“IS phá hủy di tích văn hóa là tội ác chiến tranh”
Ông Ban Ki-moon đã có cuộc họp hôm thứ Sáu với Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova và thảo luận về việc IS phá hủy di tích ở Iraq
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon lên án việc các chiến binh “Nhà nước Hồi giáo” (IS) phá hủy những di tích cố đô của nhà nước Assyria cổ đại ở gần thành phố Nimrud, Iraq và cảnh báo rằng những hành động tương tự là tội ác chiến tranh.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon (Ảnh Reuters)
“Việc phá hủy có chủ ý những di sản văn hóa chung của chúng ta là tội ác chiến tranh và là cuộc tấn công vào toàn thể nhân loại nói chung”,- trong tuyên bố nhấn mạnh.
Theo cơ quan báo chí, ông Ban Ki-moon đã có cuộc họp hôm thứ Sáu với Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova và thảo luận với bà về những sự kiện gần đây ở Iraq. Tổng thư ký LHQ ủng hộ lời kêu gọi của bà đến toàn cộng đồng quốc tế không cho phép xảy ra việc tiếp tục phá hủy có hệ thống các di tích văn hóa, cũng như ngăn chặn buôn bán trái phép những vật thể có giá trị lịch sử./.
Video đang HOT
Theo_VOV
Bí mật ớn lạnh về kho chất độc rợn người ở Iraq
Các lính thủy đánh bộ canh gác kho vũ khí hóa học của Saddam Hussein ở Iraq vừa tiết lộ về sự hiện diện của một boongke bí ẩn, gọi là trứng rồng.
Những binh sĩ gác kho vũ khí hóa học này cho biết, boongke "trứng rồng" là một nơi mà vô cùng đáng sợ, nơi cất giữ phần lớn số chất độc gây tê liệt thần kinh nguy hiểm nhất của Saddam.
Ảnh: Getty
Boongke hình chữ X, được bao bọc bằng xi măng và trùm trong bí ẩn, là một trong hai hầm ngầm được canh gác cẩn mật, khác hẳn những hầm ngầm tạo nên khu vực chứa vũ khí của Saddam, theo Joshua Hartley, người từng đóng quân tại đây năm 2008. Người lính này cho hay, đó là khu vực bị hạn chế.
Các binh sĩ Mỹ đứng gác tại tòa nhà quốc gia Muthanna không bao giờ được phép vào bên trong một khu vực rộng khoảng 776 ha, nơi có tới 4.000 tấn chất độc Sarin được sản xuất mỗi năm.
Cựu lính gác Joshua Hartley tiết lộ với phóng viên Paul Alster của Fox News rằng, anh ta luôn có cảm giác về những điềm gở bao trùm một boongke hình chữ X - hiện đang nằm trong tay các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo.
"Chúng tôi biết có một hầm ngầm đặc biệt ở phía bắc của Al Muthanna, nơi được niêm phong kín và được giám sát từ xa", Hartley, thuộc đội vũ khí của Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn lính thủy đánh bộ số 2, nói.
"Chúng tôi không tiếp cận và chắc chắn là không cố vào đó".
Bất chấp những tuyên bố trái chiều về số vũ khí được cất giữ tại "trứng rồng", Hartley khăng khăng cho rằng, đó là nơi sản xuất chất lỏng gây tê liệt thần kinh. Hartley quả quyết như vậy sau khi đội của người này được lệnh làm sạch khu vực xung quanh.
"Khi bắt đầu tìm kiếm, chúng tôi tìm thấy một kho cực lớn các quả pháo 105mm chứa đầy khí mù tạt. Tôi luôn thắc mắc tại sao phát hiện đó chưa bao giờ là một tin lớn, như nhiều vụ việc khác. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ về sự hiện diện của các vũ khí sinh hóa học ở Iraq", Hartley nói.
Một lính thủy đánh bộ khác cho hay, khi nhặt một quả đạn pháo lên, anh ta có thể nghe thấy tiếng chất lỏng va đập bên trong nó".
Theo Liên Hợp Quốc (LHQ), khu vực này từng bị Mỹ đánh bom trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 song kho đạn này chỉ bị hủy một phần, phần còn lại do Iraq canh gác.
Tuy nhiên, hồi mùa hè, khi viết thư cho LHQ, giới chức Iraq cho biết, những vũ khí bị bỏ lại, gồm cả sarin, hiện vẫn được cất giữ trong khu nhà đổ nát Muthanna, nơi sản xuất vũ khí hóa học trong những năm 1980 và đầu 1990.
Hiện giờ, kho vũ khí hóa học này đang nằm trong tay phiến quân IS. Đại sứ Iraq tại LHQ Mohamed Ali Alhakim cho biết, một nhóm khủng bố có vũ trang đã chiếm Muthanna, cách Baghdad hơn 100 km về phía bắc, hôm 11/6.
Trong lá thư gửi Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon, Đại sứ Mohamed Ali Alhakim viết rằng, những gì còn sót lại của chương trình vũ khí hóa học cũ hiện được cất trong hai hầm ngầm ở đây.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
"Giàn khoan" thành điểm nóng trong cuộc họp báo của LHQ Tại cuộc họp báo của Liên hợp quốc ngày 9/5 ở New York, có ba phóng viên quốc tế của Nhật Bản, Nga và Mỹ đã đặt câu hỏi về tình hình mới đây tại Biển Đông. Người phát ngôn Liên hợp quốc Farhan Haq Trả lời câu hỏi về quan điểm của Liên hợp quốc về việc Việt Nam hay Trung Quốc...