa. Ảnh: Reuters
Dù IS tuyên bố dùng luật Sharia để cai trị cái gọi là "nhà nước Hồi giáo" của mình, một lượng lớn thành viên gia nhập tổ chức khủng bố này không phải vì lí do tôn giáo, theo tiết lộ của một tay súng IS đào ngũ trong cuộc phỏng vấn với tờ Daily Beast.
Theo tay súng đào ngũ tự gọi mình là Abu Khaled này, tiền bạc là một trong những động lực chủ yếu hút các tay súng đến với IS. Sau khi gia nhập tổ chức, các thành viên sẽ được trả lương hậu hĩnh bằng USD thay vì đồng lira của Syria, với mức mà họ chưa từng mơ thấy trước đây.
"Tôi được IS trả tiền thuê nhà là 50 USD/tháng, tiền điện cũng được thanh toán. Vì đã kết hôn, tôi được nhận thêm 50 USD phần của vợ. Nếu bạn có con, bạn được nhận thêm 35 USD cho mỗi đứa. Nếu bạn còn bố mẹ, bọn chúng trả thêm 50 USD cho mỗi người. Các khoản phúc lợi rất hậu hĩnh", Khaled, người từng làm việc trong ban an ninh của IS và huấn luyện các chiến binh nước ngoài, nói.
Những khoản tiền này không chỉ dành riêng cho các tay súng trong tổ chức. Bất kỳ thành viên nào của IS, từ công nhân xây dựng cho đến bác sĩ, đều nhận được những khoản trợ cấp tương tự.
Khaled cho biết ở đất nước bị chiến tranh tàn phánhư Syria, những khoản thu nhập này thực sự khiến người ta phát cuồng, bởi có những người không kiếm đủ tiền để nuôi gia đình họ, hoặc có những người đơn giản là hy vọng trở nên giàu có.
"Tôi biết một anh thợ nề từng nhận được 1000 lira/ngày (khoảng 4,5 USD). Số tiền này chẳng đáng là bao. Sau khi gia nhập IS, anh ta kiếm được 600-700 USD/tháng, trong đó tiền trợ cấp cho bản thân anh ta là 100 USD, 50 USD cho vợ và 35 USD cho đứa con. Anh ta đã từ bỏ nghề thợ nề, cầm súng chiến đấu cho IS, tất cả là vì tiền", Khaled cho biết.
Nhiều người Syria khác chạy trốn khỏi sự cai trị của IS xác nhận thông tin của Khaled đưa ra là đúng và khẳng định rằng một cách dễ dàng để trở nên giàu có và nâng cao địa vị dưới chế độ IS là gia nhập tổ chức.
"Không có việc làm nên bạn phải gia nhập IS để sinh tồn. Có rất nhiều người buộc phải gia nhập tổ chức vì đói nghèo" , Yassin al-Jassem, một người tị nạn Syria từng sống gần sào huyệt Raqqa của IS, chia sẻ trải nghiệm với tờ Washington Post.
Nền kinh tế kiểu thời chiến
Theo Newsweek, sự chênh lệch về chất lượng cuộc sống của những người sống dưới sự cai trị của IS đang càng ngày càng lớn. Các thành viên của IS được cấp lương thực, miễn phí chăm sóc y tế và có căn hộ mơ ước. Ngược lại, những người không chịu gia nhập tổ chức của chúng hầu như không có tiền sinh hoạt trong khi vật giá liên tục leo thang.
IS đủ khả năng chi trả cho các thành viên của tổ chức thông qua 4 nguồn thu nhập chính: dầu mỏ, cổ vật cướp được, đánh thuế người dân, và tiền chuộc những người bị chúng bắt cóc.
Các tay súng IS được hưởng các đãi ngộ vật chất hơn hẳn so với dân thường. Ảnh:Vice
Chúng kiểm soát và duy trì hoạt động một loạt giếng dầu ở Iraq và phần lớn các khu vực khai thác dầu mỏ ở Syria. Điều này giúp chúng kiếm được một khoản thu nhập ổn định từ việc bán dầu lậu để duy trì hoạt động hàng ngày. NYTimes ước tính IS kiếm được tới 40 triệu USD/tháng thông qua các hoạt động có liên quan đến dầu.
Theo Foreign Policy, IS cũng kiếm tiền thông qua việc tống tiền và đánh thuế người dân dưới chế độ của mình. Chúng đánh thuế hầu như mọi hoạt động của nền kinh tế nhằm trang trải chi phí cho việc phát động chiến tranh trên nhiều mặt trận cùng lúc.
IS đánh thuế những phiến quân cướp phá các địa điểm khảo cổ, buộc những người không theo đạo Hồi phải đóng thuế tôn giáo, và tất cả những người sống trong lãnh thổ do IS kiểm soát đều phải đóng thuế phúc lợi cơ bản và thuế thu nhập để ủng hộ các tay súng. Tất cả phương tiện qua lại lãnh thổ do IS kiểm soát, kể cả xe chở thực phẩm cho những người dân, đều phải đóng các loại thuế lên tới hàng trăm USD.
Nền kinh tế kiểu thời chiến này đồng nghĩa với việc IS gần như không có tiền để cải thiện cuộc sống của những người bị ép phải sống dưới sự cai trị của chúng. Tuy nhiên, theo Khaled, IS vẫn tìm ra nguồn tài chính để tiến hành các hoạt động quân sự và khích lệ các tay súng tham gia tổ chức.
"Lý do khiến người ta gia nhập IS là vì họ khát tiền và muốn đấu tranh sinh tồn ở Syria, nơi người dân ngày càng tuyệt vọng với cuộc chiến tàn phá nền kinh tế, chứ không phải vì niềm tin tôn giáo hay ý thức hệ gì", Khaled nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
IS có thu nhập 80 triệu USD mỗi tháng Kết quả phân tích thông tin tình báo từ các nguồn mở do trung tâm nghiên cứu IHS (Mỹ) tiến hành cho thấy nguồn thu nhập của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hàng tháng khoảng 80 triệu USD. Phiến quân IS diễu hành trên đường phố Raqqa, Syria tháng 6.2015 - Ảnh: Reuters Số tiền này có được là nhờ thu...