IS phản công bằng khí độc buộc quân đội Syria phải rút khỏi Raqqa
Các lực lượng vũ trang Syria đang ở thế thắng khi mới đây vừa giành được mỏ dầu Thawrah, gần sân bay chiến lược quân sự Tabaqa, phía tây Raqqa. Tuy nhiên, vụ phản công bằng khí độc của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng buộc quân đội Syria phải rút khỏi khu vực họ vừa giành được quyền kiểm soát.
Quân đội Syria giao tranh với khủng bố IS tại Raqqa-Tabqa.
Chiến thắng của quân đội Syria không kéo dài được bao lâu khi IS bất ngờ triển khai trận đánh phản công quy mô lớn dọc theo đường Sukhanah-Tabaqa. Các phiến quân IS đã tấn công bằng tên lửa tự chế chứa khí độc gây tổn hại thần kinh, khiến hàng chục binh sĩ bị thương. Hoạt động này của IS buộc quân đội Syria phải rút lui 12 km về phía nam căn cứ không quân Tabaqa. Sau đó, khủng bố IS đã mở một cuộc phản công trên diện rộng, buộc lực lượng chính phủ Damascus phải rút lui thêm, trang Al- Masdar News đưa tin cho biết.
Theo một nguồn tin quân sự, trong cuộc chiến này, 23 binh sĩ đã thiệt mạng, 49 binh sĩ bị thương và hàng chục người khác đang mất tích.
Video đang HOT
Tại thời điểm này, tất cả lực lượng Syria tham gia chiến dịch giải phóng Raqqa đang tập trung ở Athrya, cách phía đông bắc Hama gần 100 km. Hiện lực lượng này được lệnh ở chế độ chờ đợi, không có kế hoạch tiếp tục tấn công nào, phóng viên Al-Masdar News cho biết.
Mặc dù binh lực và hỏa lực của quân đội Syria được cho là có ưu thế vượt trội hơn hẳn IS và các lực lượng Hồi giáo cực đoan, nhưng khi lực lượng vũ trang Syria bị IS phản kích, mà họ không nhận được sự yểm trợ của không quân Nga, thì binh lính Damascus rất dễ buông bỏ trận địa, trang Al-Masdar News nhận định.
Theo_An ninh thủ đô
Bị truy quét gắt gao, tàu cá Trung Quốc rút khỏi vùng biển liên Triều
Tất cả tàu đánh cá của Trung Quốc đã rút khỏi vùng biển trung lập giữa Hàn Quốc và Triều Tiên tại khu vực cửa sông Hàn, sau khi các lực lượng của quân đội Hàn Quốc và Bộ Chỉ huy Liên Hiệp Quốc bắt đầu đợt truy quét chung hôm 10-6.
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 13-6 đưa tin thông cáo báo chí của JCS viết: "Tới chiều 13-6, tất cả tàu đánh cá của Trung Quốc đã rút khỏi khu vực trên". Tuy nhiên, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ (JCS) cho biết hoạt động truy quét vẫn được tiến hành vào chiều cùng ngày để đề phòng khả năng tàu cá của Trung Quốc quay lại hoạt động tại vùng biển này.
Một quan chức Hàn Quốc cho biết thêm lực lượng quân cảnh nước này cũng dự định sẽ duy trì tình trạng sẵn sàng triển khai thêm một khoảng thời gian nữa để đề phòng khả năng tàu Trung Quốc quay lại.
Tàu cá Trung Quốc. (Nguồn: IB Times)
Đợt truy quét này là hoạt động chung đầu tiên giữa Hàn Quốc và Bộ Chỉ huy Liên Hiệp Quốc tại vùng biển trung lập giữa hai miền Triều Tiên kể từ khi khu vực này được xác định là vùng giới tuyến trong thỏa thuận ngừng bắn chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Tháng 6 hằng năm là cao điểm của mùa đánh bắt ghẹ ở khu vực này và các tàu cá của Trung Quốc thường hoạt động trái phép tại đây.
Trước đó, theo Stripes,ngày 10-6,chiến dịch xua đuổi tàu cá Trung Quốc kéo dài gần bốn giờ đồng hồ với sự tham gia điều hành của lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc và các đại diện Bộ Chỉ huy Liên Hiệp Quốc. 10 tàu cá Trung Quốc đã bị đuổi khỏi lãnh hải Hàn Quốc trong ngày 10-6.
Thông cáo của Bộ Chỉ huy Liên Hiệp Quốc cho biết việc xâm nhập của các tàu cá Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận đình chiến năm 1953 kết thúc chiến tranh Triều Tiên kéo dài ba năm và chia đôi bán đảo Triều Tiên.
NGỌC NHƯ
Theo_PLO
Tàu sân bay Ấn Độ rò rỉ khí độc gây chết người Hai người đã thiệt mạng do hít phải khí độc thoát ra từ bộ phận xử lý nước thải trên tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ. Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ. Ảnh: Indianexpress Ngày 10/6, trong khi bảo dưỡng bộ phận xử lý nước thải trên tàu sân bay INS Vikramaditya tại cảng Karwar, Ấn Độ, hai người...